kho bài tập

https://khobaitap.com


Bệnh ung thư và sức khỏe tình dục: Những điều cần biết

Sau khi có chẩn đoán mắc ung thư, người bệnh thường chỉ quan tâm đến việc điều trị bệnh sao cho nhanh khỏi. Vấn đề sức khỏe tình dục ở bệnh nhân ung thư và sau khi khỏi bệnh thường bị bỏ qua bởi áp lực tới từ bệnh tật và quá trình điều trị.
Bệnh ung thư và sức khỏe tình dục: Những điều cần biết
Vậy sự thực khả năng tình dục ở người bệnh ung thư thế nào?
Thông thường một bệnh nhân biết mình bị ung thư sẽ cảm thấy hoang mang và có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi. Vấn đề đầu tiên họ quan tâm là phương thức điều trị bệnh như thế nào. Sau khi bệnh được chữa khỏi hoặc kiểm soát, họ bắt đầu quan tâm hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống, cách sinh hoạt và đặc biệt là đời sống tình dục.
Bị mắc bệnh ung thư không có nghĩa là người bệnh không còn khả năng và nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư đều gặp phải những khó khăn về tình dục, có thể tạm thời hoặc lâu dài. Việc điều trị một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, còn trong các bệnh ung thư khác có ảnh hưởng gián tiếp do các liệu pháp điều trị và tình trạng sức khỏe không cho phép để hoạt động tình dục...
Các thay đổi về tình dục ở người bệnh ung thư theo giới tính là:
Nam giới: Thay đổi về ngoại hình. Thay đổi về hứng thú tình dục, mức độ cực khoái, rối loạn cương dương.
Nữ giới: Thay đổi về ngoại hình. Thay đổi về hứng thú tình dục. Thay đổi trong tính nhạy cảm tình dục, ví dụ như giảm nhạy cảm của đầu vú. Thay đổi về mức độ cực khoái. Các vấn đề liên quan đến âm hộ, âm đạo. Tác động của mãn kinh sớm như âm đạo bị khô, nóng bừng, đau khi quan hệ tình dục,...
Các vấn đề từ chính bệnh ung thư hay do điều trị có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Nhiều bệnh nhân cảm thấy kém hứng thú trong quan hệ tình dục. Không thể có được hoạt động tình dục như trước kia - là những trở ngại cản trở tình dục của người bệnh ung thư. Một số phương pháp điều trị ung thư gây ra những thay đổi ở cơ quan sinh dục, vì thế cũng làm thay đổi cả đời sống tình dục. Một số đàn ông không thể có và giữ được sự cương cứng sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật hoặc ung thư cả hai bên tinh hoàn. Vấn đề thường gặp ở bệnh nhân nữ ung thư vú là tình trạng khô âm đạo và giảm ham muốn, do tác dụng phụ của hóa trị và liệu pháp hormon gây ra. Khi đó, chị em sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt tình dục, hoặc thậm chí còn làm họ đau đớn sau điều trị ung thư.

Bệnh nhân ung thư thường ngại đề cập những ảnh hưởng liên quan tình dục.
Những thay đổi trong vấn đề tình dục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bản thân bệnh nhân và người bạn đời. Hơn nữa nó có thể kéo dài tới hàng năm sau khi quá trình điều trị đã kết thúc. Tuy nhiên, để cân bằng tâm lý, sức khỏe và cuộc sống, người bệnh cần phải loại bỏ những mặc cảm này để thích ứng với tình hình hiện tại của bản thân.
Sức khỏe tình dục là một vấn đề khá rộng, đó là một phần của cuộc sống, không chỉ có duy nhất vấn đề quan hệ tình dục hay các hành động có liên quan tới tình dục. Nó còn bao gồm cả ngoại hình, suy nghĩ, cảm xúc về bản thân, sự thấu hiểu, cảm thông và kết nối với người khác.
Bất kỳ ai, không riêng gì bệnh nhân ung thư, đều cảm thấy lo lắng, ngại ngần khi đề cập với bác sĩ các vấn đề liên quan tới tình dục. Nhưng dù là trong tình huống nào, trao đổi với bác sĩ về những thay đổi, về những mối quan tâm của bản thân luôn là điều quan trọng. Việc chủ động chia sẻ của người thân hoặc nhânviên y tế sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân, đồng thời mở ra những kênh giao tiếp và khuyến khích bệnh nhân bộc lộ cảm xúc của mình.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, những người điều trị khỏi bệnh ung thư sẽ có đời sống tình dục hoàn toàn bình thường. Việc từng mắc bệnh ung thư không hề ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của họ. Vì vậy người bệnh ung thư hãy lạc quan để vượt qua chính mình.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây