THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG 1 MÔN ĐỊA LÝ

Chủ nhật - 18/04/2021 00:12
Câu 1. (4,0 điểm)
Dựa vào hiểu biết của mình và những kiến thức đã học, em hãy:
a. Trình bày và giải thích đặc điểm sông ngòi nước ta.
b. Tại sao nói: Sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 Câu 2. (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu: Lao động và việc làm nước ta giai đoạn 2005- 2014
                                               Năm
Chỉ tiêu
2005 2008 2010 2012 2014
Số lao động đang làm việc
(triệu người)
42,8 46,5 49,0 51,4 52,7
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,3 4,7 4,3 3,2 3,4
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn (%) 9,3 6,1 4,3 3,3 2,9
a. Nhận xét và giải thích tình hình lao động và việc làm của nước ta giai đoạn trên.
b. Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em, cần phải có những giải pháp nào. Việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề có ý nghĩa gì đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
c. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn dồi dào không? Vì sao?
Câu 3. (5,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta?
b. Tại sao phải đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính?
c. Hiện nay, ngành chăn nuôi ở nước ta đang gặp những khó khăn gì?
Câu 4. (6,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm
                                                                                               (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
                                         NĂM
NGÀNH
2004 2006 2009 2011 2013
Công nghiệp khai thác nhiên liệu 93,4 111,9 181,2 246,8 366,7
Công nghiệp dệt may 107,4 155,3 259,1 426,9 555,4
Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm 134,6 264,1 428,5 640,6 1012,4
                              (Nguồn: Website Tổng cục thống kê Việt Nam-www.gso.gov.vn)
 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trên giai đoạn 2004 – 2013.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét và giải thích.
c) Chứng minh ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp trọng điểm?
....................... Hết đề ........................
  KỲ THI HSG HUYỆN  NĂM HỌC 2020-2021
      HƯỚNG DẪN CHẤM Môn ĐỊA LÝ 9
(vòng 1)
 
Câu                                        Nội dung chính Điểm
    Bảng A Bảng B
Câu 1(4đ) a. Trình bày và giải thích đặc điểm sông ngòi nước ta?
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước.
+Cả nước có trên 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó có trên 93% sông ngắn, dốc.
+ Vẫn có Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Kông.
=>  Do nước ta có lượng mưa lớn, tập trung trong một mùa lại chảy trên một miền địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều thung lũng núi nên có nhiều dòng chảy.  Do lãnh thổ hẹp ngang., địa hình dốc cao ở phía Tây, thấp phía Đông. do một phần diện tích lưu vực ở ngước ngoài
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là
Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng; Hướng vòng cung:
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông hồng, sông mã, sông cả.
+ Hướng vòng cung: sông chảy, sông gâm, sông lô…Cầu, sông Thương....
=> do cấu trúc địa hình, địa chất có 02 hướng chính là:
Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng; Hướng vòng cung
 - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước tương ứng với hai mùa khí hậu:
+ Mùa lũ  nước sông dâng cao và chảy mạnh, chiếm 70 đến 80% lượng nước cả năm gây nên hiện tượng lũ lụt. Mùa lũ có sự khác nhau giữa các khu vực
+ Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ (7 – 8 tháng) với lưu lượng nước nhỏ chiếm từ 20 – 30% tổng lượng nước cả năm gây nên tình trạng thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt.
=> do khí hậu nước ta có lượng mưa lớn, tập trung theo mùa
Do phân bố mưa mỗi khu vực khác nhau và do khô hạn kéo dài.
- Hàm lượng phù sa lớn
+ Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
+ Các sông nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn, bình quân 1m3 nước sông có tới 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Sông có hàm lượng phù sa lớn là sông Hồng> 1000g/m3
-+Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
=> Do mưa lớn, ở thương lưu là đồi nứi, độ dốc lớn,  quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở miền đồi núi.
b. Tại sao nói: "Sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu". ?
* Mạng lưới sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình:
- Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.
- Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung .Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây – Đông
- Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn.
 * Mạng lưới sông ngòi phản ánh nhịp điệu mùa của khí hậu:
- Do mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa làm xói mòn địa hình, tạo ra nhiều sông ngòi và hàm lượng phù sa sông lớn.
 - Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô nên sông ngòi  có mùa lũ và mùa cạn tương phản rõ rệt .Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước có sự khác nhau, vì vậy mùa lũ trên các sông cũng có sự khác biệt. (…)
- Ở miền Bắc chế độ mưa thất thường nên chế độ nước thất thường. Ở miền Nam khí hậu cận xích đạo nên chế độ nước sông khá điều hòa.
 
2.0
0.5









0.5






0.5









0.5









2.0

1.0













1.0
 
Câu 2( 5đ) a) Nhận xét và giải thích tình hình lao động và việc làm của nước ta giai đoạn trên.
- Nhận xét:
+ Số lao động đang làm việc của nước ta đông, gia tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2014 (dẫn chứng: số lao động gia tăng cả giai đoạn, số lao động gia tăng bình quân mỗi năm.)
+Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm dần (dẫn chứng ). Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn cao.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn  giảm nhanh (dẫn chứng). Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn khá cao.
- Giải thích:
+ Số lao động đông và gia tăng nhanh do nước ta có quy mô dân số lớn, kết cấu dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng tự nhiên tương đối cao.
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn giảm do kết quả của công cuộc Đổi mới, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn, phát triển công nghiệp dịch vụ ở thành thị, đẩy mạnh xuất khẩu lao động…
+  Khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao do nền kinh tế nước ta nhìn chung còn chậm phát triển, chất lượng lao động thấp…
b) Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào. Việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề có ý nghĩa đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
* Giải pháp vấn đề việc là
*Chung  của cả nước:
+ Tiếp tục vân động kế hoạch hoá gia đình để giảm sự phát triển dân số làm giảm nguồn gia tăng lao động.
+ Phân bố lại nguồn lao động hợp lý giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm , vừa kích thích tiềm năng của mỗi vùng. VD Đắc Lắc (TN)  Đồng Nai (ĐNB)đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động đến xây dựng kinh tế mới.
+ Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các   nhà trường.
+Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm => tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm và thích nghi với điều kiện thị trường sức lao động.
+ Hợp tác kinh tế với nước ngoài có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý
Vùng nông thôn:
+ Cần đa dạng koá các hoạt động kinh tế ở vùng nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Khôi phục và phát triển các nghề thủ công, truyền thống.
+ Đẩy mạnh công  nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, chú trọng phát triển dịch vụ, công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Vùng  thành thị:
+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ để thu hút nguồn lao động đặc biệt là những nghành cần nhiều lao động, thu hồi vốn nhanh.
+ Hạn chế di dân tự do từ vùng nông thôn vào vùng đô thị lớn.
* Việc da dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề có ý nghĩa đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo việc làm.
- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Cơ hội tìm kiếm việc làm được dễ dàng hơn.
- Nâng cao năng suất lao động

c). Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn dồi dào không? Vì sao?
Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta vẫn còn dồi dào.
 Vì:
- Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2005 có 64,1% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và 27,0% dân số trong độ tuổi từ 0 - 14) nên số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao do đó số trẻ em sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng têm hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao động dự trữ hùng hậu cho tương lai.


 
1.5


0,25


0,25

0,25


0,25

0,25



0,25


2.5





0,25

0,25



0,25

0,25


0,25


0,25

0,25
0,25

0,25


0,25



0,25
0,25

0,25
0,25

0.5


0,25


0,25




 
 
Câu 3( 5đ) a. Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta?
* Đặc điểm phát triển
- Cơ cấu ngành chăn nuôi gồm: Chăn nuôi gia súc lớn, gia súc nhỏ và chăn nuôi gia cầm.
- Trong nông nghiệp chăn nuôi mới chỉ chiếm 25% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Hiện nay chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang mở rộng ở nhiều địa phương.
-  Số lượng đàn gia súc gia cầm tăng nhanh (DC)
-  Chăn nuôi từ chổ chăn thả nay tiến tới chăn nuôi chuồng trại.
- Cơ sở thức ăn chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
*Đặc điểm phân bố :
+ Trâu được nuôi nhiều nhất ở TDMN BB:  chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đàn trâu cả nươc 57,3%( 2002) và được nuôi nhiều ở BTB.
+  Đàn bò được nuôi nhiều  nhất ở DHMT năm 2002 hơn 1 triệu con chiếm hơn 25 % đàn bò cả nước (2002). Ngoài ra bò sữa còn được nuôi nhiều ở Lâm Đồng( TN). Mộc Châu( TDMNBB), Hà Tây cũ( ĐBSH) và ngoại ô TPHN,TPHCM.
+ Đàn lơn nuôi nhiều nhất  ở  vùng ĐBSH chiếm 27,2% đàn lơn cả nước năm( 2002), được nuôi nhiều ở vùng ĐBSCL, TDMNBB 22%( 2002).
+ Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở các vùng đồng bằng.
b. Tại sao phải đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính?
- Vai trò của ngành chăn nuôi rât quan trọng (nêu vai trò của chăn nuôi)
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này:
+ Nguồn thức ăn
+ Giống gia súc, gia cầm này càng được cải thiện cho năng suất cao.
+ Cơ sở vật chất:.....
+ Chính sách:
+ Thị trường:
- Hiện nay vị thế của ngành chăn nuôi còn thấp kém:
 Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn thấp trong cơ cấu nông nghiệp.
- Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính là phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp toàn diện đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường.
c. Hiện nay ngành chăn nuôi ở nước ta đang gặp những khó khăn gì?
- Thiếu giống gia súc , gia cầm cho năng suất cao.
- Dịch bệnh hại gia súc , gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
- Giá cả bấp bênh lúc lên lúc xuống...
- Thức ăn chăn nuôi, con giống , các loại thuốc thú y ...còn phải nhập khẩu nhiều ....
- Vì lợi nhuận nên nhiều nhà chăn nuôi đã sử dụng những chất cấm để vật nuôi tăng trưởng nhanh gây nên hiện tượng thực phẩm bẩn dẫn đến người tiêu dùng e ngại khi sử dụng thực phẩm trong nước. điều này ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi.
 
2.0

1.0










1.0











2.0
















1.0
 
Câu 4(6đ) a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trên giai đoạn 2004 – 2013.
Xử lí số liệu:
                   Năm                      
Ngành
2004 2006 2009 2011 2013
Công nghiệp khai thác
nhiên liệu
100 119,8 194,0 264,2 392,6
Công nghiệp dệt may 100 144,6 241,2 397,5 517,1
Công nghiệp chế biến
lương thực - thực phẩm
100 196,2 318,4 475,9 752,2
Vẽ biểu đồ: Đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Yêu cầu:
+ Vẽ đúng, đẹp, có đầy đủ kí hiệu và tên biểu đồ… cho điểm tối đa.
+ Thiếu kí hiệu, thiếu chú giải, thiếu tên biểu đồ….thiếu mổi ý trừ
+ Vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
b) Nhận xét và giải thích:
- Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp trọng điểm trên liên tục tăng và tăng nhanh nhưng không đồng đều giữa các ngành.
+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu tăng do đẩy mạnh khai thác dầu thô, than, đổi mới công nghệ khai thác ........( Dẫn chứng)
+ Công nghiệp dệt may tăng nhanh do thị trường xuất khẩu mở rộng, đổi mới công nghệ ...... ( Dẫn chứng)
+ Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm tăng nhanh do nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng lớn, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.....( Dẫn chứng)

c) Chứng minh ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp trọng điểm?
-  Vì đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta( 7,9 % năm 2002)
- Có thế mạnh lâu dài để phát triển:
+  Nguồn nguyên liệu từ bông, đay, lanh, gai, dâu tằm.
+ Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tay nghề ngày càng được nâng cao. Đặc biệt công nghiệp dệt may không đòi hỏi trình độ lao động cao, rất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.
+ Cơ sở vật chất ngày càng được trang bị hiện đại tiên tiến, nhất là các nhà máy  được xây dựng ở nhiều địa phương nhất là ở các thành phố lớn.
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng như tạo điều kiện cho hàng dệt may ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Sự phát triển của ngành này đem lại hiệu quả kinh tế cao:
+ Đây là ngành sử dụng nhiều lao động nhất nên góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn nhanh.
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị: Xuất khẩu hàng dệt may là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đứng thứ 2 sau dầu thô.
- Có tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác:
+ Tạo điều kiện cho ngành ngoại thương phát triển vì có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
+  Nhiều ngành khác cũng có cơ hội phát triển như: GTVT,  công nghiệp cơ khí, ..
+ Sự phát triển của ngành này tác động đến sự tăng trưởng kinh tế góp phần đưa nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng kinh tế cả nước. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cầu lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
 
2.5




















1.0








2.5

0,25

0,75










0,75






0,75
 
         



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay10,884
  • Tháng hiện tại147,099
  • Tổng lượt truy cập8,250,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây