1 | Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện) | Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện) |
2 | Những nguyên nhân của HT | Phân tích ý nghĩa, tác dụng của HT |
3 | Những hậu quả của HT | Phê phán hiện tượng trái ngược |
4 | Đề xuất biện pháp khắc phục HT | Đề xuất phương hướng rèn luyện. |
1 | Giải thích đề | Giải thích đề |
2 | Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của TTĐL. | Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của TTĐL. |
3 | Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại. | Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng. |
4 | Rút ra bài học nhận thức và hành động | Rút ra bài học nhận thức và hành động |
ĐỀ: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.“bệnh vô cảm” trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay. 1/ MB: - Giới thiệu vấn đề liên quan:đất nước ngày càng phát triển, xã hội đang quan tâm nhiều vấn đề như ATGT, ô nhiễm MT, bạo hành trẻ em… - Nêu vấn đề: trong xã hội có hiện tượng thờ ơ, vô trách nhiệm trước mọi vịêc, đó là “bệnh vô cảm”của một số thah niên, HS. 2/ TB: a/ Thực trạng: - “ Bệnh vô cảm” được hiểu là thái độ, hành động, cách cư xử thiếu thiện chí của con người. Họ chỉ chăm lo cho lợi ích của bản thân, thờ ơ ,bỏ qua tất cả những gì xung quanh, không biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người khác. - Một số biểu hiện: + Đòi hỏi ba mẹ cung phụng tiền bạc cho việc chi tiêu của mình vô điều kiện mà không quan tâm đến hòan cảnh gia đình, tình hình kinh tế. + Không biết đòan kết, giúp đỡ bạn bè khi khó khăn, sống theo khẩu hiệu “makeno”- mặc kệ nó. + Ở lớp, không quan tâm đến việc chung, không đóng góp công sức cho tập thể. + Ăn chơi chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình. + Coi việc làm tốt của người khác là “việc bao đồng”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. b/ Những nguyên nhân của “bệnh vô cảm”. - Cá nhân những TH, HS đó vốn ích kỉ, không có một quan niệm sống lành mạnh, hài hòa. - Việc giáo dục của gia đình có thể chưa tốt: nếu từ nhỏ, bố mẹ đã biết chỉ dẫn con làm những việc tốt, gieo vào lòng con trẻ tình nhân ái thì hẳn sẽ không có hiện tượng này. - Ở nhà trường việc nhắc nhở, tạo điều kiện cho HS làm việc tốt, biết được ý nghĩa của việc làm tốt cũng chưa được quan tâm nhiều. - Trong xã hội vẫn còn nhiều kẻ vô cảm mà chưa bị lên án, trừng phạt, nên TH,HS thấy hành vi của mình cũng “ bình thường thôi.” c/ Hậu quả của bệnh vô cảm. - Bệnh vô cảm khiến người ta hành động như cái máy, biến trái tim con người (vốn sinh ra để biết đồng cảm, sẻ chia) trở nên chai lì, trơ cứng. - Bệnh này tàn phá tâm hồn con người, khiến người ta đánh mất ý nghĩa của cuộc sống. - Về lâu dài, đối với TN, HS nó còn có thể gây chết người, làm xã hội chậm phát triển. Vì nếu những TN, HS đó sau này mà làm bác sĩ, giáo viên, công chức thì sự vô cảm của họ có thể làm bệnh nhân tử vong, nhân dân phiền tóai… d/ Biện pháp khắc phục “bệnh vô cảm”. - Mỗi cá nhân TN, HS hãy thay đổi suy nghĩ, hành động, vì khi lòng ta đóng khép thì hạnh phúc của ta, nếu có, cũng trở nên nhỏ bé, vô nghĩa. - Nhà trường, gia đình cần tổ chức, đưa nhiều thông tin về những hành động nhân ái, “ lá lành đùm lá rách” cho HS biết, làm theo. - Xã hội cần lên án , trừng trị những hành động của các cá nhân, tổ chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm đối với đồng lọai, gây thiệt hại cho XH. 3/ KB: - Đánh giá chung về hiện tượng: đây là căn bệnh tai hại, cần loại bỏ. - Nêu mong muốn suy nghĩ của bản thân về căn bệnh này. |
ĐỀ / Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.cho rằng : “Có vào đại học thì mới có tương lai.” 1/ MB: - Giới thiệu chung: mỗi người có một quan niệm sống khác nhau, có người coi trọng tri thức, có người coi trọnf tiền bạc, có người lại trọng địa vị… - GT vấn đề: có một số bạn trẻ, nhất là HS phổ thông cho rằng: “Có vào đại học thì mới có tương lai.” 2/ TB a/ Giải thích đề: - “Vào ĐH” được hiểu là thi đậu ĐH, học tập trong một trường ĐH, một học viện nào đó, có trình độ chuyên môn cử nhân, kĩ sư, bác sĩ… - “Mới có tương lai” nghĩa là ngòai việc vào ĐH, không có con đường tương lai nào khác cho các bạn trẻ. - Phần lớn bạn trẻ là HS sau khi tốt nghiệp PT đều đăng kí thi vào một vài trường ĐH nào đó. b/ Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của TTĐL. - Vào đại học là con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước, tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sau khi học xong THPT, cũng phải vào đại học mới có tương lai. - Cách nghĩ này có thể tạo một áp lực lớn lên người đi học: họ phải luôn nghĩ đến việc phải vào được ĐH, phải thi đậu trường này, trường nọ. - Tư tưởng trên cũng tạo cho gia đình HS cách nghĩ, cách làm không đúng: tạo áp lực, đe dọa, áp đặt ý muốn chủ quan lên HS. - Xã hội cũng nảy sinh tư tưởng chạy theo bằng cấp, dẫn đến hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, lãng phí nguồn nhân lực. - Cũng vì tư tưởng, cách nghĩ này mà có nhiều việc cười ra nước mắt: HS tự tử vì thi rớt ĐH; HS thi ĐH 4-5 năm liền không đậu; SV bỏ học giữa chừng vì học ngành không phù hợp….. c/ Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng. - Không nên coi việc vào ĐH là con đường duy nhất để vào đời, mà tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, năng lực mỗi người để chọn cách vào đời phù hợp, như thế sẽ đỡ lãng phí thời gian, tiền bạc, nhân lực. - Học nghề là một cách vào đời cũng hợp lí, nhất là trong điều kiện hiện nay: nước ta đang tiến lên mục tiêu trở thành một nước CN vào năm 2020. - Việc học nghề mất ít thời gian hơn, ít tốn tiền bạc hơn, nhanh kiếm được việc làm. - Cho dù học gì thì mục đích cũng là để sau này làm việc hiệu quả, do vậy, ngòai kiến thức sách vở, nếu bạn có những kĩ năng mềm như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, ý thức kỉ luật tốt, chịu khó học hỏi, cầu tiến thì cơ hội luôn mở ra với bạn. d/ Rút ra bài học nhận thức và hành động. - Tương lai mỗi người chủ yếu do cá nhân người đó quyết định. Khi học lớp cuối cấp THPT, HS cần tham khảo thông tin từ sách báo, thầy cô, xác định năng lực, sở thích bản thân để có quyết định phù hợp. - Gia đình, nhà trường, XH cần có định hướng đúng đắn, không tạo áp lực cho HS trong những năm cuối cấp. - Có rất nhiều tấm gương thành đạt trong XH mà họ chưa học qua một trường ĐH nào. Vì vậy, các bạn trẻ hãy tin vào bản thân để có lựa chọn đúng đắn, phù hợp. 3/ KB - Tổng hợp lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. |
ĐỀ: Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.anh (chị) về câu nói sau: “Tình thương là hạnh phúc của con người.” 1. MB: - Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từng giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc. - Có người quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người. 2. TB: a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người. - Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt) - Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt) - Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người? + Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. + Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại. b.Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của TTĐL. - Trong phạm vi gia đình: + Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình. + Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình. - Trong phạm vi xã hội: + Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa. “Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương” + Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc. “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “Lá lành đùm lá rách” + Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. - Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người: + Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. + Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình. + Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình. c. Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại. - Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác. Lối sống ấy bào mòn nhân cách con người, làm hại đến xã hội. - Một số cá nhân thậm chí còn nhạo báng, chê bai những việc làm tốt của người khác, lạm dụng lòng tốt của người khác để chia chác, tư lợi. Những hành động ấy bị XH lên án, trừng trị. d. Rút ra bài học nhận thức và hành động. - Phải coi tình thương, lòng thương người là một tài sản vô giá cuả con người, phải biết giữ gìn, phát huy nó theo đúng truyền thống đạo lí của cha ông. - Mỗi người cần tích cực tham gia vào các chương trình nhân ái, từ thiện, góp phần làm cho xã hội ngày thêm tốt đẹp, tươi sáng. - Gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm giáo dục, ươm mầm nhân ái cho tâm hồn con trẻ. 3. KB: - Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới. - Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng… |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn