kho bài tập

https://khobaitap.com


đề cương ôn tập giáo dục công dân 8 học kỳ 2

1. Vì sao công dân khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
tải xuống (3)
  Phải tuân theo quy định của pháp luật vì như vậy mới phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội theo yêu cầu chung của xã hội chứ không được lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống, trả thù, tuyên truyền xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân
 
  1. Tìm 2 ví dụ sử dụng đúng, 2 ví dụ sử dụng chưa đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
 • Ví dụ sử dụng đúng
  - Thông báo cho cơ quan chức năng biết có người buôn bán và sử dụng ma túy
  - Em biết ai lấy cắp xe đạp của bạn Hoa cùng lớp
  - Tố cáo về việc Ủy ban Nhân dân xã bán đất trái phép
  - Ủy ban nhân dân huyện giao đất không đúng thẩm quyền
  -  Người sử dụng đất sử dụng sai mục đích, huỷ hoại đất đai.
  - Cảnh sát giao thông phạt tiền người vi phạm mà không đưa hóa đơn
 • Ví dụ sử dụng chưa đúng
  - Không cung cấp thông tin theo quy định vủa pháp luật
  - Không nêu lên được ý kiến phản đối của mình trong các buổi sinh hoạt lớp, đại hội,...
  - Không sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họpở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  - Giám đốc nhận hối lộ nhưng không thông báo cho cơ quan thẩm quyền biết
  - Không thông báo việc cán bộ xã trù dập quần chúng nhân dân
 
  1. Hiến pháp là gì? Vị trí, vai trò và nội dung cơ bản của Hiến pháp? Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm mấy chương, bao nhiêu điều, kể tên các chương?
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được làm trái Hiến pháp
◘ Nội dung cơ bản
  - Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên nhân mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước
          + Bản chất nhà nước
          + Chế độ chính trị
          + Chế độ kinh tế
          + Chính sách văn hóa, xã hội, giáo dục
          + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dan
          + Tổ chức bộ máy nhà nước
◘  Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm 11 chương, 120 điều, kể tên các chương
  - Chương I: Chế độ chính trị
  - Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  - Chương III: Kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
  - Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc
  - Chương V: Quốc hội
  - Chương VI: Chủ tịch nước
  - Chương VII: Chính phủ
  - Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
  - Chương IX: Chính quyền địa phương
  - Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
  - Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp
 
  1. Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm những quyền nào? Trách nhiệm của công dân (học kĩ, làm bài tập tình huống)?
◘ Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm 3 quyền
  - Quyền sở hữu
  - Quyền chiếm đoạt
  - Quyền sử dụng
◘ Trách nhiệm của công dân
  - Nhặt được của rơi, trả lại người mất hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí
  - Vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn
  - Mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hư hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường
  - Nếu gây thiệt hại tài sản phải bồi thường theo quy định pháp luật
 
  1. Vì sao phải bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
  - Là cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
  - Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là để phục vụ cho cuộc sống của nhân dân
  - Tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của toàn dân
  - Lợi ích công cộng là lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội
  - Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước và cuộc sống của mỗi cá nhân vì vậy công dân phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ
 
  1. Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? Kể tên, sơ lược quá trình hình thành
 Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta ban hành 5 bản Hiến pháp:
  - Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946: Là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được soạn thảo và được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946.
     Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1945.
     Hiến pháp năm 1946 bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều.
  - Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959: "Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới". Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai.
  - Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980: Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới"
  - Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992
  Hiến pháp 1992 bao gồm lời nói đầu, 147 điều trong 12 chương.
  Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức" . Trong chương V, các quyền cơ bản của công dân được quy định và cũng ghi rõ rằng "Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" .
  Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001.
  - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013: là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28/11/2013. Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
  1. So sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo?
  - Gièng nhau:
       + KhiÕu n¹i vµ tè c¸o ®Òu lµ nh÷ng quyÒn chÝnh trÞ c¬ b¶n cña c«ng d©n ®ư­îc quy ®Þnh trong HiÕn ph¸p nước CHXHCN VN  vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt (lut khiếu ni, lut t cáo năm 2011) .
       + §Òu lµ c«ng cô ®Ó c«ng d©n b¶o vÖ quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña Nhµ n­ưíc, tËp thÓ vµ cña c¸ nh©n.
       + §Òu lµ phư­¬ng tiÖn ®Ó c«ng d©n tham gia qu¶n lÝ nhµ nư­íc, qu¶n lÝ x· héi.
       + Hình thức: Trực tiếp, đơn, thư, thông qua đài, báo chí, tivi,..
  - Khác nhau:       
 
  Khiếu nại Tố cáo
Người thực hiện Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm Bất cứ công dân nào
Đối tượng - Các quyết định hành chính (quyết định thôi việc, quyết định chuyển công tác)

- Các hành vi hành chính xâm phạm lợi ích của công dân
Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Cơ sở Quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm - Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật
- Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Mục đích Để khôi phục quyền lợi hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại Phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây