QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT TỪ 1945 ĐẾN NAY

Thứ ba - 24/11/2020 09:42
I. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945 ĐẾN NAY
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 Câu 1: Hoàn cảnh triệu tập, nội dung và hệ quả của Hội nghị Ianta? Em có nhận xét gì về nội dung Hội nghị Ianta?
a. Hoàn cảnh triệu tập
Đầu 1945, Chiến tranh thế giới hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết như: Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít; thiết lập lại trật tự thế giới mới. Đồng thời mâu thuẫn giữa các nước đồng minh ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta(Liên Xô) từ ngày 4 đến 11-2-1945 với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Xtalin(Liên Xô), Rudơven(Mỹ) và Sớcsin(Anh).
b. Nội dung hội nghị:
Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
- Tiêu diệt tận gốc chủ  nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu, Châu Á.
c. Hệ quả:
Những quyết định của Hội nghị Ianta đã tạo ra một khuôn khổ để phân chia lại phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta.
d. Nhận xét:
Hội nghị Ianta trở thành Hội nghị để tranh giành, phân chia thành quả cuộc chiến tranh chống phát xít tương ứng với so sánh lực lượng, vị trí, đóng góp của mỗi nước trong cuộc chiến tranh.
Những quyết định của Hội nghị Ianta đã tạo ra một khuôn khổ để phân chia lại phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập trật tự thế giới mới đó chủ yếu được thực hiện và định đoạt bởi hai siêu cường đại diện cho hai chế độ chính trị đối lập nhau là Liên Xô(XHCN) và Mỹ(TBCN).
II. SỰ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
  1. Tổ chức Liên Hợp Quốc
  2. Tổ chức Liên minh châu Âu
  3. Tổ chức ASEAN
  Liên Hợp Quốc Liên minh châu Âu ASEAN
Hoàn cảnh - Tháng 2/1945, tại Hội nghị Ianta 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ), thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
- Ngày 24/10/1945, LHQ chính thức được thành lập.
- Từ những năm 50 của TK XX, 1 xu thế ngày càng phát triển ở châu âu, đó là xu thế liên kết khu vực.
- Các nước Tây Âu có cùng 1 nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm, có liên hệ từ lâu. Hợp tác để mở rộng thị trường.
- Sau khi khôi phục nền kinh tế, đến những năm 50 của TK XX, các nước Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với ngoài khu vực.
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển. - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
Mục tiêu Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
 
Hợp tác, liên minh trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung
 
Phát triển kinh tế-văn hóa thông qua sự hợp tác chung của các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc + Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, TQ).
  + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Quá trình phát triển - Khi thành lập gồm 50 nước thành viên.
- Hiện nay, LHQ có 193 thành viên.
+ Khởi đầu là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
+ Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành  "một thị trường chung".
+ Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu.
+ Tháng 12/1991, Hội nghị Maaxtơrích(Hà Lan), quyết định đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- 1984: kết nạp Brunây
- 1995: VN
- 1997: Lào, Mianma.
- 1999: Cam pu chia
Các cơ quan chính - Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng bảo an: là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hoạt động theo nguyên tắc nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
- Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm.
- Hội đồng châu Âu.
- Ủy ban châu Âu.
- Nghị viên châu Âu
- Tòa án Châu Âu.
 
- Hội nghị thượng đỉnh: cơ quan quyền lực cao nhất.
- Hội nghị Bộ trưởng.
- Ủy ban thường trực ASEAN.
- Tổng thư ký ASEAN.
Vai trò - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
- Thúc đẩy mqh hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế...giữa các quốc gia thành viên.
- Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (chiếm hơn ¼  GDP của thế giới.)
- EU là liên minh, liên kết khu vực về kinh tế-chính trị lớn nhất, hợp tác chặt chẽ nhất, có nhiều thành công nhất.
- Nâng cao khả năng đối trọng với Mĩ.
- Góp phần củng cố,  duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên.
Kinh tế các nước asean đã luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực trong suốt những năm 70, 80 và đầu 90.
Uy tín của ASEAN ngày càng cao trên quốc tế.
Quan hệ với Việt Nam - Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc ngày 20/ 9/1977.
- Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN: UNICEF, UNESCO, FAO, WHO, IMF, ...
- Trong suốt 30 năm qua, sự hợp tác giữa LHQ và Việt Nam được thể hiện rõ nét qua hàng loạt những dự án phát triển mà hai bên đang cùng nhau triển khai ở Việt Nam.
- Giúp đỡ VN khắc phục hậu quả chiến tranh; đói nghèo, viện trợ nhân đạo; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục...
- VN là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008-2009.
- Năm 1990, EU thiết lập quan hệ với VN.
- EU trở thành 1 đối tác quan trọng của VN, là 1 thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của VN.
- Giúp người VN hồi hương, cải cách kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục...
- Quan hệ thương mại phát triển ngày càng mạnh.
- Có lúc hòa dịu có lúc căng thẳng...
III. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1989  ĐẾN NAY
 1. So sánh quan hệ quốc tế trước và sau chiến tranh lạnh
Trước chiến tranh lạnh Sau chiến tranh lạnh
Quan hệ đối đầu, xung đột quân sự căng thẳng. Hòa hoãn, hòa dịu là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế
Hình thành trật tự thế giới 2 cực ( Xô – Mĩ) và 3 trung tâm Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành
Chiến lược phát triển của các nước tập trung vào quân sự. Các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm  trọng điểm.
Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ. Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Nhiều khu vực lại diễn ra xung đột, nội chiến...
2. Tại sao nói hòa bình, ổn định, hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các quốc gia, dân tộc?
Là thời cơ Là thách thức
- Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. - Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu.
- Có điều kiện giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm quản lý Nhà nước… - Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan.
- Có điều kiện áp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất; rút ngắn bớt khoảng cách với các nước phát triển. - Nếu không biết cách để vận dụng KHKT sẽ trở thành lạc hậu.
Khai thác các nguồn vốn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất, người lao động có thêm việc làm và cải thiện mức sống của mình. - Các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước phải nỗ lực nhiều để cạnh tranh với hàng hóa từ nước ngoài vào.

IV. CUỘC CÁCH MẠNG KHKT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI HAI
1. Những sự kiện cần ghi nhớ
TT Thời gian Sự kiện
1 2/1946 Chiếc máy tính đầu tiên ra đời ở Mĩ, đánh dấu khởi đầu cho CMKHKT.
2 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ
3 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo
4 1961 Liên Xô lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ
  1964 Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử
5 1969 Mĩ đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng
6 1996 Cừu Đô ly ra đời bằng PP sinh sản vô tính
7 2000 Bản đồ gen người
8 2003 Trung Quốc chinh phục vũ trụ
     2. Nguồn gốc
          - Do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất.
          -  Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...
          - Dựa trên những thành tựu to lớn về KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
          - Do nhu cầu phục vụ chiến tranh.
     3. Đặc điểm
     - Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật… Vì vậy, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
     - Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn.
     - Hiệu quả kinh tế của công tác nghiên cứu khoa học ngày càng cao. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư các lĩnh vực khác.
     4. Thành tựu chủ yếu:
    Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đó thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học, Con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gien người... 
          Hai là, có những phát minh lớn về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt.
          Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.
          Bốn là, sỏng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Polime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
          Năm là, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đó tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.
          Sáu là, có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại...
          Bảy là, chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.

     4. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

      * Ý nghĩa:
  - Có ý ý nghĩa to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.
- Mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. 
* Những tác động:
+ Tác động tích cực
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
- Những tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo ra hàng hóa, sản phẩm mới, thiết bị tiện nghi mới, nhu cầu tiêu dùng mới. Vì vậy, đời sống của con người được cải thiện, mức sống được nâng cao.
- Đưa tới những thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư: Giảm lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, tăng dân số trong lao động dịch vụ.
- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, “Văn minh trí tuệ”. 
- Làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, đang hình thành một thị trường toàn thế giới.
 +  Tác động tiêu cực
- Chế tạo cá loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống như bom hạt nhân, vũ khí sinh học…
- Tạo ra nạn ô nhiễm môi trường (Ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ, bãi rác trong vũ trụ…), việc nhiễm phóng xạ và nguyên tử. 
- Tạo ra những tai nạn lao động và tai nạn giao thông và những dịch bệnh mới như AIDS, cúm gà H5N1, các làng ung thư dô nhiễm môi trường… 
- Lợi dụng để tạo ra những mối đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người. 
* Làm thế nào để hạn chế được những tác động tiêu cực:
- Các nước cần tăng cường hơn về xu thế đối thoại, hòa bình. Tránh xung đột, chạy đua vũ trang, tiến tới cắt giảm, ngừng sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
- Tăng cường hơn nữa về công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người về việc giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn sinh thái… - Làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
- Các nhà khoa học cần nghiên cứu, chế tạo ra những loại thuốc chữa bệnh hiệu quả để góp phần chữa bệnh, cứu người. - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người, không nên lợi dụng KHKT để vi phạm đạo đức, an ninh xã hội. Cần xử  nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. 
c/ Hạn chế và biện pháp khắc phục của LHQ (1.0 điểm)
- Nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế chưa được giải quyết như vấn đề tôn giáo, lãnh thổ, biên giới, biển đảo, chủ nghĩa khủng bố…
- Chưa thực sự dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới. Các cường quốc, đặc biệt là Mỹ vẫn tìm mọi cách thao túng Liên hợp quốc…
- Để khắc phục hạn chế trên, Liên hợp quốc cần cải tổ bộ máy theo hướng dân  chủ hơn…và việc giải quyết các vấn đề của thế giới phải dựa trên lợi ích của tất cả các quốc gia, dân tộc…
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,694
  • Tháng hiện tại20,238
  • Tổng lượt truy cập7,078,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây