TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Chủ nhật - 27/06/2021 22:39
1. Hội nghị Ianta
* Bối cảnh diễn ra Hội nghị:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
_ Đầu 1945, thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề nổi lên cần giải quyết:
     + Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương
     + Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
     + Việc phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các nước tham gia chống phát xít.
_ Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở Ianata (Liên Xô), diễn ra từ 4 -> 11-2-1945. (Tham dự có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Xtalin, Tổng thống Mĩ Rudơven, Thủ tướng Anh Sơcsin).
* Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
* Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung của Hội nghị):
_ Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
_ Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
_ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á (tham khảo thêm phần chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 87).
Ø Những quyết định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là "trật tự hai cực Ianta" (trật tự hai cực Xô - Mỹ).
* Đánh giá những quyết định của Hội nghị:
_ Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.
_ Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó, song so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tự  Ianta có những nét khác biệt:
     + Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên Hợp Quốc, tiến bộ hơn so với Hôi Quốc Liên trước kia.
     + Có "cực" Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào CM XHCN, CM GPDT và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
     + Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Osinhtơn.
2- Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta:
_ Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:
     + Thắng lợi của CM Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
     + Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Âu.
     + Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ.
     + Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.
_ Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị phá vỡ:
     + Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối SEV).
     + Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.
     + Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi).
     + Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...).
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa cực” đang dần dần hình thành.
3. Tổ chức Lin Hợp Quốc:
a-Quá trình thành lập:
_ Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn toàn. Các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh mới.
_ Tại Hội nghị Ianta (2-1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
_ Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phơranxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24-10-1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực, được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
_ Lúc mới thành lập, Liên Hợp Quốc có 50 nước thành viên, đến 2002 có 189 nước thành viên. Việt Nam gia nhập vào tháng 9-1977, là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
b-Mục đích:
Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới; thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng bình đẵng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
c-Nguyên tắc hoạt động:
_ Tôn trọng quyền bình đẵng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
_ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
_ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
_ Nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô (Nga), Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc.
_ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
Trong đó nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc là nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp Quốc
d-Các cơ quan chính:
_ Đại hội đồng: Là cơ quan cao nhất của Liên Hợp Quốc gồm tất cả các nước thành viên. Mỗi năm họp một lần. Các vấn đề quan trọng phải được 2/3 số phiếu chấp nhận, các vấn đề khác phải được quá bán mới có giá trị.
_ Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên, chịu trách nhiệm chính về hòa bình, an ninh quốc tế. mọi hoạt động của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 ủy viên thướng trực Hội đồng là Liên Xô (Nga), Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc.
_ Ban thư ký: Là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra, 5 năm họp một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.
_ Ngoài các cơ quan chính, Liên Hợp Quốc còn nhiều tổ chức chuyên môn khác. (Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, chương trình lương thực – PAM, Quỹ nhi đồng quốc tế – UNICEF, tổ chức giáo dục-khoa học-văn hóa – UNESCO, tổ chức y tế thế giới – WHO…).
_ Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại NIU OÓC (Mĩ).
e-Vai trò của Liên Hợp Quốc trong quan hệ quốc tế:
_ Là tổ chức quốc tế lớn nhất nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
_ Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 – đầu 1990 của thế kỷ XX…
_ Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
_ Viện trợ giải quyết nạn đói, bệnh tật ở châu Phi và các nước chậm phát triển...
_ Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều mặt như hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp đỡ thông qua các tổ chức: UNESCO, UNICEF, WHO…
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay5,661
  • Tháng hiện tại22,803
  • Tổng lượt truy cập7,942,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây