CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH

Chủ nhật - 27/06/2021 22:43
1. Chu Phi:
a- Những nét chung:
_ 57 quốc gia lớn nhỏ. Diện tích: 30,3 triệu km2. Dân số: Khoảng 650 triệu người (1993).
tải xuống (3)
tải xuống (3)
_ Là châu lục giàu tài nguyên, là cái nôi của nhân loại, nhưng do hậu quả chính sách thống trị và vơ vét của chủ nghĩa thực dân qua nhiều thế kỷ, châu Phi trở nên nghèo nàn, lạc hậu rất nhiều so với các châu lục khác, được mệnh danh "thế giới thứ ba của thế giới thứ ba".
_ Trước chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là "lục địa ngủ kỹ". Sau chiến tranh, châu Phi là một "lục địa mới trỗi dậy" trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, chủ nghĩa thục dân.
b- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT từ 1945 - nay: Gồm 4 giai đoạn lớn:
1945 - 1954: Phong trào bùng nổ đầu tiên ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu ở Ai Cập lật đổ nền quân chủ (vương triều Pharúc) và nền thống trị thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18-6-1953).
1954 - 1960: Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam (1954) đã góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân Bắc và Tây Phi. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri (11-1954). Sau đó nhiều quốc gia đã giành độc lập (Tuynidi, Ma Rốc, Xu Đăng, Gana, Ghinê). Đến 1960, hầu hết Bắc và Tây Phi giành độc lập .
1960 - 1975: Năm 1960 là "Năm châu Phi" với sự kiện 17 nước ở Tây, Đông và Trung Phi giành độc lập. Tiếp đó, thắng lợi của nhân dân Angiêri  (3-1962), Êtiôpi (1974), Mô dăm bích (1975) và đặc biệt thắng lợi của cách mạng Angôla dẫn đến việc ra đời của nước cộng hòa Angôla (11-1975), đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
1975 - 2000: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ giành ĐLDT với sự ra đời của nước cộng hòa Namibia (3-1991). Đây cũng là giai đoạn ND Nam Phi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. Cuối tháng 4-1994, lần đầu tiên trong lịch sử, Nam Phi tiến hành tuyển cử DC không phân biệt chủng tộc.
c- Đặc điểm phong trào GPDT ở châu Phi:
_ Các nước châu Phi thành lập được Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU - 1963) giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh CM. (Hiện nay đang xúc tiến thành lập Liên minh châu Phi – AU).
_ Lãnh đạo phong trào CM hầu hết đều do các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc. Giai cấp vô sản châu Phi chưa trưởng thành (một số nước Bắc Phi và Nam Phi có đảng cộng sản nhưng chưa nắm được quyền lãnh đạo CM).
_ Hình thức chủ yếu: đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng để các nước phương Tây công nhận độc lập.
_ Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước sau độc lập không đều nhau. (vùng châu Phi xích đạo chậm, còn vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng).
d- Những khó khăn hiện nay:
_ Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới; sự vơ vét, bóc lôt kinh tế của các cường quốc phát triển phương Tây.
_ Nợ nước ngoài nhiều, đói, bệnh tật, thất học. Bùng nổ dân số.
_ Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
2. Các nước Mỹ La Tinh:
a- Những nét khái quát:
_ Mĩ latinh gồm 20 nước cộng hòa nằm trãi dài từ Mê hi cô ở Bắc Mỹ đến tận Nam Mỹ.
_ Diện tích: trên 20 triệu km2 (1/7 diện tích thế giới). Dân số: gần 600 triệu người (1993).
_ Là khu vực giàu nông sản, lâm sản, khoáng sản.
_ Trước chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức các nước Mĩ latinh là những nước cộng hòa, nhưng thực tế đều là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
_ Sau chiến tranh, phong trào GPDT phát triển mạnh, được mệnh danh là "Đại lục núi lửa".
b- Phong trào GPDT sau chiến tranh thế giới thứ hai:  Phát triển qua 3 giai đoạn:
1945 - 1959: Phong trào nổ ra hầu khắp các nước dưới nhiều hình thức: Bãi công của công nhân (Chi lê), nổi dậy của nông dân (Pê ru, Mê hi cô, Braxin, Vênêxuêla, Êcuađo...), khởi nghĩa vũ trang (Panama, Bôlivia), đấu tranh nghị viện (Goatêmala, Achentina)
1959 - cuối những năm 80:
     + Hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh vũ trang.
     + Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Cu ba (1959), đánh dấu bước phát triển mới của phong trào, cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ latinh.
     + Tiếp đó, phong trào vũ trang bùng nổ ở nhiều nước, (Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru ...). Từ đó, cơn bão táp CM đã bùng nổ ở Mĩ latinh  và khu vực này trở thành "lục địa bùng cháy". Quan trọng nhất là thắng lợi của cách mạng ở Nicaragoa 1979 và ở Chi lê1973. Với những hình thức đấu tranh khác nhau, các nước Mĩ latinh đã lật đổ được các thế lực thân Mĩ, thành lập các chính phủ DTDC.
Từ cuối những năm 80 đến 2000: Do những biến động bất lợi của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991), Mỹ mở những cuộc phản kích chống lại cách mạng ở Mĩ latinh:
     + Can thiệp vũ trang đàn áp cách mạng ở Grênađa 1983, Panama 1990.
     + Uy hiếp, đe dọa cách mạng Nicaragoa.
     + Đặc biệt đối với Cu ba, Mỹ thực hiện bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập tấn công chính trị hòng lật đổ chế độ XHCN ở Cu ba.
Phong trào GPDT ở khu vực Mĩ latinh đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách.
=> Qua hơn 40 năm, các nước Mĩ latinh đã khôi phục lại độc lập, chủ quyền và bước lên vũ đài quốc tế với tư thế độc lập, tự chủ. Một số nước như Braxin, Mêhicô trở thành NICs.
c- Thành tựu - khó khăn
_ Qua hơn 40 năm, bộ mặt Mĩ latinh đã biến đổi khác trước. Các nước đã khôi phục lại được độc lập, chủ quyền và bước lên vũ đài quốc tế với tư thế độc lập, tự chủ, kinh tế ngày càng phát triển. Môt số nước như Braxin, Mêhicô đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs).
_ Tuy nhiên phong trào CM ở Mĩ latinh đang đứng trước những khó khăn và thử thách, đó là sự chống phá của CNĐQ, nhất là đế quốc Mỹ.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,903
  • Tháng hiện tại96,451
  • Tổng lượt truy cập7,822,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây