PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ

Thứ sáu - 25/06/2021 21:08
/ GIỚI THIỆU.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn giàu cá tính sáng tạo, và là một đại diện tiêu biểu của VHVN hiện đại. Ông có nhiều trang viết tài hoa, độc đáo.
- Tùy bút « Người lái đò sông Đà » rút từ tập « Sông Đà », là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân.
- Bằng vịêc miêu tả người lái đò, Nguyễn Tuân khẳng định : chất vàng mười của vùng Tây Bắc chính là người lao động cần mẫn, hiên ngang.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
II/ PHÂN TÍCH .
1/ Hình dáng:
- Nghề nghiệp khắc nghiệt đã in dấu lên những nét đặc biệt của ông đò: Tay lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào như tiếng nước ..”. “Cái đầu quắc thước” đặt trên thân hình cao to gọn quánh như chất sừng mun. Nếu bịt cái đầu bạc lại thì sẽ lầm tưởng là một chàng trai.
- Chỉ bằng vài nét, NT đã tạc lên bức chân dung ông lái đó, qua đó cũng ngầm hé lộ nội tâm, phong thái, bản lĩnh của một con người lao động tài hoa, khoẻ mạnh.

2 /  Đó là một nghệ sĩ tài ba trong những lần chèo thuyền vượt thác.
- Tư chất tài hoa, tài tử của ông lái đò được nhà văn tô đậm qua cuộc giao tranh với dòng sông và những bãi đá ngầm. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là thần sông, thần đá với binh hùng tướng mạnh của sóng nước và thác đá, và một bên là người lái đò với con thuyền gồm sáu tay chèo. Quan sát trận thủy chiến, ta mới thấy dụng ý của tác giả: miêu tả cái hung bạo, dữ dội của Đà giang là để tạo ra một đối thủ xứng đáng với tầm vóc của con người.
- Ở thạch trận thứ nhất,” thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, còn cửa sinh duy nhất nằm ở sát bớ trái”. Luồng sóng hung dữ “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”. Thậm chí, nó còn nhằm vào người cầm lái mà “đánh đòn tỉa”. Trong thế trận ấy, ngừơi lái đò bĩnh tĩnh nắm giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất lên sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Ngay cả lúc trúng đòn hiểm, “mặt méo bệch” vì đau, ông vẫn tỉnh táo chỉ huy các bạn chèo đưa con thuyền vào đúng luồng sinh.
- Ở thạch trận thứ hai, thần sông thay đổi chiến thuật và sơ đồ phục kích. Nhưng, ông đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá” nên đã nhận ra cạm bẫy của bọn thủy quân nơi ải nước này. Ông không né tránh mà đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác, nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò “ghì cương lại, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh”. Cuối cùng, ông đã đưa thuyền vượt qua “cả một tập đòan cửa tử” làm cho mặt bọn đá hung hăng phải “xanh lè thất vọng”.
- Còn ở thạch trận thứ ba, cửa tử ít hơn nhưng hai bên đều là luồng chết, “cửa sinh này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác” . Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm ác của chúng . Ông điều khiển con thuyền để nó như con tuấn mã hiểu ý chủ,  “phóng thẳng  thuyền chọc thủng cửa giữa đó”. Con thuyền “vun vút xuyên nhanh qua hơi nước”.
=> Miêu tả ba lần phá vòng vây này, NT đã tạo nên những màn thủy chiến hào hùng mà nhân vật trung tâm là người lái đò. Ông như một viên tướng tài ba, chiến đấu gian lao trên chiến trường sông Đà bằng tài năng của một người lao động – nghệ sĩ.è Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường. Người lái đò hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, tài trí và luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ. Ông chỉ huy cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn thử thách đó qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn. Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đó tìm được nhân vật mới cho mình, những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca, không thuộc tầng lớp thượng lưu đài các một thời vang bóng mà ngay trong quần chúng lao động bình thường xung quanh ta. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan niệm : người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

3/  Ông cũng là người lái đò có tâm hồn bình dị, khiêm tốn.
- Sau mỗi lần vượt thác là ông cùng mọi người "ung dung" đốt lửa trong hang đá , “nướng ống cơm lam bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh, chẳng ai bàn thêm về chiến thắng vừa qua”.
- Cái phi thường đã thành cái bình thường, chất nghệ sĩ hòa với chất chiến sĩ trong mặt trận lao động. Đó là chất vàng mười của con người TB.
=> Nghệ thuật miêu tả tinh tế, sinh động. Nguyễn Tuân nhân hoá với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo, bất ngờ. Hình ảnh sông Đà hung bạo là đối thủ xứng tầm  của con người. Và ông lái đò là chân dung người lao động tuyệt vời, hiên ngang bất khuất -lãng mạn trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên.
III/ KẾT LUẬN:
- Người lái đò sông Đà là một hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động vừa có tư thế phẩm chất của người anh hùng, vừa mang phong cách người nghệ sĩ. Đây là nhân vật mà nhà văn gửi gắm biết bao tình cảm yêu mến và trân trọng.
- Tác phẩm mang phong cách nghệ thuật độc đáo của NT: ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, kiến thức uyên bác, các biện pháp tu từ phát huy tối đa khả năng biểu đạt, sự vật, con người được phát hiện miêu tả ở phương diện cái đẹp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay9,088
  • Tháng hiện tại145,303
  • Tổng lượt truy cập8,248,508
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây