ÔN TẬP VIẾT, NÓI VÀ NGHE KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

Thứ năm - 31/03/2022 04:57
A. ÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT:
Kể lại một trải nghiệm của bản thân
tải xuống (3)
tải xuống (3)
1. Yêu cầu đối với bài văn kể một trải nghiệm
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra.
- Sắp xếp sự việc theo một trình tự hợp lí
- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.
2. Hướng dẫn quy trình viết:
a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
* Chọn lựa đề tài
Chọn đề tài mà câu chuyện hướng đến: tình bạn, tình mẹ con, tình yêu quê hương, tình thầy trò,...
Để xác định được đề tài, em có thể hồi tưởng lại những kỉ niệm đáng nhớ. Ví dụ:
- Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè.
- Một lỗi lầm của bản thân.
- Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới.
- Khi chuyển đến một ngôi trường mới, làm quen với bạn mới...
* Thu thập tư liệu
Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau:
- Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.
- Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn và bài văn ở mục Phân tích bài tham khảo: Người bạn nhỏ để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ.
- Tìm lại những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện.
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý
- Sự việc chính:
+ Đó là chuyện gì? (tên sự việc được kể)
+ Xảy ra ở đâu ? (nghĩ đến không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện định kể)
+  khi nào? ( nghĩ đến thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều...)
- Nhân vật
+ Những ai đã tham gia vào câu chuyện? (nhận vật ông, bà, bố mẹ, cô giáo, bạn ....Trừ người thân, các nhân vật cần có tên riêng, lai lịch...)
+  Họ như thế nào? ( trang phục, nét ngoại hình nổi bật như vọc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói...)
+ Họ đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? (nhân vật và em nói chuyện gì, lời nói cụ thể, cử chỉ, hành động của người ấy ra sao...)
- Cốt truyện:
+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào?
(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc)
- Ý nghĩa:  Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? (Trải nghiệm cho em nhận thức được kiến thức gì, bài học nào sâu sắc).
- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại? (biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp)
* Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm:
+ Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện  vừa kể.
c. Bước 3: Viết
Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể về trải nghiệm của mình.
d.  Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó.
- Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).
*Các bước thực hành nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Bước 1: Chuẩn bị
-  Đọc và xác định yêu cầu đề bàilựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông, bà,...).
Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm, mẹ chăm sóc em như thế nào.
Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm,
Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:
+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó?;...
- Lập dàn ý cho bài kể (có thể bằng sơ đồ tư duy):
Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
Gợi ý: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây tôi xin kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trong đời của mình. Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn học sinh đã bao giờ dầm mưa rồi cảm lạnh chưa ạ?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do, sự việc của buổi cảm lạnh ấy). Bản thân tôi cũng đã từ trải nghiệm cảm giác không mấy dễ chịu ấy. Chuyện là..... (Lời dẫn vào bài nói).
Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.
Ví dụ: Với bài viết kể về trải nghiệm mẹ chăm sóc khi em ốm có thể triển khai theo gợi ý như sau:
  • Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Em bị mưa ướt, người sốt,...
  • Trình bày diễn biến trải nghiệm.
+ Kết thúc:
  • Phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng người mẹ đối với những người con.
  • Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm.
Bước 3: Thực hành nói và nghe
- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kể lại trải nghiệm đáng nhớ của mình trước tổ hoặc lớp.
- Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể để câu chuyện trở nên hấp dẫn.
- Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụ…kết hợp với ngôn ngữ hình thể để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa:
 
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nói:
Nội dung
kiểm tra
Đạt/
chưa
đạt
- Kể về trải nghiệm theo dàn ý.  
-- Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc; những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;...
 
 
- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định.  
- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).  
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe:
 
Nội dung kiểm tra Đạt/
Chưa
 đạt
- Nắm và hiểu được nội dung chính của trải nghiệm mà bạn kể;
 
 
-Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn hay điểm hạn chế của bạn.
 
 
-Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn kể chuyện  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay12,039
  • Tháng hiện tại148,254
  • Tổng lượt truy cập8,251,459
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây