SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Thứ ba - 17/08/2021 11:44
1. Môi trường sống của sinh vật
- MT là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các yếu tố a/h trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
-Có 4 loại mt sống của sv:
+ MT nước: Nước mặn, nc ngọt, nc lợ...
+MT trong đất: Đất cát, đất sét, đá, sỏi.....
+MT đất- kk(mt trên cạn): Đất đồi núi, đất đồng bằng...bầu khí quyển bao quanh trái đất.
+MT sinh vật: ĐV, thực vật và con người...là nơi sống cho các sv khác
-VD: sgk
2. Các nhân tố sinh thái của mt
-NTST là các yếu tố của mt tác động đến sv, được chia thành 2 nhóm:
+ NTST vô sinh (không sống): KK, độ ẩm, ánh sáng...
+ NTST hữu sinh(sống) : Được chia thành 2 nhóm: Các sinh vật như cây xanh, vs kí sinh, sv cộng sinh....và NTST con người có tác động tiêu cực (săn bắt, đốt phá rừng) và tác động tích cực (cải tạo, nuôi dưỡng, lai gép)
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng , từng môi trường và thời gian tác động.
3. Giới hạn sinh thái
- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 NTST nhất định
-GHST ở các loài đv khác nhau là khác nhau. SV có giới hạn sinh thái rộng sẽ phân bố rộng , dễ thích nghi
-VD: Cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là: 5-420C, VK suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C- 900C
ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
1.Thực vật
-A/S làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật


-Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì chúng tiếp nhận ít a/s nên q/hợp kém-> t/hợp được ít chất h/cơ không đủ cho hô hấp nên cành phía dưới khô và héo dần  và sớm rụng -> hiện tượng tự tỉa thưa
-T/V được chia làm 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với đk chiếu sáng
+ Thực vật ưa sáng gồm những cây sống nơi quang đãng: Ngô, lúa...
+T/V ưa bóng gồm những cây sống ở nơi có a/s yếu, sống trong bóng râm: cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu...
-Ứng dụng trong sản xuất:
+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: Trồng đỗ dưới gốc các cây ngô giúp tăng năng xuất và tiết kiệm thời gian, công sức...
+Không trồng lúa dưới gốc cây tre..
2. Ảnh hưởng của A/s lên đời sống động vật
-Giúp đv định hướng được trong không gian: chim di cư có thể bay xa được hàng nghìn km
-A/h đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản: Nhiều loài thú hđ ban ngày : Bò, trâu, dê, cừu...
Nhiều loài hđ ban đêm: chồn, cáo, sóc...Mùa xuân và mùa hè có ngày dài là t/g sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thieus sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào t/g sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh
-Người ta chia đv thành 2 nhóm:
+ Đv ưa sáng gồm những đv hoạt động ban ngày, vd:
+ Đv ưa tối gồm những đv hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển, vd:
-Ứng dụng trong chăn nuôi:
+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt  đẻ nhiều trứng
+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
1. Nhiệt độ
-Nhiệt độ mt ảnh hưởng tới hình thái, hđ sinh lí, tập tính của sinh vật
-Đa số các loài sv sống trong phạm vi 00C-500C, ở thực vật cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20-300C, t0 trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
-TV vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi t0 kk cao, thân mọng nước...
-TV vùng lạnh vào mùa đông thường rụng lá: Giúp giảm diện tích tiếp xúc với kk lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây
-ĐV ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đ/ điểm khác nhau
+ ĐV vùng lạnh có lông dày hơn , k/thước lớn hơn so với thú ở vùng nóng
+ Nhiều loài đv có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: Chui vào hang, ngủ đông, ngủ hè...
+ Có 1 số sv sống được ở n/độ rất cao như vk suối nước nóng chịu đc n/độ 70-900C. Một số sv chịu đc t0 rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu đc n/độ -270C
-Dựa vào sự a/h của n/đ lên đ/s sv, ng ta chia sv thành 2 nhóm:
+ SV biến nhiệt: Có n/đ cơ thể phụ thuộc vào n/đ môi trường, nhóm này gồm: VSV, nấm, tv, đv k xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ SV hằng nhiệt có n/đ cơ thể k phụ thuộc vào n/đ của mt, gồm các đv có tổ chức cao như: Chim thú và con người.
2. Độ ẩm
-Độ ẩm kk và độ ẩm của đất a/h nhiều đến sinh trưởng, phát triển của sv
+ Có những sv thường xuyên sống trong nước hoặc tr mt ẩm ướt ven các bờ suối , dưới tán cây rừng rậm
+ Có những sv sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá....
-SV sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái cấu tạo khác nhau:
+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng : Phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển...
+ Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển...
+ Cây sống nơi khô hạn: Cơ thể mọng nước, lá và cây tiêu giảm, lá biến thành gai...
+ Đv sống ở nơi ẩm ướt( ếch, nhái..) khi trời nóng có thể mất nc nhanh vì da chúng là da trần , bò sát khả năng chống mất nc hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.
- Dựa vào a/h của độ ẩm lên đ/s sv người ta chia sv thành các nhóm: Tv ưa ẩm, t/v chịu hạn, đv ưa ẩm, đv chịu hạn.
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
1. Quan hệ cùng loài
-Các sv cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể
-Trong một nhóm cá thể , chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau
+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc chống lại kẻ thù, di cư , tìm kiếm thức ăn , chống chọi với mt..
+ Tuy nhiên khi gặp đk bất lợi ( thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao...)các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau. Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể , hạn chế sự cạn kiệt thức ăn trong vùng .
2. Quan hệ khác loài
Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Hỗ trợ Cộng sinh
 
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sv Cộng sinh giữa nấm và tảo thành địa y
Hội sinh Sự hợp tác giữa 2 loài sv trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại Địa y sống bám trên cành cây
Cá ép sống bám vào rùa biển
Đối địch Cạnh tranh Các sv khác loài cạnh tranh giành  nơi ở, t/ă và các đk sống khác. Các loài kìm hãm sự pt của  nhau Trên 1 cánh đồng lúa, khi cỏ dại pt  làm  giảm năng xuất lúa
Kí sinh, nửa kí sinh SV sống nhờ trên cơ thể của sv khác , lấy các chất dd, máu từ sv đó Rận và bét sống trên da trâu, bò hút máu của trâu, bò
Giun đũa sống trong ruột người
SV  này ăn sinh vật khác ĐV ăn thực vật, ĐV ăn đv, thực vật bắt sâu bọ Hươu, nai bị hổ săn bắt làm thức săn
Cây nắp ấm bắt mồi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay10,600
  • Tháng hiện tại170,105
  • Tổng lượt truy cập7,026,409
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây