kho bài tập

https://khobaitap.com


- Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại như thế nào ?

Dựa vào sự hiểu biết của anh (chị) về Cách mạng tháng Mười Nga, hãy làm rõ những ý sau
đây :
- Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
- Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại như thế nào ? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy ?
tải xuống (3)
Dàn ý chi tiết
Trong lịch sử nhân loại có những cột mốc lịch sử vĩ đại mà càng đứng lùi càng thấy rõ tầm cao của chúng. Trong số những cột mốc lịch sử ấy, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cột mốc đánh dấu bước chuyển của loài người từ kỷ nguyên của chế độ người bóc lột sang kỷ nguyên con người tự làm chủ vận mệnh của mình, mở ra một chế độ mới trong sự tiến hoà của loài người. Bởi thế, tầm cao của nó khó có một cột mốc lịch sử nào khác sánh kịp. Theo ý nghĩa đó, nhân loại đã khẳng định cuộc Cách mạng tháng Mười là một bước ngoặc trong lịch sử thế giới và chắc chắn là một trong những sự kiện nổi bật nhất trên trái đất này.
... Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
+ Dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ thiên tài - Lê-nin; được trang bị bằng lý luận sắc bén và sự chỉ đường của một hệ tư tưởng tiến bộ của thời đại - Chủ nghĩa Mác, với việc nắm chắc quy luật khách quan cũng như chớp đúng thời cơ cách mạng, ngày 7 tháng 11 năm 1917, nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã làm nên cuộc cách mạng rung chuyển thế giới - Cách mạng Tháng Mười Nga. Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười là ở chỗ: nó không phải là cuộc cách mạng thay đổi chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác; mà là cuộc cách mạng “giành được nước Nga từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những người lao động”; là cuộc cách mạng về cơ bản thủ tiêu chế độ bóc lột, áp bức, bất công của chế độ tư bản chủ nghĩa,
đưa nhân dân lao  động lên làm chủ, thay đổi căn bản địa vị của họ trong xã hội;  là cuộc cách mạng vạch
thời đại, mở đường cho nhân loại đi tới tương lai xã hội chủ nghĩa.
+ Với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực, lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp của những người lao động vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, tự đứng ra tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới. Mệnh đề “dân là chủ”, sự khát khao của loài người từ bao thế kỷ mới thực sự có ý nghĩa và trở thành hiện thực từ Cách mạng Tháng Mười. Dân là chủ và người chủ ấy thực hiện quyền làm của mình ngay từ khi có chính quyền và ngày càng được phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới. Nhân dân lao động làm chủ không chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; quyền làm chủ ấy không chỉ thể hiện trong các văn bản hiến pháp, pháp luật, mà ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày.
Trải qua quá trình phát triển từ khi loài người xuất hiện cho tới nay, xã hội loài người đã trải qua bốn chế độ khác nhau, đó là : Chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ chủ nghĩa tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa.                Mỗi một chế                 độ là sự hoàn thiện về xã hội, phục vụ  hơn cho đời sống người dân, đặc
biệt là nhân dân lao động, tự do, dân chủ hơn.
+ Vai trò của người nhân dân là quan trọng nhất để hình thành một chế độ mới, một chế độ phải thật sự mang lại quyền làm chủ cho nhân dân.
+ Sự thành công nhanh chóng và triệt để của Cách mạng Tháng Mười Nga chứng tỏ quy luật khách quan của sự vận động phát triển không ngừng. Đó là thế giới sẽ đi từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác tiến bộ hơn. Minh chứng một thực tế là chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn phủ định về nguyên tắc đối với chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ chân lý và sức sống bền bĩ vĩ đại của Chủ nghĩa Mác. Có thể nói chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ, hoàn thiện nhất cho tới nay mà thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành, bước tiến hoá đưa loài người vươn tới một tương lai mới, tự do, bình đẳng,...
...Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư bản thời cận đại như thế nào ? Tại sao lại như vậy ?
+ Lịch sử nhân loại trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra đã từng diễn ra rất nhiều các cuộc cách mạng lớn điển hình như : Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI), Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII), Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII), Cuộc đấu tranh thống nhất ở nước Đức và Italia giữa thế kỉ XIX, Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865), Cải cách nông nô Nga (1861), Cuộc Duy Tân Minh Trị (nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), Cách mạng Tân Hợi (1911). Do điều kiện cụ thể và tương quan lực lượng ở mỗi nước mà cách mạng tư sản nổ ra dưới các hình thức khác nhau, song về bản chất đều là những cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản ở các nước ở các mức độ khác nhau đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập hệ thống nhà nước tư sản hoặc cải tổ nhà nước phong kiến theo thiết chế tư bản. Chủ nghĩa từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền - chủ nghĩa đế quốc. Hệ quả cuối cùng cái mà các cuộc cách mạng ấy đem lại chỉ là cách chuyển từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác.
+ Từ khi ra đời cho tới khi giành thắng lợi chế độ tư bản chủ nghĩa cũng phải trải qua quá trình đấu tranh với chế độ phong kiến lỗi thời, luôn tìm cách ngăn cản sự phát triển của sức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thậm chí có lúc chủ nghĩa tư bản thất bại trước thế lực của phong kiến. Nhưng nói chung là chế độ tư bản chủ nghĩa phần nào chỉ phục vụ cho vai trò thống trị của tầng lớp tư sản, còn đối với người dân lao động thì phần nào bị hạn chế, tuy chủ nghĩa tư bản có phần tự do dân chủ hơn chế độ phong kiến.
+ Mặt khác, ở chế độ chủ nghĩa xã hội, từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đánh dấu bước tiến mới trong xã hội loài người, sự ra đời của một chế độ mới mới, chế độ thuộc về nhân dân. Trải qua Công xã Pari (1871) và phong trào cách mạng Nga (1905 - 1907) mà lực lượng chủ yếu vẫn là nhân dân (công - nông - binh). Nếu có cách cuộc cách mạng tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời, cách mạng tư sản dưới hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc,... thì cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội lại làm nhiều hơn là đấu tranh chống phong kiến    lẫn tư sản. Điển            hình là cuộc   Cách                                      mạng Tháng      Mười Nga    vĩ      đại. Cuộc     đấu tranh
nào cũng phải trải qua quá trình lâu dài để giành thắng lợi, để chứng tỏ sức mạnh của chính nó.
+ Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga khác về bản chất hoàn toàn so với các cuộc cách mạng trước đó (thời cận đại) bởi vì nó về cơ bản thủ tiêu tất cả mọi hình thức bóc lột của chế độ trước, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Cách mạng Tháng Mười Nga còn là một đột phá đầu tiên, tiến công, lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga. Nếu như, Công xã Pari mới chỉ diễn ra ở thủ đô, bị bao vây cô lập bởi chế độ tư bản khắp nước Pháp, cho nên chỉ tồn tại được 72 ngày, thì ngược lại, Cách mạng Tháng Mười là cuộc tiến công lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi trên khắp nước Nga. Cách

mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi cho ta một nhận thức quý giá rằng, không phải chế độ tư bản là bất diệt, không phải chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga là kết quả của sự vận dụng phát triển lý luận tuyệt vời những nguyên lý chủ nghĩa Mác của Lê-nin. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang phát triển, chủ nghĩa Mác một mặt khẳng định, tiến bộ lịch sử vĩ đại của nó so với thời đại phong kiến, nhưng mặt khác đã vạch rõ mâu thuẫn sẽ dẫn chủ nghĩa tư bản đến chỗ tất yếu diệt vong, và cách mạng vô sản nhất định nổ ra, chủ nghĩa xã hội nhất định thay thế chủ nghĩa tư bản. Đó là kết quả tư duy uyên bác của Lê-nin.
o Cách mạng tháng Mười thành công, đưa nước Nga trở thành nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Trải qua những chặng đường khó khăn, gian kho với biết bao tổn thất, hy sinh, Nhà nước Xô viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, có nền văn hoá, khoa học - kĩ thuật tiên tiến và có vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Cách mạng thành công, còn là sự ghi nhận sự cùng tồn tại và đấu tranh giữa hai hệ thống thế giới: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản bị thu hẹp lại rất nhiều về không gian, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất toàn cầu; những điều kiện hoạt động của bản thân hệ thống tư bản thế giới căn bản cũng thay đoi không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng; một thế giới mới đã xuất hiện với hai cực của nó trên bình diện xã hội và giai cấp.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây