kho bài tập

https://khobaitap.com


LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN VIẾT VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.

A. LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TROG VĂN BẢN.
I. Liên kết và tác dụng của liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Khái niệm liên kết đoạn văn.
- Là tạo cho văn bản đảm bảo tính chỉnh thể về hình thức và tính thống nhất, trọn vẹn về nội dung.
tải xuống (3)
2. Tác dụng:
          - Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện chuyển đoạn.
          - Đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận, giúp cho người viết văn bản trình bày vến đề một cách lôgíc, chặt chẽ; đồng thời giúp cho người tiếp nhận văn bản có thể lĩnh hội được đầy đủ nội dung của văn bản.
II. Cách liên kết các doạn văn trong văn bản.
1. Dùng từ ngữ liên kết.
          * Vị trí: Các từ liên kết đoạn thường được đặt đầu đoạn văn.
          * Các từ liên kết đoạn văn:
+ Quan hệ từ: và, nhưng……
+ Đại từ, chỉ từ: đó, thế, này, đây, vậy,…….
+ Các cụm từ thể hiện ý liệt kê : một là, hai là, ba là,......thứ nhất, sau cùng, trước hết,,.......
+ Từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát : Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại.....
+ Từ ngữ có quan hệ so sánh, tương phản : nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy……
+ Từ ngữ thay thế: Đó là, trước đó, sau đó…..
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
          * Vị trí: Có thể đặt ở cuối đoạn trên, đầu đoạn dưới hoặc giữa hai đoạn.
          * Tác dụng:
+ Nhắc lại nội dung đoạn trước để chuyển ý vào đoạn sau:
VD:
+ Khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới:
VD:
+ Mở ra nội dung đoạn sau:
VD:
III. Bài tập áp dụng ( BT – Sách BT nâng cao).
1. Bài tập 1 ( Tr 30).
          Các từ ngữ liên kết đoạn đồng nghĩa hay gần nghĩa:
  • Vậy mà: thế mà, vậy nhưng, thế nhưng, ấy thế mà,…
  • Tuy nhiên: nhưng, tuy vậy, song,….
  • Mặt khác: mặt kia
  • Cuối cùng: sau cùng, kết thúc là…..
  • Nói tóm lại: Tổng kết lại, tựu chung lại…..
2. Bài tập 3 ( Tr 30) .
B. KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
I. Lí thuyết chung:
1. Tự sự:
          - Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
          - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
          - Sự việc: Được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian nào? ở đâu? do ai (nhân vật nào) thực hiện?, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…. Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự  diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
          - Nhân vật: Là người thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản. Nhan vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm…..
VD: Các sự việc:
  1. Lão Hạc gửi tiền cho ông giáo giữ hộ.
  2. Lão Hạc bán chó.
  3. Lão kể chuyện với ông giáo về thằng con trai của lão.
  4. Lão vật vã trên giường hơn hai tiếng đồng hồ rồi chết.
  5. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể về lão Hạc.
  6. Lão xin Binh Tư ít bả chó.
  7. Lão bòn mọi có thể ăn được để sống cho qua ngày.
  • Sắp xếp lại :
  1. Lão kể chuyện với ông giáo về thằng con trai của lão.
  2. Lão Hạc bán chó.
  3. Lão Hạc gửi tiền cho ông giáo giữ hộ.
  4. Lão bòn mọi thứ có thể ăn được để sống cho qua ngày.
  5. . Lão xin Binh Tư ít bả chó.
  6. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể về lão Hạc.
  7. Lão vật vã trên giường hơn hai tiếng đồng hồ rồi chết.
3. Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
          * Bước 1 : Xác định sự việc chọn kể.
          * Bước 2 : Chọn ngôi kể cho câu chuyện :
                             - Ngôi mấy?
                             - Xưng là:
          * Bước 3: Xác định trình tự kể:
                             - Bắt đầu từ đâu ? diễn ra thế nào? Kết thúc ra sao ?
          * Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết( bao nhiêu ? ở vị trí nào trong truyện ?)
          * Bước 5 : Viết thành văn bản.
4. Dàn ý:
          * Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
          * Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
                   ( Sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc đỉnh điểm, sự việc kết thúc)
                   ( Trong khi kể, chú ý kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả).
          * Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể.
* Lưu ý:
Phương pháp viết phần mở bài:
          - Kiểu mở bài:
                   + Mở bài trực tiếp: Trả lời thẳng vào câu hỏi.
                   + Mở bài gián tiếp: Nêu vấn đề sẽ kể trong bài sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề kể.  
          - Mô hình viết mở bài gián tiếp:
  • Yêu cầu:
+ Ngắn gọn, xúc tích.
+ Đầy đủ, độc đáo, tự nhiên.
*Lưu ý: cần tránh một số trường hợp sau:
          + Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa với vấn đề ( đối tượng) kể.
          + Tránh dẫn dắt ý không liên quan gì với vấn đề sẽ nêu.
          + Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết.
Phương pháp viết phần thân bài:
Phương pháp viết phần kết bài:

II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
          Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
  • Mở bài: + Dẫn dắt về tình bạn.
                             + Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm nào ? ( nêu một cách khái quát).
                            + Ấn tượng chung về kỉ niệm ấy.
          * Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :
                   + Nó xảy ra ở đâu(thời gian)? Lúc nào( địa điểm)? Với ai( nhân vật) ?
                   + Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kết quả…).
                   + Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
          * Kết luận: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
2. Bài tập 2:
          Kể chuyện một bạn học sinh phạm lỗi.( Viết đoạn văn)
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây