kho bài tập

https://khobaitap.com


Đánh giá về nền hoà bình do Hôi nghị Véc-xai đem lại

Đánh giá về nền hoà bình do Hôi nghị Véc-xai đem lại, Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc (Foch) - nguyên Tổng tư lệnh quân đôi Đồng minh ở châu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy ?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 - Khối 11, năm 2006)
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
  • Sau khi chiến  tranh thế giới thứ nhất kết    thúc, để  lập lại  hoà bình và trật   tự thế giới  mới, các
nước thắng trận đã triệu tập Hội nghị Véc-xai vào ngày 18/1/1919; với sự tham dự của 27 nước, dưới sự chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp.
  •  Tại hội nghị, các hoà ước đã được kí kết, tạo ra hệ thống Hoà ước Véc-xai, trong đó quan trọng nhất là Hoà ước Véc-xai được kí với Đức. Ngoài ra còn các hoà ước kí với Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kì...
  • Hoà bình được lập lại, mang trong lòng nó mầm mống một cuộc chiến tranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với Mĩ, Anh, Pháp.
  •  Với Hoà ước Véc-xai, Đức phải chịu tổn thất rất lớn : mất V8 đất đai, trong đó trả Andát, Loren cho Pháp, cắt đất cho Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch...bồi thường chiến phí chiến tranh nặng nề...
  •  Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy” (Lênin). Các                 thế lực  quân phiệt là giai  cấp tư sản Đức  coi Hoà ước  Véc-xai là một  “quốc sĩ’,  một hoà
ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phải phục thù. Mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại.
 
  •  Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Véc-xai. Những tham vọng về                  về          quyền   lợi     của                                         Nhật                              ở Viễn Đông, ở Trung Hoa;                  của Italia ở Địa Trung   Hải,                                        ở bán                             đảo
Bancăng không được thoả mãn. Sau khi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất mãn của Nhật, Italia càng tăng lên.
  • Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Italia, Nhật là những nước bất mãn với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào con đường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế giới.
  •  Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  • Như vậy,  từ năm 1919 nền hoà bình được   lập lại,  thế nhưng thực  chất đó  là thời kì  hưu  chiến,
đủ để các nước Đức - Italia - Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào cuộc chiến tranh mới.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây