kho bài tập

https://khobaitap.com


Phân tích Nước Đại Việt ta để thấy được tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Đề bài: Phân tích Nước Đại Việt ta để thấy được tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
- Nêu y/c của đề?
- ND cần làm sáng tỏ?
- Cách làm?
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn ý đảm bảo các ý cơ bản sau
tải xuống (3)
1) Tìm hiểu đề. - Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.
- Cách làm: phân tích các phần trong đoạn trích.
2) Lập dàn ý.
a. Mở bài:- NT là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi ''BN sách'' với chiến lược tâm công. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết BNĐC - một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài BNĐC nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
b. Thân bài: - Nhân nghĩa theo quan niệm nho giáo là quan hệ giữa người với người, bó hẹp trong đạo vua tôi. Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa là “yên dân” và ''điếu phạt'' “ trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết ''Bình Ngô đại cáo'' thì Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Ở đây hành động điếu phạt là trừ giặc Minh bạo ngược để cho dân có cuộc sống yên lành. Đây là tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. Như vậy nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Qua đó ta thấy tư tưởng của những vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn như Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
- Tám câu thơ tiếp tác giả khẳng định chủ quyền dân tộc. Một đất nước có độc lập, chủ quyền là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng ''Núi sông ...''; ''phong tục''; ''Từ Triệu ... '' . Đó là những yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc. Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''. Nhắc đến điều này NT nhằm khẳng định nước Đại Việt là nước độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan của lịch sử không thể chối cãi được - điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định. Quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.
- Phần cuối của đoạn trích bằng giọng văn hùng hồn tác giả đã dẫn ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ sức mạnh của nhân nghĩa.
                           Lưu Cung tham …bại.
                          Triệu Tiết ………vong
                          Cửa Hàm Tử……Ô Mã.
-  NT đã đưa ra những minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh của chính nghĩa. Kẻ thù cố tình xâm phạm chủ quyền, đi ngược lại chân lí khách quan, lấy tư tưởng nước lớn bá quyền thì trước sau cũng thất bại: Lưu Cung thất bại, Toa Đô, Ô Mã bị giết bị bắt…Tác giả lấy chứng cớ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
c. Kết bài: - Với cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thô riêng, có phong tục tập quán riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.
3) Viết bài.
a. Mở bài: - NT là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi ''BN sách'' với chiến lược tâm công. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết BNĐC - một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài BNĐC nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
b. Thân bài:
c. Kết bài: - Với cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thô riêng, có phong tục tập quán riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.                                                                  
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây