kho bài tập

https://khobaitap.com


MĨ - NHÂT BẢN – TÂY ÂU

A. So sánh:
1. Hoàn cảnh lịch sử
tải xuống (3)
 
Mĩ Nhật Bản Tây Âu
- Ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá.
- Thu về 114 tỷ USD nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến.
- Lãnh thổ rộng lớn, giàu TNTN, nhân lực dồi dào...
- Là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị Mĩ chiếm đóng.
- Kinh tế bị tàn phá nặng nề, thất nghiệp, lạm phát.
- Nghèo tài nguyên thiên nhiên...
- Tuy là các nước thắng trận song bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Sản xuất công – nông suy giảm, nợ nước ngoài nhiều.
- Lệ thuộc nặng nề vào Mĩ
2. Sự phát triển kinh tế của Mĩ- Nhật Bản - Tây Âu và nguyên nhân (từ 1945 đến 1973)
    + Sự phát triển kinh tế:
MỸ TÂY ÂU NHẬT BẢN
- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa thế giới (1948: 56%)
- Sản lượng nông nghiệp gấp đôi sản lượng của Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949).
- Nắm hơn 50% số tàu bè trên mặt biển.
- 3/4 dự trữ vàng thế giới tập trung ở Mỹ.
- Chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Với sự cố gắng và sự viện trợ của Mỹ trong “Kế hoạch Mácsan”, đến 1950 kinh tế Tây Âu được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
- Từ thập kỷ 1950 đến đầu thập kỷ 1970,  kinh tế Tây Âu phát triển nhanh. (Công nghiệp CHLB Đức đứng thứ 3, Anh thứ 4, Pháp thứ 5 trong thế giới tư bản)
- Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới, có trình độ khoa học-kỹ thuật phát triển cao.
 - Từ 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ 1960 đến 1973, được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
   + Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960-1969 là 10,8%.
   + 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên thứ 2 thế giới tư bản (sau Mỹ).
- Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
          + Nguyên nhân phát triển:
MỸ TÂY ÂU NHẬT BẢN
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao…
- Ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá; Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
- Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền sản xuất.
+ Các chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.
+ Các công ty, tập đoàn tư bản có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong lẫn ngoài nước.
+ Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
 + Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
  
- Phát triển kinh tế trong điều kiện quốc thuận lợi; nhờ những đơn đặt hàng của mĩ...
- Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại để năng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ  của thế giới nhưng cần giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
3. Chính sách đối nội và chính sách đối ngoại
  Mĩ Nhật Bản Tây Âu
Đối nội - Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
- Cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động.
- Đàn áp, ngăn cản phong trào công nhân.

- Thi hành chính sách phân biệt chủng tộc.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tiến hành những cải cách dân chủ tiến bộ.
- Vai trò của Nhật hoàng chỉ còn trên danh nghĩa.
- Các đảng phái công khai hoạt động, phong trào bãi công và phong trào dân chủ phát triển mạnh.
- Giai cấp TS tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
 
Đối ngoại - Đề ra chiến lược toàn cầu phản cách mạng nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào GPDT và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
- Tiến hành viện trợ, lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
- Lập ra các khối QS ( NATO, SEATO ), gây ra nhiều cuộc CTXL.
- Trong 10 năm qua (1991 - 2000), Mĩ ráo diết tiến hành nhiều biện pháp, chính sách để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế
 
- Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp  ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
- Trong những năm gần đây, giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước ĐNA.
- Ngày nay, Nhật Bản đang nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
- Những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại để khôi phục ách thống trị của mình đối với các nước thuộc địa.
- Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), chạy đua vũ trang nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
 
    2.1. Nguyên nhân:
    Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết.
    Từ năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, các nước Tây Âu cần phải đoàn kết nhau lại để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
    2.2. Quá trình liên kết:
    + Khởi đầu là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
    + Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành  "một thị trường chung".
    + Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu.( EC)
    + Tháng 12/1991, Hội nghị Maaxtơrích (Hà Lan), đánh dấu 1 mốc đột biến trong quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu:
     - Xây dựng 1 thị trường nội địa châu Âu với 1 liên minh kinh tế và tiền tệ, có 1 đồng tiền chung Châu Âu (Ơ rô) và chính thức phát  hành vào năm 1999.
     - Xây dựng 1 liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về đối ngoại và an ninh tiến tới 1 nhà nước chung châu Âu.
          Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới,  có tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây