BÀI TẬP VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT NAM

Thứ tư - 28/10/2020 10:30
Câu 1:
Trình bày những chuyển biến của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. Một số khó khăn và thách thức
TL:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
a. Những chuyển biến nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới:
  • Cơ cấu ngành:…
  • Cơ cấu lãnh thổ :…
  • Cơ cấu thành phần:…
  • Đổi mới về đường lối chủ  trương chính sách phát triển kinh tế
    • Xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp
    • Hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phát triển SX theo quy luật cung cầu
    • Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, dân chủ hóa nền kinh tế
    • Xây dựng hệ thống kinh tế mở: Mở rộng mối quan hệ thị trường trong nước và giữa nước với nước ngoài.
    • Có chính sách thu hút vốn đầu tư, chính sách thuế,  thu hút nguồn lao động…
  1. Một số khó khăn , thách thức

Câu 2 (V1 2009-2010)
  1. Phân tích tình hình phát triển sản xuất cây lương thực hiện nay của nước ta?
  2. Tại sao việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa và phát triển nông nghiệp?
TL:
a. Tình hình phát triển SX Cây lương thực ở nước ta:
    1. Cơ cấu:
    • Cơ cấu ngành : Bao gồm các loại cây lúa, ngô, khoai, sắn…
Giá trị: chiếm 61 % giá trị SX ngành trồng trọt đang giảm dần tỉ trọng trong đó cây lúa chiếm 80% diện tích, sản lượng cây lương thực.
    • Cơ cấu lãnh thổ: hình thành 2 vùng trọng điểm lúa ở ĐBSCL, ĐBSH
    • Cơ cấu thành phần: : Nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu  tư  nước ngoài
    1. Tình hình phát triển, phân bố:
  • Diện tích gieo trồng, sản lượng, năng suất cây lương thực  ngày càng tăng
  • Lúa là cây trồng chính
        • Diện tích lúa tăng nhanh từ 6,0 triệu ha năm 1990 lên 7,5 triệu ha năm 2002
        • Năng suất lúa tăng  nhanh từ  31,8 tạ/ ha năm 1990  lên 45,9 tạ/ha năm 2002
        • Sản lượng lúa cũng tăng nhanh từ 19,2 triệu tấn năm 1990 lên 34,4 triệu tấn năm 2002
        • Cây lúa phân bố rộng khắp trên đất nước ta:
  • Tập trung ở đồng bằng, ven biển;
  • Hình thành 2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là ĐBSCL và ĐBSH
    • Còn có sắn trồng chủ yếu ở vùng đồi, núi
    • Ngô, khoai lang trồng chủ yếu ở các vùng trung du, đồng bằng
    • Bình quân lương thực có hạt ngày càng tăng từ  363,1 kg/ người năm 1995 lên 463,6 kg/ người năm 2002, hiện nay khoảng 470kg/người/ năm
        • Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái  Lan
=> Đạt được những thành tựu trên là nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh: thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ khí hóa trong tạo nhiều giống mới tốt, tăng vụ…
b. Việc đảm bảo  an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa phát triển nông nghiệp vì:
        • An toàn lương thực tạo điều kiện để quy hoạch ổn định và phát triển diện tích cây công nghiệp, cây rau quả, diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi và diện tích nuôi trồng thủy sản
        • An toàn lương thực đảm bảo nhu cầu thiết yếu nuôi sống con người hàng ngày
        • An toàn lương thực cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi
        • An toàn lương thực góp phần tạo ra mặt hàng xuất khẩu
        • An toàn lương thực tạo điều kiện bổ sung  nguồn lao động cho các ngành khác, 
Câu 3:
Cho bảng số liệu: Giá trị SX ngành trồng trọt. Đơn vị: Tỉ đồng
Năm Tổng số Lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả Rau đậu và cây khác
1990 49 604,0 33 289,6 6 692,3 5 028,5 4 593,6
1995 66 183,4 42 110,4 12 149,4 5 577,6 6 346,0
2000 90 854,2 55 163,1 21 782,0 6 105,9 7 807,2
2005 107 897,6 63 852,5 25 585,7 7 942,7 10 516,7
        1. Vẽ biểu đồ  thể hiện cơ cấu giá trị SX trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2005
        2.  Nêu nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng , sự thay đổi cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt từ năm 1990-2005
TL
  1. Xử lí số liệu; Vẽ 2 hình tròn  bán kính năm sau lớn hơn năm trước
  2. Nhận xét và giải thích:
    1. Nhận xét:
    • Tổng giá trị SX ngành trồng trọt tăng nhanh (d/c)
    • Giá trị  SX của các ngành nhỏ cũng tăng (d/c)
    • Cơ cấu giá trị SX các ngành  trồng trọt có sự thay đổi:
      • Tỉ trọng giá trị sx clt, cây ăn quả giảm (d/c)
      • Tỉ trọng giá trị CCN tăng  nhanh (d/c)
      • Tỉ trọng cây rau đậu và cây khác có tỉ trọng tăng chậm hơn (d/c)
    • Cơ cấu giá trị sx  các ngành trồng trọt còn chênh lệch nhau lớn:
  • Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất: (d/c)
  • Cây CN chiếm tỉ trọng TB (d/c)
  • Cây ăn quả, rau đậu và các cây trồng khác chiếm tỉ trọng nhỏ: (d/c)
    1. Giải thích:
    • Tỉ trọng clt cao nhưng giảm vì nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển clt và hiện nay sx lương thực đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho cả nước và còn có để xuất khẩu
    • Nước ta có điều kiện phát triển CCN, nó đang được chú trọng phát triển theo quy mô lớn
    • Phát triển CCN thúc đẩy CNCB phát triển, góp phần đa dạng hóa  mặt hàng xuất khẩu có giá trị
    • Cây rau đậu và cây khác được phát triển nhanh vì dân số tăng nhanh nhu cầu tiêu dùng, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng. Nước ta lại có điều kiện thuận lợi phát triển  cây rau đậu nhất là ở vùng ĐBSH trồng rau vụ đông đã trở thành vụ chính
Câu 4:
Phân tích thực trạng phát triển sản xuất và phân bố nông nghiệp của nước ta trong thời kì đổi mới?
Câu 5 (V12008-2009):
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta hiện nay? (Phần nội dung học)
Câu : 
Cho bảng số liệu: diện tích gieo trồng lúa nước ta qua các năm. Đơn vị: nghìn ha
Năm Tổng Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
1990 6041 2073 1215 2753
1995 6764 2421 1742 2601
2000 7665 3013 2292 2360
2003 7451 3022 2320 2109
2006 7323 2988 2323 2012
        1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta theo vụ và chỉ số phát triển tổng diện tích gieo trồng lúa từ năm 1990-2006
        2. Hãy rút ra nhận xét cần thiết

                                                                               
Câu 6
Dựa vào bảng số liệu: Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa sau đây:
                                                     Năm
Tiêu chí
1980 1985 1990 1999 2002
Diện tích 5600 5850 6043 7225 7504
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 20,8 23,8 31, 8 39, 4 45, 9
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 13,9 19,2 28,5 34,4
Sản lượng lúa bình quân đầu người (kg) 217 230 291 370 432
 
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa diện tích, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta từ năm 1980-2002
  2. Qua biểu đồ nhận xét và giải thích tình hình sản xuát lúa gạo ở nước ta
Câu 7:
     Dựa vào bảng số liệu về diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
 Nhóm cây                                                  Năm  1990 2002
Cây lương thực 6474,6 8320,3
Cây công nghiệp 1199,3 2337,3
Cây thực phẩm và ăn quả 1366,1 2173,8
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm cây trồng nước ta năm 1990 và năm 2002
  2. Nhận xét và giải thích tình hình chuyển biến
Câu 8:
     Cho bảng số lượng của gia súc gia cầm
Năm Trâu (nghìn con) Bò (nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con)
1990 2854,1 3116,9 12260,4 107,4
1995 2962,8 3638,9 16306,4 142,1
2000 2897,2 4127,9 20193,8 196,1
2002 2814,5 4062,9 23169,5 233,3
  1. Vẽ biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm từ năm 1990-2002 (lấy năm 1990 là 100%)
  2. Nhận xét và giải thích tình hình tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm nước ta trong thời gian trên
                                                                                                                                    
Câu 9 :
Bằng kiến thức địa lí em hãy chứng minh ngành công nghiệp Việt Nam có cơ cấu khá đa dạng?
TL:   Cơ cấu ngành: 
    • Cơ cấu theo ngành
  • Đa dạng , có nhiều ngành  từ  công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ :
    • CN Khai thác nhiên liệu: than, dầu mỏ, khí đốt
    • CN Điện: nhiệt điện, thủy điện
    • CN Luyện kim : đen, màu
    • CN Cơ khí, điện tử
    • CN Hóa chất,
    • CN SXVLXD, …
    • CBLTTP,
    • SX hàng tiêu dùng…
    • CN chế biến lâm sản…
    • Đã hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: (Hình 12.1)
        • Cơ cấu lãnh thổ:
  • Phân bố rộng khắp;
  • Hình thành các số trung tâm: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đồng Nai,… số vùng công nghiệp lớn: …
  • Tập trung lớn nhất ở ĐBSH, ĐNB
        • Cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Có nhiều thành phần: Nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 10:
  1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp?
  2. Ngành CN CBLTTP có những phân ngành chính nào? Tại sao nói (chứng minh) ngành công nghiệp CBLTTP là ngành CN trọng điểm?
     TL:
  1. Các nhân tố  ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước                ta là: (Thi KSCL: 2008-2009)
    1. Cỏc nhõn tố tự nhiờn
  • Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là cơ sở nguyên liệu nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành:
    • Khoáng sản có nhiều loại :
      • Nhiên liệu: than, dầu khí…  => phát triển CN năng lượng, hóa chất
      • Kim loại: sắt, mangan, crom, thiếc…=>…LK đen, màu
      • Phi kim loại: Apatit, Pirit, phôtphorit… =>…hóa chất, phân bón
      • Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi, cát…=>….SX VLXD
    • Nguồn thủy năng sông suối dồi dào=> phát triển CN thủy điện
    • Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển có nhiều  thuận lợi phát triển ngành nông ,lâm ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho CNCB nông lâm thủy sản  phát triển
  • Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (d/c).
  • Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng(d/c)
     Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên nước ta có một số khó khăn đối với sự phát triển CN:
  • Đa số các loại K/S có trử lượng nhỏ, phân tán…
  • Một số tài nguyên có nguy cơ bị can kiệt, môi trường ô nhiểm
    1. Các nhân tố kinh tế xã hội
  • Dân cư và lao động.
            • Đông, dồi dào (d/c), trẻ, có khả năng tiếp thu KHKT nhanh, giá công lao động rẽ.
            • Chất lượng lđ đang được cải thiện
  • Tạo ra thị trường trong nước rộng lớn
  • Thuận lợi phát triển ngành công nghiệp cần nhiều lao động và 1
     số ngành công nghệ cao  và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • Chất lượng lao đông chưa cao, tỉ trọng lđ trong công nghiệp còn thấp
  • Cơ sở vật chất kỷ thuật và  cơ sở hạ tầng
  •  Đang được cải thiện nâng cấp
          bao gồm: GTVT, điện, nước, nhà xưởng, máy móc, thiết bị…
  • Trình độ công nghệ thấp, chưa đồng bộ.
  • Hiệu quả sd thiết bị chưa cao
  • Mức tiêu hao năng lượng nguyên liệu lớn
  • Phân bố tập trung ở một số vùng.
  • Chính sách phát triển công nghiệp
  • Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư.
  • Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới  chính sách đối ngoại, cơ chế quản lí
  • Thị trường
  • Ngày càng mở rộng
  • Sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
  • Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu:
  1. Ngành CBLTTP có những phân ngành chính:
    1. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
  • Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp: 24,4%.
  • Cơ cấu đa dạng:
    • CBSP trồng trọt: xay xát, sấy khô hoa quả, chế biến chè, cà phê……
    • CBSP chăn nuôi: thịt, trứng, sữa, làm đông lạnh, thịt hộp…
    • CBSP thủy sản: động lạnh, sấy khô, làm nước mắm…
    • CBSP lâm sản: măng, nấm, mộc nhỉ…
  • Phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng,
    1. CN CBLTTP trở thành CN trọng điểm vì:(V2 năm 2007-2008)
      • Công nghiệp trọng  điểm là ngành:
        • Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp
        • Có thế mạnh phát triển lâu dài
        • Đem lại hiệu quả kinh tế cao
        • Có tác động mạnh đến  các ngành  kinh tế khác
      • CNCBLTTP là ngành CN trọng điểm của nước ta vì:
  • CNCBLTTP là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị SX ngành CN: 24,4% năm 2002
  • Ngành này có thế mạnh phát triển lâu dài:
    • Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành nông- lâm- ngư nghiệp tạo nguồn nguyên liệu tại chổ dồi dào 
    • Nước ta có nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu cần nhiều lao động của ngành
    • Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn
  • Ngành này đem lại hiệu quả kinh tế cao: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần thiết trong nước và xuát khẩu thu ngoại tệ
  • Tác động mạnh đến sự phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp: Vì nó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển
Câu 11:
  1. Dựa vào yếu tố nào để xác định ngành công nghiệp trọng điểm?
  2. Vì sao ngành công nghiệp năng lượng lại trở thành ngành CN trọng điểm của nước ta
TL:
  1. Các yếu tố để xác định CN trọng điểm:
        • Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp
        • Có thế mạnh phát triển lâu dài
        • Đem lại hiệu quả kinh tế cao
        • Có tác động mạnh đến  các ngành  kinh tế khác
  2. Ngành CN năng lượng trở thành CN trọng điểm vì:
  • Đây là ngành chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu giá trị ngành công nghiệp
    • Ngành CN năng lượng bao gồm các phân ngành:
    • Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Than, dầu mỏ, khí đốt… (còn có ngành lọc dầu)
    • CN điện: Thủy điện và nhiệt điện
    • Nước ta có thế mạnh lâu dài  để phát triển ngành CN năng lượng: 
      • Có nhiều khoáng sản với trử lượng lớn: Than, dầu mỏ, khí đốt
      • Có nguồn thủy năng dồi dào phát triển thủy điện
    • Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần thiết cho người dân và để xk
    • Thúc đẩy tiến trình CNHHĐH đất nước, cung cấp năng lượng cho các ngành CN phát triển

Câu 12:
       Sắp xếp thứ tự các ngành  công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ ? Vì sao CNCBLTTP là ngành CN trọng điểm?
TL:
  1. Sắp xếp  thứ tự các ngành  công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ
  2. CNCBLTTP là ngành CN trọng điểm
Câu 13:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành sản xuất công nghiệp nước ta?
Câu 14:
Cho bảng số liệu giá trị SX CN nước ta theo nhóm A và nhóm B thời kì 1980-1998 (Đơn vị: %)
Năm 1980 1985 1990 1995 1998 2002
Toàn ngành 100 100 100 100 100 100
Nhóm A 37,8 32,7 28,9 34,9 45,1 56,1
Nhóm B 62,2 67,3 71,1 65,1 54,9 43,9
  1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện  cơ cấu giá trị SXCN nước ta và nhận xét
  2. Giải thích vì sao tỉ trọng giá trị SXCN  nhóm B cao hơn nhóm A và tỉ trọng nhóm B ngày càng giảm
Câu 15 :
       Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế. Ngành dịch vụ nước ta phát triển nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội.
       Anh chị hãy phân tích vai trò và tình hình phát triển của ngành dịch vụ hiện nay ở nước ta.
  1. Vai trò ngành  dịch vụ:
    • Tạo ra mối quan hệ về  kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài
    • Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành SX
    • Tiêu thụ sản phẩm của các ngành sx
    • Thu hút lao động, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân
  2. Tình hình phát triển:
    • Phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực: đáp ứng nhu cầu cơ bản của sx và đời sống
    • Ngành chiếm tới 25% lao động của cả nước, đóng góp 38,5% giá trị thu nhập GDP
    • Phân bố rộng khắp từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn
    • Phân bố không đồng đều: Tập trung phát triển ở các vùng đồng bằng, các thành phố lớn, còn thưa thớt ở vùng miền núi, nông thôn

Câu 16:
  1. Vai trò ngành thương mại?
  2. Đặc của ngành ngoại thương của nước ta trong thời kì đổi mới?
 a. Câu 17a (V1-2006-2007)
 b. Đặc của ngành ngoại  thương của nước ta trong thời kì đổi mới
  • Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, nhập siêu giảm dần
  • Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi;  Tỉ trọng giá trị  xuất khẩu hàng công nghiệp và khoáng sản cao hơn hàng nông –lâm- thủy sản
  • Nhập siêu thay đổi về tính chất, hàng nhập chủ yếu là máy móc và những nguyên, nhiên liệu cần cho sự nghiệp hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
  • Thị trường mở rộng theo hướng đa phương hóa . Hiện nay nước ta buôn bán  mạnh nhất với thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương
Câu 17 V1 2009-2010:
Vai trò của ngành thương mại? Đặc điểm của ngành nội thương nước ta trong thời kì đổi mới?
  1. Vai trò ngành của ngành thương mại.
  • Là ngành kinh tế quan trọng
    • Kích thích thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
    • Đảm bảo lưu thông hàng hóa đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội
    • Tạo điều kiện cho sự hình thành và mở rộng thị trường hàng hóa, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
  • Phục vụ nhu cầu nhân dân
  • Góp phần tạo ra việc làm cho lao động từ đó ổn định an ninh chính trị, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân.
  • Tạo mối quan hệ giao lưu kinh tế , xã hội  giữa các vùng trong cả nước và giữa nước ta với nước ngoài.
  1. Đặc điểm của ngành nội thương nước ta trong thời kì đổi mới
  • Cả nước ta là một thị trường thống nhất
  • Hàng hóa dồi dào, tự do lưu thông
  • Hệ thống các chợ, các cơ sở dịch vụ buôn bán rộng khắp, quy mô ngày càng mở rộng
  • Đa dạng về thành phần kinh tế tham gia hoạt động nội thương
  • Sức mua tăng nhanh kể cả hàng hóa phục vụ SX và tiêu dùng
  • Phân bố vẫn không đồng đều: Tập trung phát triển ở các đồng bằng, ven biển, các đô thị và khu công nghiệp; Kém phát triển ở vùng miền núi, cao nguyên và nông thôn.
Câu 18: V3 2008-2009:
  1. Phân tích vai trò, điều kiện phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta?
  2. Những chuyển biến về cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải nước ta trong hai chục năm qua? Vì sao có sự thay đổi đó?
    1. * Vai trò phát triển GTVT nước ta:
  • Là mạch máu của nền kinh tế, xã hội đất nước
  • Tạo ra mối liên hệ kinh tế trong nước và  nước ta với nước ngoài: Vận chuyển hàng hóa, hành khách, nguyên vật liệu phục vụ đời sống nhân dân
  • Tạo cơ hội các vùng khó khăn phát triển,
  • Thúc đẩy các ngành, các vùng kinh tế phát triển
  • Góp phần GQVL, nâng cao thu nhập và CLCS cho người dân 
     * Điều kiện để phát triển ngành GTVT
  • Điều kiện tự nhiên:
    • Địa hình: Dãi đồng bằng kéo dài theo chiều Bắc Nam, đồi núi thấp chủ yếu , nhiều thung lũng hướng đông tây, biển rộng, nhiều vũng vịnh để xây dựng hải cảng…
    • Khí hậu: Nhiệt đới ẩm
    • Sông ngòi dày  đặc, nhiều nước
  • Điều kiện kinh tế xã hội:
  • Dân số đông nhu cầu đi lại nhiều
  • Nền kinh tế đang phát triển, kích thích giao thông phát triển, góp phần đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông
  • Đường lối mở cửa, mỏ rộng quan hệ với thế giới
b.  *  Những chuyển biến về cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại
      hình  vận tải trong 2 chục năm qua:
    • Tỉ trọng các ngành vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không tăng, Tỉ trọng   các ngành vận tải đường sắt, đường sông giảm
    • Tỉ trong đường bộ tăng nhiều nhất còn đường hàng không tăng nhanh nhất
     * Có những chuyển biến đó vì:
  • Các ngành vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển có tốc độ tăng  nhanh nên tỉ trọng tăng là nhờ:
    • Đường bộ: Tiện lợi, giá thành vân chuyển rẽ nhất; phù hợp với nhiều loại địa hình; Vận chuyển hàng hóa ở mọi cự li; len lõi ở khắp mọi nơi
    • Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, biển tiếp giáp với nhiều nước để phát triển đường biển;  xây dựng hải cảng; nhu cầu XN khẩu ngày càng tăng
    • Đường hàng không có tốc độ vận chuyển nhanh nê nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều
    • Nước ta mở rộng mqh ngoại giao, kinh tế với nhiều nước trên thế giới
  • Các ngành đường sắt, đường sông tăng chậm nên tỉ trọng giảm là do: Các loại đường này chạy theo tuyến cố định thiếu linh hoạt so với các loại hình đường khác nên sức cạnh tranh kém hơn.
Câu 19:
  1. Vai trò ngành bưu chính viễn thông?
  2. Những thành tựu ngành BCVT qua 2 thập niên qua?
TL:
  1. Vai trò ngành BCVT:
  • Ngành BCVT bao gồm các hoạt động: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, phát  hành báo chí, Internet, chuyển bưu kiện, bưu phẩm….
  • Nắm bắt thông tin trong nước kịp thời để điều hành các hoạt động kinh tế xã hội
  • Phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ của khoa học kỷ thuật.
  • Phục vụ vui chơi, giải trí, học tập và giao lưu tình cảm của con người.
  • Nắm bắt thông tin nước ngoài có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
  • Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
  • Góp phần GQVL, nâng cao thu nhập chất lượng cuộc sống của người dân
  1. Những thành tựu BCVT = Tình hình phát triển và phân bố
  • Phát triển mạnh mẽ, mạng bưu cục không ngừng mở rộng, nâng cấp
  • Nhiều dv mới ra đời: Chuyển phát nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện…
  • Mật độ đt tăng nhanh  từ 1 máy/người – năm 1995  lên tới  7,1 máy/ người – năm 2003. Tốc độ phát triển đt đứng thứ 2 thế giới
  • Toàn mạng lưới đt thoại được tự động hóa tới tất cả các huyện, 90% số xã trong cả nước
  • Ngành viễn thông phát triển và HĐH nhanh: 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Vnam với hơn 30 nước qua châu Á, Tây Âu, trung cận Đông…
  • Năng lực mạng viễn thông quốc tế, liên tỉnh được nâng lên vượt bậc: Dịch vụ tin nhắn,  điện thoại di động, điện thoại thẻ... đã phát triển tới hầu hết các tỉnh.
  • Hòa mạng Internet trong nước, khu vực và quốc tế

Câu 20:
Nước ta có những thuận lợi khó khăn gì ảnh hưởng tới sự phát triển giao thông vận tải?
Câu 21:
       Cho bảng số liệu cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải (%) (không kể vận tải bằng đường ống)
Loại hình vân tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển
1990 2002
Đường sắt 4,30 2,92
Đường bộ 58,94 67,68
Đường sông 30,23 21,70
Đường biển 6,52 7,67
Đường hàng không 0,01 0,03
       Em hãy nhận xét và giải thích tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển  phân theo các loại hình vận tải của nước ta qua 2 năm 1990 và 1999.
Câu 22 :
Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ giá trị GDP phân theo ngành kinh tế. (Đợn vị: %)
                          Năm
Ngành
1991 1993 1995 1997 2000 2002
Nông-lâm-ngư nghiệp 40,5 30,0 28,0 26,0 24,5 23,0
CN-XD 24,0 29,5 29,0 31,5 37,0 39,0
Dịch vụ 35,5 40,5 43,0 42,5 38,5 38,0
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo tỉ lệ giá trị GDP từ năm 1991-2002.
  2. Nhận xét và giải thích tình hình chuyển biến đó?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,038
  • Tháng hiện tại134,581
  • Tổng lượt truy cập6,990,885
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây