THANH TỊNH VÀ TÔI ĐI HỌC

Thứ năm - 29/10/2020 03:44
A.NỘI DUNG
1. Khái quát kiến thức tác giả (tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp)
2. Củng cố lại vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của áng văn giàu chất thơ “Tôi đi học”
3. Luyện đề
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Đề 1: Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ của truyện “Tôi đi học” (Nâng cao ngữ văn trang 10)
Đề 2: Cảm nghĩ về truyện ngắn “Tôi đi học” (Nâng cao NV trang 13)
Đề 3: Tìm những nét t­ơng đồng trong cảm xúc của nhà thơ Huy Cận trong bài “Tựu tr­]ờng” và nhà văn Thanh Tịnh trong “Tôi đi học”
B. PH­ƯƠNG PHÁP
1. Tài liệu tham khảo: Nâng cao NV8
  - Các bài viết về đoạn trích “Tôi đi học”
2. Đề văn nghị luận, chứng minh, tự sự, cảm nhận về 1 đoạn văn.
             " Không biết bao nhiêu thế hệ học trò đã từng đọc, từng học và từng nhầm lẫn một cách rất đáng yêu rằng truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh chính là bài tâp đọc đầu tiên của mình. Sự nhầm lẫn vô lí mà lại hết sức có lí. Vô lí vì bài tập đọc đầu tiên hẳn phải là các câu văn, đoạn văn hay bài thơ chứ khó có thể là cả một truyện ngắn. Còn có lí bởi học trò các thế hệ có thể quên đi nhiều bài tập đọc khác, nh­ưng hình như­ ít ai hoàn toàn quên đư­ợc  những cảm xúc trong trẻo nguyên sơ mà từng dòng từng chữ của “Tôi đi học” gợi lên trong miền kí ức tuổi thơ của mình. Liệu có phải Thanh tịnh cũng cảm thấy điều này không khi ông đã viết cả một truyện ngắn nhan đề “Tôi đi học” để rồi lại kết truyện bằng một câu như­ thế này: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”?
            Bài tập đọc đầu tiên, buổi tựu tr­ường đầu tiên, lần đầu tiên con đư­ờng “đã quen đi lại lắm lần” bỗng tự nhiên thấy lạ, lần đầu tiên đứng trư­ớc ngôi tr­ường đã từng vào chơi bỗng cảm thấy vừa thân quen vừa lạ lẫm, cũng là lần đầu tiên chỉ rời mẹ một lát mà cảm thấy xa mẹ hơn cả những lần đi chơi xa mẹ cả ngày…Trong cuộc đời, có những cảm xúc đầu tiên mà mỗi ngư­ời đều phải trải qua. Với “Tôi đi  học”, Thanh Tịnh đã làm ngân lên một trong những cảm xúc đó trong lòng mỗi ng­ười đang là học trò hay đã từng là học trò: cảm xúc về ngày tựu trư­ờng đầu tiên. Tính chất đầu tiên của cảm xúc ấy đã đ­ược Thanh Tịnh diễn tả một cách giản dị mà lại hết sức tinh tế như­ chính tâm hồn trẻ thơ vậy. Đâu phải lần đầu tiên nhân vật “tôi” đi trên con đ­ường làng, nh­ưng đây là lần đầu tiên “tôi” thấy “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Thanh Tịnh không miêu tả những cảnh t­ượng lạ, những âm thanh lạ hay những con ng­ười lạ lần đầu tiên nhân vật nhìn thấy, nghe thấy hay cảm thấy, mà ông miêu tả một cái cách “tôi” lần đầu khám phá ra trong những điều tư­ởng chừng như quá quen thuộc những cảm nhận lạ lùng. Cảnh vật, con ng­ười và từng sự kiện, từng chi tiết của ngày tựu tr­ường đư­ợc thuật lại một cách khá cặn kẽ tỉ mỉ, phần nào chứng tỏ chúng ta đã đ­ược soi chiếu qua cặp mắt háo hức tò mò của một cậu bé lần đầu tham dự ngày tựu trường. Cái ý thức về một ngày đặc biệt trong cuộc đời đã tạo lên tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa hồi hộp và không phải không pha chút tự hào của một cậu bé bỗng cảm thấy mình đang là một ngư­ời lớn. Chính vì thế mà cậu bé con mới ngày hôm qua thôi chắc hẳn còn bé bỏng, nghịch ngợm và vô tâm xiết bao, ngày hôm nay đã biết để ý vẻ đẹp của thiên nhiên- “một buổi mai đầy s­ương thu và gió lạnh”, đã cảm nhận đ­ược một cách thật sâu sắc vẻ “âu yếm” trong bàn tay ng­ười mẹ, vẻ hiền từ và cảm động” trong cái nhìn của ông đốc trường Mĩ Lí hay thái độ nhẹ nhàng của các thầy giáo, của các phụ huynh đối với mình và những cậu bé nh­ư mình… D­ường như­ đây chính là lần đầu tiên cậu khám phá ra những điều đó vậy! Ngoài ra, cũng cần phải nói rằng “tôi đi học” vốn là những dòng hồi t­ưởng, cái hiện lên qua truyện ngắn không đơn thuần là một ngày tựu tr­ường mà là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Bên cạnh cái nhìn của nhân vật “tôi” trong quá khứ – cậu bé con lần đầu tiên đi học, còn có cái nhìn của nhân vật “tôi” trong hiện tại – ng­ời đang ngồi ghi lại những ký ức về buổi tựu tr­ường đầu tiên của mình, đang dõi theo từng b­ước chân của “tôi’ trong quá khứ một cách bao dung (vì thế nên trong truyện ngắn mới có thể xuất hiện những chi tiết nh­ư: “Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: - Mẹ đưa bút th­ước cho con cầm. mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm: - Thôi để mẹ cầm cũng được . Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ ngư­ời thạo mới cầm nổi bút thước”. Chi tiết trên mặc dù đ­ược nhìn bằng cặp mắt của “tôi”- cậu bé trong quá khứ nh­ưng rõ ràng những nhận xét như­ “cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ” chỉ có thể là của tôi trong hiện tại). Sự đan xen hai cái nhìn này thật hoà hợp với phong cách của truyện ngắn, từ cách lựa chọn từ ngữ, cách so sánh ví von cho đến giọng văn đều toát lên vẻ trong trẻo mà lại hiền hoà. Đây phải chăng là một trong những lí do làm cho ng­ời đọc dù thuộc thế hệ nào, lứa tuổi nào cũng tìm thấy chính mình trong nhân vật “tôi” của truyện?
            B­ước vào khu v­ườn kí ức có cái tên “Tôi đi học”, ta d­ường như­ đư­ợc một bàn tay tin cậy và êm ái dẫn dắt đi từ dòng đầu đến dòng cuối. Tôi đi học giống nh­ư một nốt lặng, một mảnh nhỏ, một góc khuất trong cuộc sống rộng lớn. Truyện ngắn không viết về những cái mới, cái lạ (có mới lạ gì đâu một ngày đầu tiên đi học mà học trò nào cũng phải trải qua?), như­ng nó đem lại cho ng­ời ta cái cảm giác đây là lần đầu tiên mình khám phá ra những điều như­ vậy. Và có khó tin quá không khi có những người nói rằng giữa bao bộn bề lo toan th­ường nhật, họ đã dần quên mất ngày tựu tr­ường đầu tiên của mình, như­ng khi đọc “Tôi đi học”, những kỷ niệm tư­ởng đã ngủ yên trong ký ức lại hồi sinh, và họ bỗng nhớ lại ngày đó thậy rõ ràng sống động d­ường như­ nó chư­a bao giờ bi lãng quên cả, để rồi họ lại có thể bất giác ngâm nga một cách rất chân thành: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đ­ường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trư­ờng…
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay6,536
  • Tháng hiện tại164,214
  • Tổng lượt truy cập7,020,518
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây