BÀI 5: ĐÀN GHITA CỦA LOR-CA (THANH THẢO)

Thứ sáu - 25/06/2021 21:06
/ GIỚI THIỆU
_ Thanh Thảo là đại diện tiêu biểu của thế hệ nhà thơ thời kì chống Mĩ .
_ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức, người suy tư , trăn trở về các vấn đề của xh và thời đại. Đặc biệt thơ ông thường khai thác cái tôi nội cảm và tìm những cách diễn đạt mới qua hình thức thơ tự do.
_ “Đàn ghita của Lor-ca” thể hiện sự khâm phục, nguỡng mộ, một khúc tri âm của Thanh Thảo đối với nghệ sĩ Lor-ca – người đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thụât của Tây Ban Nha.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
II/ PHÂN TÍCH
1/ Hình tượng Lor-ca (1898-1936 )
  _ Lorca nhà thơ tiêu biểu của TBN ở thế kỉ XIX . Trước một đất nước TBN bị cai trị theo kiểu độc tài về chính trị và sự già cỗi về nghệ thuật, Lor-ca vừa cổ vũ nhân dân đấu tranh đòi quyền sống chính đáng ,vừa khởi xướng, thúc đẩy cách tân trong nghệ thuật
  _ Hỏang sợ trước sự ảnh hưởng xã hộ to lớn của ông, năm 1936, bọn phát xít bắt giam và bắn chết ông . Cái chết ấy đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ, tên tuổi ông trở thành 1 biểu tượng của văn hóa TBN và thế giới chống phát xít.
2/ Phân tích thơ:
a. 6 câu đầu: Hình ảnh Lorca: Con người đấu tranh cho tự do, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN
_ Hình ảnh Lorca xuất hiện trong tiếng đàn đầy ám ảnh:
“ Những tiếng đàn bọt nước
                  ……..mỏi mòn”
_ Những hình ảnh trong đoạn thơ giúp chúng ta hình dung ra không khí thờì Lorca sống. Lúc này TBN bị cai trị bởi chính quyền độc tài, nền nghệ thuật còn xưa cũ. Muốn thay đổi những điều đó Lorca đã đấu tranh đổi mới:
+ “Tiếng đàn bọt nước” là thân phận bọt bèo ngắn ngủi , là bi kịch người  nghệ sĩ Lorca
+ “ Áo choàng đỏ gắt” gợi khát vọng đấu tranh và khung cảnh đấu trường của chàng kỵ sĩ cô đơn. Đó cũng là đấu trường của người chiến sĩ Lor-ca đối đầu với chính quyền , của người nghệ sĩ Lor-ca có khát vọng cách tân đối đầu với nền nghệ thuật lạc hậu.
+ Những hình dung từ “ chếnh chóang” , “ mỏi mòn” , “ đơn độc” , gợi nhớ hình ảnh Lor-ca cô đơn trong cuộc đấu tranh ấy. Phải chăng đây cũng là bi kịch của những người chiến sĩ tiên phong?
+ Âm thanh “ li-la li-la li-la” của tiếng đàn ghi ta làm nổi bật người nghệ sĩ hát rong Lor-ca – người đã dùng tiếng đàn để giãy bày khát vọng yêu thương nhân dân mình.
=> Đây là những hình ảnh tượng trưng, siêu thực, giàu biểu tượng, thể hiện phép tương giao,  nhất là lối sắp đặt trường phái nghệ thuật tượng trưng . Nó gợi sự tương phản giữa âm thanh nhỏ bé và màu sắc gay gắt; giữa tiếng đàn nghệ sĩ với áo chòang đấu sĩ; giữa nghệ thuật và bạo lực; giữa số phận con người với hiện thực dữ dội.
b. 16 câu tíếp theo: Lor-ca bị sát hại và sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca vì không ai kế tụ.c
_ Đây là những dòng tự sự làm cái chết của Lor-ca hiện rõ
                                    “ Tây Ban Nha….
                                       ……mộng du”
 + Các hình ảnh đối lập “ TBN – hát nghêu ngao” , “ bỗng kinh hoàng áo chòang bê bết đỏ” gợi sự thương tâm, bi tráng, phủ phàng : cái chết đến quá bất ngờ với Lor-ca . Tiếng hát ngợi ca cái đẹp bị vùi dập không thương tiếc
 + Dù luôn bị ám ảnh bởi cái chết của mình, nhưng Lor-ca không nghĩ nó lại đến sớm như vậy – đến vào lúc chàng không ngờ nhất.  Cho nên, khi “ bị điệu về bãi bắn – chàng đi như người mộng du”
 _ Tiếp theo. cái chết của Lor-ca được diễn tả qua những yếu tố tương phản đậm màu sắc siêu thực : âm thanh , màu sắc, hình khối, dòng máu chảy:
                                     “ Tiếng ghita nâu
                                         ….. máu chảy
+ Tiếng đàn ghi ta được lặp lại vừa diễn tả cảm xúc mãnh liệt, đa chiều trong thơ của ông, vừa khẳng định sự phong phú về nội dung của thơ Lor-ca: “ tiếng ghi ta nâu” trầm tĩnh nghĩ suy; “ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”  thiết tha, hi vọng; “ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” bàng hòang, sửng sốt, tức tưởi; “tiếng ghita ròng ròng máu chảy” đau đớn nghẹn ngào.
+ Trong tiếng đàn ghi ta, nỗi đau, tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa vào nhau thành giai điệu bi thương
  _ Từ sự đồng cảm , tri ân với khát vọng và bi kịch của người nghệ sĩ , Thanh Thảo nói lên những suy tưởng sâu xa về số phận của nghệ thuật
                                      “ Không ai chôn cất tiếng đàn
                                         …………….đáy giếng”
 + Tác giả ngầm hướng người đọc hiểu bài thơ bằng việc đưa di chúc của Lor-ca ở lời đề từ “ khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” . Nó có những nét nghĩa: tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật; tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ sở TBN; nhà cách tân Lor-ca biết một ngày nào đó thơ ca của mình sẽ cản trở những người đến sau trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật . Do đó, ông dặn phải dũng cảm chôn nghệ thuật của ông đi để làm nên cái mới . Đó là đạo đức của người nghệ sĩ lớn
+ Câu thơ “ không ai chôn cất tiếng đàn – Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” gợi lên nhiều suy tưởng: Sự bất tử của nghệ thuật, dù bọn phản động có thể giết Lor-ca nhưng ko thể hủy diệt tiếng đàn của ông. Nó vẫn sống, phát triển mạnh mẽ như môt thứ “ cỏ mọc hoang”. Là nỗi xót thương cái chết của 1 thiên tài. Sự tiếc nuối hành trình cách tân dang dở của Lor-ca, cũng tiếc nuối cho nền văn chương TBN vì nhà cách tân đã chết, nghệ thuật thiếu người dẫn dắt nên nó trở thành “cỏ mọc hoang”.
+ Hình ảnh đẹp mà buồn “ giọt nước mắt vầng trăng long lanh đáy giếng” cũng tạo nên những liên tưởng đa chiều; Đó có thể là lời ngợi ca : cái đẹp của thơ Lor-ca long lanh như ánh sáng vầng trăng sẽ tồn tại mãi. Đó cũng là sự thương xót ,tri âm của Thanh Thảo ( nước mắt ) trước vầng trăng nghệ thuật rất đẹp của Lor-ca
c. 9 dòng cuối : Nghĩ về cuộc giải thóat , tác giả giã từ Lor-ca và sức sống của nghệ thuật
_ Dự cảm về cái chết của mình, Lor-ca đau đớn chấp nhận số phận:
                                       “ Đường chỉ tay đã đứt
                                          …….li- la li-la li-la…..
+ “Đường chỉ tay đã đứt » biểu tượng cho số phận ngắn ngủi , định mệnh đã đặt dấu chấm hết trên đường đời của một con người tài hoa.
 + “Dòng sông rộng vô cùng” là biểu tượng cho dòng sông số phận và cũng là ranh giới giữa sự sống và cái chết.
_ Nhà cách tân chết khi sự sáng tạo đổi mới không ai tiếp bước. Nhưng còn đau đớn hơn khi tên tuổi và sự nghiệp của anh ta trở thành một vật cản cho sự sáng tạo của các thế hệ sau. Cho nên, Lor-ca giã từ, giải thoát cho người ta khỏi cái bóng của mình bằng cách :
                                      “ Lor-ca bơi sang ngang
                                         Trên chiếc ghita màu bạc
 _ Chàng giã từ cách quyết liệt :
                                       “ Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
                                                            ……bất chợt
Các hành động “ ném lá bùa” , “ ném trái tim” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ giải thóat , chia tay thực sự với những ràng buộc, những hệ lụy của trần gian.
_ Chuỗi âm thanh “ li-la li-la li-la” kết thúc bài thơ tạo cho nó có cấu trúc như một bản giao hưởng , gợi sự hồi sinh của Lor-ca trong giai điệu bất tử của xứ sở TBN . Tiếng đàn , nghệ thuật , tình yêu và khát vọng tự do của Lor-ca tồn tại mãi mãi.
3/ KẾT LUẬN
_ Bài thơ “ Đàn ghita của Lor-ca” bộc lộ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca. Đồng thời Thanh Thảo thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp của Lor-ca
  _ Hình tượng Lor-ca được biểu đạt bằng hình thức độc đáo: cấu tứ hài hòa giữa thơ và nhạc, hình ảnh phong phú và đa dạng, ngôn từ mới mẻ, gợi cảm. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,019
  • Tổng lượt truy cập8,430,797
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây