NÓI QUÁ; NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

Thứ năm - 29/10/2020 04:14
I. Nói quá.
1. Lí thuyết.
? thế nào là bp nói quá? Phân biệt nói quá với nói khoác, nói dối?
- Nói quá còn gọi là khoa trương, phóng đại, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu… Nói quá dùng cách phóng đại quy mô, mức độ, tính chất…của đối tượng để nhấn mạnh, tăng thức biểu cảm.
- Nói khoác, nói dốicũng phóng đại mức độ, tính chất…của đối tượng nhưng nhằm mục đích làm người nghe tin vào điều không có thực.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
? Nói quá thường liên quan đến bp tu từ nào?
   - Nói quá thường được dùng kèm với bp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
   ? Bp nói quá thường gặp trong các trường hợp giao tiếp, các loại vb nào?
    - Dùng trong văn tự sự, miêu tả….ít được sử dụng trong vb hành chính, khoa học.
  2. Luyện tập.
        Bài tập 1.  Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu:
      - Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
                      (Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên)
                                                                                                                                           
                                    Đáp án.
  Hình ảnh nói  quá: “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy  rừng rực”. Nói quá như vậy để diễn tả màu đỏ và âm thanh gió thổi vào hai cây phong rất mạnh.
       Bài tập 2.
    Tìm bp nói quá trong câu sau:
     Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu  gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

                                           Đáp án.
   Cách nói quá thể hiện ở  cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến kì nát vụn mới thôi.
    Bài tập 3. Viết đọan văn ngắn diễn tả niềm vui của em trong dịp nào đó. Trong đoạn có dùng cách nói quá.
II. Nói giảm  nói tránh.
  1. Lí thuyết.
      ? Thế nào là nói giảm nói tránh?
     - Là dùng cách diễn  đạt  tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch  sự.
     ? Cách sử dụng nói giảm nói tránh?
    - Cần sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ.
  2. Luyện tập.
      Bài tập 1.Đặt hai cặp câu không dùng và có dùng cách nói giảm nói  tránh. Nhận xét, so sánh sắc thái ý nghĩa và giá trị biểu cảm của mỗi cách nói.
     Bài tập 2. Viết đoạn văn khoảng 8 câu có dùng cách nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa Hán Việt.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay6,376
  • Tháng hiện tại18,375
  • Tổng lượt truy cập8,121,580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây