kho bài tập

https://khobaitap.com


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: (4 điểm)
a. Phân tích nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
b. Từ những hoạt động chính của Người trong những năm 1911 - 1917, hãy rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
tải xuống (3)
Câu 2: (6 điểm)
Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, nội dung đường lối cải cách mở cửa và những thành tựu cơ bản mà Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách, mở cửa từ năm 1978 - 2000. Từ đó, rút ra bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Câu 3: (6 điểm)
  1. Hoàn thiện bảng hệ thống kiến thức về những sự kiện gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN:
Thời gian Sự kiện
8-8-1967  
2-1976  
1984  
1992  
1994  
1995  
1997  
1999  
  1. Làm rõ ý nghĩa của các sự kiện diễn ra vào năm 1976, 1995 đối với sự phát triển của ASEAN.
  2. Theo em, VN và các nước ASEAN phải làm gì để bảo đảm hòa bình và an ninh biển Đông hiện nay?
Câu 4: (4 điểm)
           Tóm tắt cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ            
            hai. Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được xếp vào phong trào giải
            phóng dân tộc?


……………………….Hết……………………..

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ.
Câu Nội dung Điểm
Câu 1: (4 điểm)
 
a. Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết đối với mọi người dân Việt Nam.
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
- Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu cần phải tìm con đường cứu nước mới.
+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp (khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế…) bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại.
+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…) nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu cần phải tìm con đường cứu nước mới.
- Nguyễn Tất Thành tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, nên sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
+ Do được tiếp xúc với nền văn minh của nước Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc. Người muốn tìm một con đường khác giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
b.Hoạt động chính của Người trong những năm 1911 - 1917:
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người bôn ba qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu…, Người nhận ra rằng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề.
- 12/1917, Người rời Luân Đôn (Anh) sang Pa-ri (Pháp), hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhâ Pháp.
Ý nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam: Những nhận thức và hoạt động của Người trong thời gian này tuy mới chỉ là bước đầu nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

0,25

0,25


0,5


0,25

0,25



0,5





0,5




0,5





0,5








0,5
Câu 2: (6 điểm)
 
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau 20 năm không ổn định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, Trung Quốc cần tiến hành cải cách về mọi mặt nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
* Nội dung đường lối cải cách mở cửa:
- Tháng 12/1978, Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
* Thành tựu cơ bản mà Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách, mở cửa từ năm 1978 - 2000.
- Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới. Với chính sách mở cửa, tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD (tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD). Cũng tính đến năm 1997, có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ: ở thành phố, từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. Năm 2000, GDP đạt 1080 tỉUSD.
- Khoa học - kĩ thuật, văn hóa, giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật: thử thành công bom nguyên tử; bắt đầu chương trình thám hiểm không gian (1994), phóng 4 tàu “Thần Châu” với chế độ tự động.
- Về đối ngoại: cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước: thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979), bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam (những năm 80 thế kỉ XX). Địa vị quốc tế không ngừng được nâng cao. Tháng 7-1997, Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công; tháng 12-1999, thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao.
* Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
- Nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường XHCN đặt dưới sự quản lí và điều tiết của nhà nước.
- Chủ động mở cửa và hội nhập sâu rộng với đời sống kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ ngoại giao, thu hút vốn đầu tư và khoa học kĩ thuật nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lí và tổ chức của các nước tiên tiến.
- Đổi mới đất nước một cách đồng bộ, toàn diện trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- Trong công cuộc đổi mới phải chú trọng vào sự phát triển bền vững, chú trọng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

1,0



1,0







2,0











0,5


0,5





0,25

0,25



0,25

0,25
 
Câu 3: (6 điểm)
 
a. Hoàn thiện bảng hệ thống kiến thức
- 8/8/1967:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan)
- 2/1976: Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) được kí kết.
- 1984: Brunây gia nhập ASEAN.
- 1992: Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali; các nước ASEAN kí Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
- 1994: ASEAN lập Diền đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
- 1995: Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
- 1997: Lào, Mianma gia nhập ASEAN.
- 1999: Campuchia được kết nạp vào tổ chức này trở thành thành viên thứ mười của ASEAN
b. Ý nghĩa sự kiện 1976 và 1995 đối với sự phát triển của ASEAN
- 2/1976:Hiệp ước Bali được kí kết, đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì:
+ Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước…. Từ đó, ASEAN trở thành một tổ chức chặt chẽ hơn; các mối quan hệ hợp tác rộng mở, toàn diện hơn: kinh tế, văn hóa, xã hội…
+ Tạo điều kiện cải thiện bước đầu quan hệ giữa các nước Đông Dương và tổ chức ASEAN…
+ Tạo điều kiện để kết nạp thêm thành viên vào ASEAN: 1984…
- 7/1995: Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN:
+ Mở ra quá trình ASEAN nhanh chóng mở rộng thành viên ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á không phân biệt chế độ chính trị.
+ Thúc đẩy quá trình gia nhập ASEAN của những nước còn lại ở Đông Nam Á (…)
+ Sự tham gia của một thành viên tích cực, giàu sáng kiến như Việt Nam mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển toàn diện (góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, duy trì hòa bình, ổn định khu vực) và nâng tầm vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. (lấy 1 số đóng góp của Việt Nam sau đó để chứng minh)
c. Hiện nay, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á cần làm để bảo đảm hòa bình và an ninh biển Đông (HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là nội dung khoa học, phong phú, diễn đạt mạch lạc. Hướng dẫn chấm chỉ mang tính tham khảo)
- Biển Đông là vùng biển có vị trí chiến lược, đang là điểm nóng của tranh chấp và xâm phạm chủ quyền trên thế giới. Vấn đề đảm bảo hòa bình và an ninh biển Đông hiện nay là trách nhiệm chung của cộng động quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN...
- Tôn trọng, tuân thủ luật pháp quốc tế và những văn bản thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, là cơ sở pháp lý để giữ gìn hòa bình và an ninh biển Đông: Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS, 1982), Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC, 2002)...
- Các nước cần tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, chú trọng các giải pháp mang tính ngoại giao, thương lượng, hòa giải…
- Phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực để đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh biển Đông; lên án mạnh mẽ các hành động xâm phạm, trái phép trên biển Đông và có động thái ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền…
- Chủ động mở những diễn đàn song phương, đa phương; vận động sự ủng hộ, hợp tác của các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông.
- Ra sức xây dựng và phát triển kinh tế-KHKT, tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng, tăng cường các mối quan hệ hợp tác toàn diện để thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước, nhằm phát huy sức mạnh nội lực cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

0,25

0,25

0,25

0,25


0,25


0,25

0,25
0,25


0,25


0,25


0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25








0,5



0,5




0,25



0,25




0,25


0,25


 
Câu 4: (4 điểm)
 
Tóm tắtcuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) lật đổ vương triều Pha-rúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. Cùng năm 1952, nhân dân Li-bi giành được độc lập.
- Hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi nối tiếp nhau tan rã, các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng (1956); Ga-na (1957); Ghi-nê (1958),…
- Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập. Năm 1975, nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
- Từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX), chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở ba nước: Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. Năm 1980, chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đê-di-a (Dim-ba-bu-ê), sau đó là Tây Nam Phi (1990). Năm 1994, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn ở Cộng hòa Nam Phi.
Sở dĩ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc:
- Nam Phi là thuộc địa của thực daann Hà Lan (thế kỉ XVII, XVIII), đầu thế kỉ XIX là thuộc địa của Anh. Chế độ A-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo của thực dân người da trắng đối với người da đen và da màu.
- Như vậy, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là hình thái của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thái áp bức, bóc lột thực dân. Nên cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.


0,75




0,75


0,75



0,75







0,5



0,5
 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây