kho bài tập

https://khobaitap.com


Dạng bài tập Đoạn mạch mắc hỗn hợp

Bài 1. Có ba bóng đèn được mắc theo sơ đồ ( hình 3.1) và sáng bình thường. Nếu bóng Đ1 bị đứt dây tóc thì bóng Đ3 sáng mạnh hơn hay yếu hơn?
tải xuống (3)

GỢI Ý:
Bình thường: I3= I1 + I2. Nếu bóng Đ1 bị đứt; I1= 0 dòng điện I3 giảm => Nhận xét độ sáng của đèn.

 Quan sát nhận xét bài làm của bạn trên bảng .


Bài 3. Có ba điện trở R1= 2Ω; R2 = 4Ω; R3 = 12Ω; được mắc vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V như (hình 3.3).
a) Tính điện trở tương đương của mạch.
b) Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điên trở
c) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 và R2.

GỢI Ý:
a)  Đoạn mạch AB gồm : R3 // ( R1 nt R2).  Tính R12 rồi tính RAB.
b) Có R1 nt R2 => I1 ? I2; Tính I1 theo U và R12; Tính I3 theo U và R3.
c) Tính  U1 theo I1 và R1; U2 theo I2 và R2; U3 ? U.
Đs: a) 4W;  b) I1 = I2 = 2A; I3 = 1A ;  c) 4V; 8V
Bài 4.** Một đoạn mạch điện gồm 5 điện trở mắc như sơ đồ hình 4.1.Cho biết R1= 2,5Ω; R2 = 6Ω; R3 = 10Ω; R4 = 1,2 Ω; R5 = 5Ω. Ở hai đầu đoạn mạch AB có hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

GỢI Ý:
S
ơ đồ h 4.2 tương đương h 4.1

    +  Tính RAD, RBD từ đó tính RAB.

+ Đối với đoạn mạch AD: Hiệu điện thế ở hai đầu các điên trở R1, R2, R3 là như nhau: Tính UAB theo IAB và RAD từ đó tính được các dòng I1, I2, I3
+ Tương tự ta cũng tính được các dòng I4, I5 của đoạn mạch DB.

Bài 5. Cho mạch điện như hình 4.4.      Biết:
R1 = 15W, R2 = 3W, R3 = 7W, R4 = 10W. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 35V.
a) Tính điện trở tương đương của toàn mạch.
b) Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở.

GỢI Ý: (theo hình vẽ 4.4)
  1. Tính R23 và R­234. Tính điện trở tương đương RAB=R1+R234
  2. Tính IAB theo UAB,RAB=>I1
+)  Tính UCB theo IAB,RCB.
+) Ta có R23 = R4 <=> I23 như thế nào so với I4; (I23=I2=I3)
+ Tính I23 theo UCB, R23.
Đs: a) 20W;   b) I1 = I = 1,75A; I2  = I3  = I4 = 0,875A.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây