kho bài tập

https://khobaitap.com


BÀI TẬP SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Câu 1. Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa.
B. Cơ thể thực vật tạo hạt.
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.
D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.
tải xuống (3)
Câu 2. Những hoocmon nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?
A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.             B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
C. Auxin, gibêrelin, etylen.   D. Auxin, etylen, axit abxixic.
Câu 3. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
A. Mô phân sinh bên.           B. Mô phân sinh đỉnh thân,
C. Mô phân sinh lóng.                         D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 4. Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả?
A. Axit abxixic.               B. Xitôkinin.   C. Etylen.    D. Auxin.
Câu 5. Chất nào sau đây có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già của cây?
A. Auxin.    B. Xitokinin.     C. Axit abxixic.    D. Giberelin.
Câu 6. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình
A. tăng về chiều dài cơ thể.   B. tăngvề chiều ngang cơ thể.
C. tăng về khối lượng cơ thể.  D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể.
Câu 7. Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 1 lá mầm?
A. Mô phân sinh bên.           B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng.          D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 8. Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 2 lá mầm?
A. Mô phân sinh bên.           B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng.          D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 9. Auxin có tác dụng nào trong các tác dụng dưới đây?
A. Kích thích phân chia tế bào.                B. Kéo dài và lớn lên của tế bào.
C. Tác động đến sự rụng lá.    D.Ngăn chặn sự hoá già của tế bào.
Câu 10. Etylen có tác dụng nào sau đây?
A. Thúc đẩy quá trình chín của quả.              
B. Kìm hãm sự rụng lá (hoa, lá, quả).
C. Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây.
D. Diệt cỏ có chọn lọc.
Câu 11. Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?
A. GA.       B. AAB.           C. AIB.         D. Kmetin.
Câu 12. Chất nào sau đâỵ không phải là chất ức chế sinh trưởng?
A. AAB.            B. Etylen                    C. AIA                    D.  CCC.
Câu 13. Quang chu kì là gì?
  1. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng trong cả chu kỳ sống của cây.
  2. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây.
  3. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng.
  4. Quang chu kì là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kỳ sống của nó.
Câu 14. Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?
  1. Ra hoa trong điều kiện ngày dài.
  2. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
  3. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày.
  4. Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài.
Câu 15. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật?
A. Diệp lục b. B. Carôtenoit   C. Phitocrom.   D. Diệp lục a.
Câu l6. Xuân hoá là hiện tượng ra hoa củacây phụ thuộc vào nhântố nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp.             B. Nhiệt độ cao.
C. Ánh sáng mạnh.             D. Ánh sáng yếu.
Câu 17. Ở những loài có quang chu kì.Cơ quan nào sauđâyđóngvai tròchínhtrong quang chu kỳ của thực vật?
A. Chồi nách.                  B.Chồi bên.         C. Lá.    D. Thân
Câu 18. Hoocmon đóng vai trò gây đóng khí khổng là:
A. Auxin.   B. Gibêreỉin.     c. Axit abxixic.   D. Etylen
Câu 19. Hoocmon kích thích ra rễ phụ ở cành chiết là
A. auxin.    B. xitôkinin.     C. etylen.       Gibêrelin
u 20. Nhóm thực vật nào sau đây là các cây ngày ngắn?
  1. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
  2. Cà chua, ỉạc, đậu, ngô, hướng dương
  3. Thanh long, cà tím, cà phê, ngô, hướng dương.
  4. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 21. Người ta xác định tuổi cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?
A. Lá thứ 14.     B. Lá thứ 15.             C. Lá thứ12.              D. Lá thứ 13.
Câu 22. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của cơ thể thực vật.
  2. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.
  3. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất các các loài thực vật hạt kín.
  4. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.
Câu 23. Tương quan của hai loại hoocmon nào sau đây quyết định đến trạng thái ngủ nghỉ của hạt và chồi?
    A. auxin/xitôkinin B. AAB/GA    C. auxin/êtylen D. xitôkinin/AAB
Câu 24. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
  2. Nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi lớn.
  3. Tính chuyên hoá rất cao.
  4. Không có tính đặc hiệu đối với loài thực vật.
Câu 25. Hoocmon auxin không có đặc điểm nào sau đây?
  1. Kích thích quá trình nguyên phân và quá trình dãn dài của tế bào.
  2. Kích thích sự nảy mầm của hạt, của chồi
  3. Kích thích quá trình ra rễ phụ.
  4. Thúc đẩy sự ra hoa, kết quả của cây trưởng thành.
Câu 26. Hoocmon giberelin không có đặc điểm nào sau đây?
  1. Kích thích tế bào sinh trưởng kéo dài.
  2. Kích thích quá trình ra hoa của cây.
  3. Tham gia điều hoà quang chu kì ở thực vật.
  4. Ở tất cả các nồng độ khác nhau đều có tác động sinh lí như nhau.
Câu 27. Khi nói về sinh trưởng sơ cấp của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân, rễ).
  2. Do hoạt động của mô phân sinh bên.
  3. Có ở thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm.
  4. Do mô phân sinh lóng hoặc mô phân sinh đỉnh quy định.
Câu 28. Lớp tế bào ngoài cùng của thân cây gỗ được sinh ra từ loại mô phân sinh nào sau đây?
A. Tầng sinh mạch.                            B. Mô phân sinh lóng,
C. Tầng sinh bần.                             D. Mô phân sinh đỉnh.
Câu 29. Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn (đậu đỗ), làm mạch nha (lúa) đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm.          B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch,
C. Giai đoạn ra hoa.                          D. Giai đoạn tạo quả, chín.
Câu 30.Trong các căn cứ sau đây, người ta có thể xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm dựa vào căn cứ nào?
A. Vòng năm.                  B: Tầng sinh mạch,
C. Tầng sinh vỏ.              D. Các tia gỗ.
Câu 31. Trong nghề trồng dứa, khi cây đã ra quả và quả đã phát triển hoàn chỉnh. Muốn quả dứa chín sớm (để cho thu hoạch sớm) thì cần bổ sung cho cây chất điều hoà sinh trưởng nào sau đây?
A. Auxin.       B. Etylen.    C. Axit abxixic.   D. Giberelin.
Câu 32. Chất nào sau đây có tác dụng đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già?
A. Auxin.    B. Xitokinin.      C. Axit abxixic. D. Giberelin.
Câu 33. Hoocmon auxin không có đặc điểm nào sau đây?
  1. Được vận chuyển không cần năng lượng.
  2. Được vận chuyển theo mạch rây.
  3. Chủ yếu được sinh ra ở đỉnh thân và cành.
  4. Có nhiều ở chồi, hạt đang nảy mầm.
Câu 34. Khi nói về tác động sinh lí của auxin đối với cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Thúc đẩy sự phát triển của quả.
  2. Kích thích sự hình thành và kéo dài rễ.
  3. Kích thích hướng sáng, hưởng đất.
  4. Thúc đẩy sự ra hoa.
Câu 35. Khi nói về tác động sinh lí của xitokinin đối với cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Thúc đẩy sự phát triển của quả.
  2. Kích thích sự phân chia tế bào chồi.
  3. Thúc đẩy sự hóa già.        
  4. Thúc đẩy sự tạo chồi bên.
Câu 36. Khi cây đã già thì lượng chất nào sau đây sẽ tăng lên?
A. AIA.             B. Etylen.                 C. Cytokinin.             D. GA.
u 37. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
  2. Nồng độ thấp nhưng gây ra tác động sinh lí lớn.
  3. Thường có tính chuyên hoá thấp hơn so với hoocmon động vật.
  4. Được tạo ra ở đâu thì gây ra tác động sinh lí ở đấy.
Câu 38. Khi nói về vai trò điều tiết quá trình    sinhtrưởngvàpháttriểncủahoocmon thực vật, phát biểu nào dưới đây sai?
  1. Sự phân hoá giới tính của hoa liên quan đến hàm lượng hoocmon trong cây.
  2. Ở cây non nhiều rễphụ thì đa phần sẽ phát triển thànhcây đực.
  3. Cây có rễ và lá nhiều, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoađựchoacáibằng nhau, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng.
  4. Cây có rễ và lá ít,có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệhoa đực hoacái bằngnhau, giới tính đựccái cũng ở trạng thái cân bằng.
Câu 39. Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kỳ trang tính được xác định theo bao nhiêu nhân tố sau đây?
(1) Chiều cao của thân.       (2) Đường kính gốc.
(3) Theo số lượng lá trên thân. (4) Tương quan độ dài ngày đêm.
A. 1.                  B.2.                         C.3.                           D.4.
Câu 40. Phitocrôm đỏ xa (P730) ức chế sự ra hoa của loạicây nào   sau đây?
A. Cây chịu hạn.               B. Cây ngày ngắn.
C. Cây dài ngày.               D. Cây trung tính.
Câu 41. Khi nói về cây ngày ngắn, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Ra hoa vào mùa đông.
  2. Ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn 12 giờ.
  3. Ra hoa khi sống ở vùng xích đạo.
  4. Ra hoa khi đêm dài hơn độ dài đêm tới hạn.
Câu 42.Những chất nào sau đây có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây?
(1) Giberilịn. (2) Xitôkinin. (3) Xitôcrôm. (4) Phitôcrôm.
A. 1,2,3,4.               B.2,4.                  C.  1,4.                     D. 1,3,4.
Câu 43.Khi nói về sinh trưởng thứ cấp của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
  2. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
  3. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
  4. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Câu 44. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, auxin được sử dụng nhằm mục
đích nào sau đây?
  1. Kích thích ra rễ ở cành giâm, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
  2. Kích thích ra rễ ở cành giâm, tăng tỷ lệ đậu quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ.
  3. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
  4. Kích thích ra rễ ở cành giâm, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
Câu 45. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, giberilin (GA) được sử dụng nhằmmục đích nào sau đây?
  1. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ; Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây; tạo quả không hạt.
  2. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ; Sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ; tạo quả không hạt.
  3. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
  4. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ; Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Câu 46. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
  2. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
  3. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
  4. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 47. Khi nói về phitôcrôm, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  2. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  3. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và được chứa trong các lá được chiếu sáng.
  4. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
Câu 48. Mối liên hệ giữa phitôcrôm Pđ và Pđx được biểu hiện như thế nào?
  1. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
  2. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
  3. Dạng Pđ chuyển hoá thành dạng Pđx khi hấp thụ ánh sáng đỏ xa.
  4. D. Dạng Pđx chuyển hoá thành dạng Pđ khi hấp thụ ánh sáng đỏ xa.
u 49. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) với cây ngày dài và cây ngày ngắn, trong điều kiện đêm dài?
  1. Trong điều kiện ngày dài, P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
  2. Trong điều kiện ngày ngắn, P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hóa thành P730kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
  3. Trong điều kiện ngày ngắn, P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
  4. Trong điều kiện ngày dài, P660 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
Câu 50. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn.              B. Cây ngày dài.
C. Cây trung tính.             D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.
Câu 51. Trạng thái trẻ và già của cây chủ yếu là do cân bằng của hai loại hoocmon nào sau đây quyết định?
A. Cytokinin/ GA.              B. AIA/AAB.
C. AIA/Cytokinin.              D. AAB/ Cytokiriin.
Câu 52. Tại sao sự vận chuyển auxin trong cơ thể thực vật được gọi là “vận chuyển phân cực”?
  1. Vì khi vận chuyển auxin có khả năng phân li thành các ion trái dấu.
  2. Vì auxin được vận chuyển theo dòng mạch gỗ ngược hướng trọng lực.
  3. Vì auxin được vận chuyển theo một chiều, từ đỉnh chồi xuống đỉnh rễ.
  4. Vì auxin được vận chuyển từ các cơ quan còn non đến các cơ quan già để ngăn chặn sự hóa già.
Câu 53. Khi cắm hoa để giữ cho hoa tươi lâu người ta có thể dùng hoocmon thực vật phun lên hoa. Loại hoocmon đó thường là loại nào sau đây?
A. Cytokinin.                B. Auxin.        C. Etylen. D. Axit abxixic.
Câu 54. Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, phân bào nguyên phân có bao nhiêu vai trò sau đây?
(1) Tăng số lượng tế bào.
(2) Tăng kích thước và số lượng tế bào.
    (3) Thay thế các tế bào già và chết.
    (4) Hàn gắn các vết thương.
    (5) Giúp cây lớn lên.       
    (6) Là cơ sở của sinh sản vô tính
A. 4.                B. 6.                         C. 5.                           D. 3.
Câu 55. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  1. Là sự tăng kích thước chiều ngang của cây.
  2. Do hoạt động của mô phân sinh bên tạo nên.
  3. Xảy ra phổ biến ở cây 2 lá mầm.
  4. Quá trình này chỉ tạo nên mạch rây ở phía ngoài và mạch gỗ ở phía trong.
A. 4.                B.3.                          C.2.                           D. 1.
u 56. Tương quan giữa các hoocmon nào sau đây có vai trò quy định ưu thếngọn?
A. Cytokinin/ GA.                            B. AIA/AAB.
C. AIA/Cytokinin.              D. AIA/GA.
Câu 57. Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây không ra hoa?
A. 16 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
B. 14 giờ chiếu sáng/10 giờ che tối.
C. 15,5 giờ chiếu sáng/ 8,5 giờ che tối.
    D. 4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối/4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
Câu 58. Giải phẩu mặt cắt ngang thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của mặt cắt ngang sẽ thấy các ỉớp cấu trúc theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Vỏ ®Tầng sinh vỏ ®Mạch rây sơ cấp ®Mạch rây thứ cấp
               ®Tầng sinh mạch ®Gỗ thứ cấp ®Gỗ sơ cấp ®Tuỷ.
B. Vỏ ®Tầng sinh vỏ ®Mạch rây thứ cấp ®Mạch rây sơ cấp
               ®Tầng sỉnh mạch ®Gỗ thứ cấp ®Gỗ sơ cấp ®Tuỷ.
C. Vỏ®Tầng sinh vỏ ®Mạch rây sơ cấp ®Mạch rây thứ cấp
               ®Tầng sinh mạch ®Gỗ sơ cấp ®Gỗ thứ cấp ®Tuỷ.
D. Tầng sinh vỏ ® vỏ ®Mạch rây sơ cấp ® Mạch rây thứ cấp
               ®Tầng sinh mạch ®Gỗ thứ cấp ®Gỗ sơ cấp ®Tuỷ.
Câu 59. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun lên rau, cũ thì sẽ gây độc cho cơ thể con người. Nguyên nhân làvì:
  1. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh.
  2. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải.
  3. Auxin nhân tạo giảm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể.
  4. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào.
Câu 60. Khi cây mướp có độ cao nhất định thì người ta tiến hành bấm ngọn cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này?
  1. Bấm ngọn cây mướp để hạn chế sự vươn dàỉ của ngọn, giúp bố trí mướp leo dàn một cách hợp lí.
  2. Bấm ngọn cây mướp để kích thích sự phát triển của chồi bên.
  3. Bấm ngọn cây mướp để giảm bớt hàm lượng auxin (là một hoocmon kích thích sinh trưởng) trong ngọn cây.
  4. Bấm ngọn cây mướp nhằm mục đích tăng năng suất cho cây mướp.
A.3.         B.4.            C.2.             D. 1.
Câu 61. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
  1. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt.
  2. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh,
  3. Làm đất thoáng khí.
  4. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ.
Câu 62. Củ khoai tây sau khi thu hoạch thì trải qua một giai đoạn ngủ rồi mới nảy mầm. Muốn trồng khoai tây trái vụ, người ta xử lý củ giống bằng loại hoocmon nào sau đây?
A. Xitokinin.   B. Auxin.     C. Giberilin.    D. Axit Abxịxic.
Cân 63. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian cầe tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Loại ánh sáng được sử dụng trong thí nghiệm này là ỉoại ánh sáng nào sau đây?
A. Ánh sáng đỏ.                B. Ánh sáng đỏ xa.
C. Ánh sáng trắng.                            D. Ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng.
Câu 64. Người ta tiến hành thí nghiệm cắt hai đỉnh của2 câyhướngdương,sauđó bôi một lớp bột chứa axit indol axetic (AIA) lên vếtcắtcủa một tronghaicây.Quan sát sự sinh trưởng, phát triển của 2 cây trong một thời gian. Cho biết các chỉ tiêu sinh lí và điều kiện ngoại cảnh khác của 2 cây trên là giống nhau. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào dưới đây sai?
  1. Cây được bôi bột chứa axit indol axetic có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại.
  2. Một trong 2 cây cósốlượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại.
  3. Axit indol axeticlàmộtloại chất kích thích sinh trưởng.
  4. Trong thí nghiệm trên việc cắt đỉnh của cây hướng dương nhắm mục đích loại bỏ nguồn sản xuất auxin.
Câu 65. Hiện tượng các cành cây ở dưới tán (cành cây phía dưới) thường bị rụng liên quan đến mối tương quan giữa các loại hoocmon nào?
A. Auxin/Etylen.                               B. AIA/AAB.
C. AIA/Cytokinin.              D.             AAB/ Cytokinin.
Câu 66. Trong thí nghiệm nuôi cấy mô, khi tế bào nhu mô sinh dưỡng tạo mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hóa để kích thích sự ra rễ và mọc chồi của mô sẹo người ta đã điều chỉnh tỷ lệ các loại hoocmon nào trong môi trường nuôi cấy?
A. Auxin/Etylen.               B. AIA/GA.
C. AIA/Cytokinin.              D. AAB/ Cytokinin.
Câu 67. Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, axit abxixic (AAB) có bao nhiêu tác dụng sau đây?
(1) Tác động đến sự rụng lá.  (2) Kích thích sự già hoá.
(3) Tác động đến sự chín quả. (4) ức chế sự sinh trưởng.
  1. Tăng khả ăng chịu hạn của cây .
A.5.                 B.4.                          C.3.                           D.2.
Câu 68. Ở thực vật, hoocmon giberelin (GA) có bao nhiêu tác dụng sau đây?
  1. Tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây.
  2. Kích thích nảy mầm của hạt.
  3. Kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên.
  4. Kích thích ra rễ phụ.
  5. Tạo quả không hạt.
A. 5.       B.4.             C.3.             D. 2.
Câu 69. Khi nói về giberilin (GA), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? .
  1. Kích thích sinh trưởng tế bào theo chiều dài.
  2. Kích thích ra hoa.
  3. Là một trong hai thành phần cửa hoóc môn ra hoa - florigen.
  4. Tác dụng kích thích hay kìm hãm không phụ thuộc vào nồng độ.
  5. Trong phân tử có chứa nguyên tố nitơ.
A.5.                 B.4.                          C.3.                           D.2.
Câu 70. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  1. Đa số cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp.
  2. Cây 2 lá mầm vừa có sinh trưởng sơ cấp, vừa có sinh trưởng thứ cấp.
  3. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển.
  4. Sinh trưởng là một phần của sự phát triển.
  5. Sinh trưởng sơ cấp tham gia vào quá trình tạo ra mạch rây và mạch gỗ.
A. 5.                 B. 4,                         C. 3.                          D.2.
Câm 71.Chất2,4 - D là một ỉoại auxin nhân tạo. Người ta thấmchấtnày lên hoacà chua với nồng độ thích hợp nhằm bao nhiêu mục đích sau đây?
  1. Tạo quả cà chua không hạt.
  2. Tăng số cành cà chua.
  3. Tăng tỷ lệ đậu quả.
  4. Tăng năng suất.
A. 1           B. 2           C. 3           D. 4
Câu 72. Vào mùa đông, người ta thường thắp đèn cho các ruộng thanh long vàobuổi tối nhằm mục đích:
  1. Bổ sung ánh sáng cho thanh long quang hợp để tăng năng suất.
  2. Bổ sung nhiệt để sưởi ấm cho cây thanh long
  3. Đuổi các sinh vật gây hại như sâu bọ, chuột.
  4. Kích thích thanh long ra hoa làm tăng năng suất.
Câu 73. Khi nói về 2 biện pháp: Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biếu nào sau đây đúng?
  1. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa.
  2. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa.
  3. Biện pháp thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa.
  4. Biện pháp thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông có tác dụng kim hãm sự ra hoa.
Câu 74. Người tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của một loài cây bị ảnh hưởng ra sao bởi thời gian chiếu sáng và che tối khác nhau (trong hình vẽ).


(Chú thích: Criticaỉ ninght length - Độ dài đêm tới hạn; Darkness = thời gian che tối)
Loài thực vật này thuộc nhóm cây nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn                       B. Cây ngày i
B. Cây trung tính                        D.Cây ngày ngắn hoặc cây trang tính.
Câu 75. Người ta tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của một lowif cây bị ảnh hưởng ra sao bởi các loại ánh sáng khác nhau trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)] trong giai đoạn tối ằoặc trong tốỉ ở giai đoạn sáng của sự phát triển thực vật (trong hình vẽ).

1 2       3         4      5   . 6


Có bao nhiêu phát biểu dưới đây về thí nghiệm trên là đúng?
  1. Loài cây trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày ngắn.
  2. Khi ta cắt thời gian che tối liên tục thành các khoảng ngắn hơn thời gian đêm tới hạn thì cây sẽ không ra hoa.
  3. Trong thời gian che tối, nếu ta chiếu ánh sáng đỏ và ánh sáng   đỏ xa với thời
gian tương đương nhau thỉ cây sẽ ra hoa.
  1. Ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
  2. Trong thời gian che tối, khi ta chiếu các loại ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa cho cây thì loại ánh sáng được chiếu sáng cuối cùng là có ý nghĩa nhất đối với sự ra hoa của cây.
A. 5.                 B. 4.                          C. 3.                          D. 2.
u 76. Cho các dụng cụ, hoá chất và đốỉ tượng nghiên cứu như sau: Các câynhỏcùng giống được trồng trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin nhân tạo,bông, dao. Những thao tác nào sau đây có trong thí nghiệm chứng minh vai tròcủa auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn?
  1. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của1trong2 câycòn câykiagiữ nguyên.
  2. Cắt chồi ngọn của 2 cây.
  3. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của 1 trong 2 cây còn cây kia để nguyên.
  4. Cắt chồi ngọn của 1 trong 2 cây.
  5. Dùng 2 miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của cây bị cắt ngọn và đỉnh sinh trưởng của cây không bị cắt ngọn.
  6. Dùng 2 miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 2 cây.
  7. Lấy 2 cây con làm thí nghiệm.
A. 1.7.     B. 2. 6. 7.      C.4.5.7.         D. 2. 3« 7.



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây