Liên Hợp Quốc | Liên minh châu Âu | ASEAN | |
Hoàn cảnh | - Tháng 2/1945, tại Hội nghị Ianta 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. - Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ), thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc - Ngày 24/10/1945, LHQ chính thức được thành lập. |
- Từ những năm 50 của TK XX, 1 xu thế ngày càng phát triển ở châu âu, đó là xu thế liên kết khu vực. - Các nước Tây Âu có cùng 1 nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm, có liên hệ từ lâu. Hợp tác để mở rộng thị trường. - Sau khi khôi phục nền kinh tế, đến những năm 50 của TK XX, các nước Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với ngoài khu vực. |
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển. - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng. - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau. - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. |
Mục tiêu | Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. |
Hợp tác, liên minh trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung |
Phát triển kinh tế-văn hóa thông qua sự hợp tác chung của các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. |
Nguyên tắc | + Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, TQ). |
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. |
|
Quá trình phát triển | - Khi thành lập gồm 50 nước thành viên. - Hiện nay, LHQ có 193 thành viên. |
+ Khởi đầu là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951). + Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung". + Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. + Tháng 12/1991, Hội nghị Maaxtơrích(Hà Lan), quyết định đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). |
- 1984: kết nạp Brunây - 1995: VN - 1997: Lào, Mianma. - 1999: Cam pu chia |
Các cơ quan chính | - Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần. - Hội đồng bảo an: là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hoạt động theo nguyên tắc nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. - Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm. |
- Hội đồng châu Âu. - Ủy ban châu Âu. - Nghị viên châu Âu - Tòa án Châu Âu. |
- Hội nghị thượng đỉnh: cơ quan quyền lực cao nhất. - Hội nghị Bộ trưởng. - Ủy ban thường trực ASEAN. - Tổng thư ký ASEAN. |
Vai trò | - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực. - Thúc đẩy mqh hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế...giữa các quốc gia thành viên. |
- Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.) - EU là liên minh, liên kết khu vực về kinh tế-chính trị lớn nhất, hợp tác chặt chẽ nhất, có nhiều thành công nhất. - Nâng cao khả năng đối trọng với Mĩ. |
- Góp phần củng cố, duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên. Kinh tế các nước asean đã luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực trong suốt những năm 70, 80 và đầu 90. Uy tín của ASEAN ngày càng cao trên quốc tế. |
Quan hệ với Việt Nam | - Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc ngày 20/ 9/1977. - Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN: UNICEF, UNESCO, FAO, WHO, IMF, ... - Trong suốt 30 năm qua, sự hợp tác giữa LHQ và Việt Nam được thể hiện rõ nét qua hàng loạt những dự án phát triển mà hai bên đang cùng nhau triển khai ở Việt Nam. - Giúp đỡ VN khắc phục hậu quả chiến tranh; đói nghèo, viện trợ nhân đạo; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục... - VN là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. |
- Năm 1990, EU thiết lập quan hệ với VN. - EU trở thành 1 đối tác quan trọng của VN, là 1 thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của VN. - Giúp người VN hồi hương, cải cách kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục... - Quan hệ thương mại phát triển ngày càng mạnh. |
- Có lúc hòa dịu có lúc căng thẳng... |
Trước chiến tranh lạnh | Sau chiến tranh lạnh |
Quan hệ đối đầu, xung đột quân sự căng thẳng. | Hòa hoãn, hòa dịu là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế |
Hình thành trật tự thế giới 2 cực ( Xô – Mĩ) và 3 trung tâm | Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành |
Chiến lược phát triển của các nước tập trung vào quân sự. | Các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. |
Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ. | Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Nhiều khu vực lại diễn ra xung đột, nội chiến... |
Là thời cơ | Là thách thức |
- Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. | - Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu. |
- Có điều kiện giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm quản lý Nhà nước… | - Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan. |
- Có điều kiện áp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất; rút ngắn bớt khoảng cách với các nước phát triển. | - Nếu không biết cách để vận dụng KHKT sẽ trở thành lạc hậu. |
Khai thác các nguồn vốn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất, người lao động có thêm việc làm và cải thiện mức sống của mình. | - Các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước phải nỗ lực nhiều để cạnh tranh với hàng hóa từ nước ngoài vào. |
TT | Thời gian | Sự kiện |
1 | 2/1946 | Chiếc máy tính đầu tiên ra đời ở Mĩ, đánh dấu khởi đầu cho CMKHKT. |
2 | 1949 | Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ |
3 | 1957 | Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo |
4 | 1961 | Liên Xô lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ |
1964 | Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử | |
5 | 1969 | Mĩ đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng |
6 | 1996 | Cừu Đô ly ra đời bằng PP sinh sản vô tính |
7 | 2000 | Bản đồ gen người |
8 | 2003 | Trung Quốc chinh phục vũ trụ |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn