kho bài tập

https://khobaitap.com


THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ

Câu 1. (4,0 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) đã tác động như thế nào đến sự phân hóa xã hội Việt Nam? Thái độ, vị trí của từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX?
tải xuống (3)
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong công cuộc cải tổ của Liên Xô (3-1985) và công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) có điểm gì giống và khác nhau?  Từ sự thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Việt Nam rút ra được bài học gì cho công cuộc đổi mới hiện nay?
Câu 3. (4,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
a) Trình bày tóm tắt quá trình phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
b) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
Câu 4. (3,0 điểm)
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
Câu 5. (4,0 điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra như thế nào? Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
--- Hết ---
(Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

 
Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (4,0 điểm)
* Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa  
Chính sách khai thác, bóc lộc của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc. Bên cạnh giai cấp cũ bị phân hóa sâu sắc đã xuất hiện các giai cấp mới 0,5
 
* Vị trí, thái độ của từng giai cấp đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX  
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ dựa vào thực dân Pháp để chiếm đoạt ruộng đất và bọc lột nông dân họ trở thàn tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên ít nhiều có tinh thần chống Pháp. 0,5

 
- Giai cấp nông dân: bị phân hóa sâu sắc.Nông dân Việt Nam chiếm hơn 90% dân số, bị bóc lột nặng nề bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen,tạp dịch nạn cướp ruộng đất lập đồn điền, xây dựng nhà máy của thực dân Pháp, số nông dân không còn ruộng đất ngày càng tăng. Một bộ phận nông dân phải lên thành phố, đến các công trường,hầm mỏ đồn điền làm việc. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất nạn bắt lính... sưu cao, thuế nặng,thiên tai, làm cho nông dân ngày càng kiệt quệ bần cùng. Vì vậy đây là lực lượng cách mạng to lớn trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam nhưng do thiếu lực lượng lãnh đạo đúng đắn nên chưa phát huy được sức mạnh của mình
1,0



 
- Giai cấp công nhân: Do chính sách khai thác của thực dân Pháp, đội ngũ công nhân Việt Nam ra đời sớm.Họ là những nông dân bị mất đất phải làm việc trong hầm mỏ đồn điền. Đến chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp công nhân đã tăng nhanh về số lượng, ngành than trước chiến tranh có 4000 công nhân, đến năm 1914 có 14000 công nhân
Ngay từ khi mới ra đời công nhân Việt Nam bị thực dân phong kiến bóc lột nên họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ, thực dân Pháp để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống
1,0



 
- Tầng lớp tư sản: Trong quá trình khai thác thuọc địa thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung cấp nguyên liệu nhờ buôn bán họ trở nên giàu có. Một số sỹ phu lập hội buôn,cơ sở sản xuất Nhưng ngay từ đầu họ đã bị thực dân Pháp chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế lực yếu. Đến chiến tranh thế giới thứ nhất tư sản Việt Nam phát triển cả về số lượng và thế lực nhưng vẫn chưa trở thành một giai cấp, chưa giám tỏ thái độ hay tham gia cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. 0,5



 
- Tầng lớp tiểu tư sản: Họ là tiểu thương, tiểu chủ, công chức, học sinh, sinh viên những người buôn bán nhỏ ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và đông đảo hơn trong chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng đời sống bấp bênh, bị chèn ép,bạc đãi, nạn thất nghiệp, có tinh thần dân tộc, sẵn sàng tham gia các cuộc vận động cứu nước. 0,5
Câu 2 (5,0 điểm) Liên Xô và Trung Quốc là hai nước đều bị khủng hoảng về công cuộc xây dựng CNXH. Để khắc phục sửa chữa những thiếu sót, sai lầm nhằm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng tiến kịp với thời đại. Tháng 3 năm 1985 Gooc ba chốp lên nắm quyền và tiến hành cải tổ. Tháng 12/1978 Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa.
0,5

 
* Điểm giống nhau  
- Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm. 0,25
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN có sự điều tiết của Nhà nước. 0,25
- Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. 0,25
* Khác nhau  
+ Liên Xô: Ông Goóc-ba-chốp chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường nhưng chưa thực hiện được.
- Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai.
0,25
 
- Sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Mác Lênin, nên đất nước Liên Xô lâm vào khủng hoảng đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, cuộc đảo chính thất bại Đảng cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo 0,5
 
- Ngày 25/12/1991 Ông Gooc-ba-chốp từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên điện Crem-li bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của chế độ CNXH ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại 0,25
 
 + Trung Quốc:Kiên trì 4 nguyên tắc, CNXH chuyên chính dân chủ nhân dân, Đảng cộng sản lãnh đạo, chủ nghĩa Mác lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông 0,25
 
- Tháng 12-1978 Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa chủ trương xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc,lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa  nhằm hiện đại hóa đưa đất nước Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
.Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế phát triển nhanh, chính trị ổn định, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế
0,5

 
* Việt Nam rút ra bài học:  

- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp.

0,75
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm vững nguyên lý Chủ nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy dân làm gốc.... 0,75
 
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng...... 0,5
Câu 3 (4,0 điểm)
* Khái quát phong trào giải phóng dân tộc

 
+ Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60  
- Ngay khi Nhật đầu hàng nhân dân Đông Nam Á dành độc lập 17/8/1945 In đô nê xia, 2/9/1945 Việt Nam, 12/10/1945 Lào. 0,25
 
- Nam Á, Bắc Phi các quốc gia giành độc lập
 Ấn độ (1946-1950), Ai Cập (1952), Angiê ri (1954-1962),
Năm 1960, 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử gọi là "Năm Châu Phi"

0,25
- Các nước Mĩ Latinh: phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ điển hình là 1/1/1959 cách mạng Cu Ba giành thắng lợi. 0,25
- Giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa đế quốc về cơ bản sụp đổ. 0,25
+ Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm năm 70  
- Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở châu Phi điển hình là Chính quyền Bồ Đào Nha trao trả độc lập, Ghi nê bitxao (9/1974), Bôdăm bích (6/1975), Ăng gô la (11/1975). 0,5
 
- Ách thống trị của Bồ Đào Nha tan rã là thắng lợi quan trọng của cách mạng Châu Phi 0,25
+ Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90  
- Nhà cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. 0,25
- Chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức chế độ A-pac-thai. Sau nhiều năm chiến đấu ngoan cường và bền bỉ của người da đen, LHQ, thực dân da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc chính quyền của người da đen được thành lập 1980 Rôđê dia,1990 Tây Nam Phi,1993 Cộng Hòa Nam Phi.
Chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ sau 3 thế kỉ tồn tại.
- Hệ thống chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn.
0,5


 
* Tác động đến quan hệ quốc tế  
- Đã xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ hoàn toàn. Góp phần làm suy yếu CNĐQ tăng thêm sức mạnh cho phong trào cách mạng thế giới. 0,5
 
- Góp phần vào quá trình làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta. 0,5
- Sự ra đời hơn 100 quốc gia độc lập đưa dân tộc thuộc địa và phụ thuộc lên làm chủ đất nước. Làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. 0,5
Câu 4 (3,0 điểm)
* Từ những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á


 
- Trước những năm 90 của thế kỉ XX tình hình Đông Nam Á không ổn định. 0,5
 
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX khi chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia được giải quyết. Tình hình chính trị khu vực được cải thiện. 0,5

 
- Xu hướng nổi bật là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Tháng 1/1984 Bru nây, tháng 7/1995 Việt Nam, 9/1999 Lào và Mianma, 4/1999 Campuchia. Lần đầu tiên trong khu vực 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất. 0,5

 
- Trên cơ sở đó ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định khu vực.. 0,5
- 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do AFTA trong vòng 10-15 năm 0,5
- 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. 0,5
Câu 5 (4,0 điểm)
* Cuộc đấu tranh chống chế độ Apac thai ở Nam Phi

 
- Cộng Hòa Nam Phi dân số 43,6 triệu người, 72.2% da đen, 13,6% da trắng, 11,2% người da màu. Năm 1662 là thuộc địa của Hà Lan. Đầu thế kỉ XIX là thuộc địa của Anh. 1961 Cộng hòa Nam Phi được thành lập. 0,5


 
- Dưới sự lãnh tạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) người da đen đấu tranh bền bỉ, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh 0,25

 
- Tháng 12/ 1993, Chính quyền da trắng ở Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pac-thai trả lại tự do cho lãnh tụ ANC Man-đê-la sau 27 năm cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng Sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.
 

0,5


 
- 4/1994 sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi Nen Xơn man đê la làm Tổng thống da đen đầu tiên ở đất nước này 0,25
 
- Chính quyền mới mở Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen 0,5

 
* Cuộc đấu tranh chống chế độ A-pac-thai được xếp vào PTGPDT
 
- Nam Phi là thuộc địa của thực dân Hà Lan, đầu thế kỉ XIX là thuộc địa của Anh. Chế độ A-pac-thai là chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo của thực dân người da trắng đối với người da màu và da đen.
1,0

 
- Chế độ A-pac-thai là hình thái của CNTD, đánh đổ chế độ này là đổ một hình thái áp bức, bóc lột. Nên cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi được xếp vào phong trào ĐTGPDT 1,0

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây