Bài tập thực hành thí nghiệm phần điện học

Thứ năm - 15/10/2020 11:02
Câu 1: Nêu phương án thí nghiệm để xác định điện trở của một ampe kế. Dụng cụ gồm: Một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một điện trở R đã biết giá trị, một biến trở con chạy (có điện trở toàn phần lớn hơn R ), hai chiếc khoá điện, một số dây dẫn đủ dùng (có điện trở không đáng kể), một ampe kế cần xác định điện trở.
Bài tập thực hành thí nghiệm phần điện học

Câu 2. Một điện kế có điện trở g=18 W đo được dòng điện có cường độ lớn nhất là Im=1mA. 
a. muốn biến điện kế trên thành một Ampekế có 2 thang đo 50mA và 1A thì phải mắc cho nó một sơn bằng bao nhiêu? 
b. Muốn biến điện kế trên thành một vôn kế có 2 thang đo là 10V và 100V phải mắc cho nó một điện trở phụ bằng bao nhiêu. 

Giải
a. Thang đo 50mA cho biết cường độ dòng điện lớn nhất trong mạch chính đo theo thang đo này. tức là gấp 50 lần Im có thể cho qua điện kế. 
Đặt k=50 ( k được gọi là hệ số tăng độ nhạy, hoặc hệ số mở rộng thang đo hoặc hệ số tăng giá độ chia), ta có: 
I s  /Ig= g/s
Þ k. =  I/Ig=(g+s)/s = 50 hay g/s +1 =50 do đó g/s=49 Þ s=g/49=19/49 W
Tương tự với thang đo 1A thì I=1A, và Ig=0,001A nên g/s1 =999 nên S1=2/111 W
b. để khi mắc vào hiệu điện thế 10 V, độ lệch của kim điện kế cực đại ,tức là cường độ dòng điện qua điện kế Ig=1mA= 0,001A, thì tổng trở của điện kế và điện trở phụ phải là: 
R=U/I=10/0.001=10 000
W 
Giá trị của điện trở phụ cần mắc thêm: Rp= R- g=10 000-18=9982 W....

Câu 3. Một Ampekế A , một vôn kế V1 và một điện trở R, được mắc theo sơ đồ 21.3 khi đó A chỉ 0,5A và V1 chỉ 13,5V. Người ta mắc thêm vôn kế V2 nối tiếp với V1( hình 21.3b), và điều chỉnh lại cường độ dòng điện trên mạch chính để cho A chỉ 0,45A. Khi đó số chỉ của V1, V2 lần lượt là 8,1V và 5,4V. 
hỏi : để mở rộng thang đo của V1, V2 lên 10 lần thì phải mắc chúng với điện trở phụ lần lượt là bao nhiêu? 

. gọi R1 và R2 lần lượt là điện trở của đoạn mạch a và b. 
Theo sơ đồ a ta có phương trình: 
R1=RRv1/(R+Rv1) và 
UCN=Ia1.R1
® 13,5=0,5. RRv1/ (R+Rv1)      (1) 
Theo sơ đồ b ta có: R2 = R(Rv1+Rv2)/(R+Rv1+Rv2).và 
U'CN = Ia2. R2
®8,1+ 5,4 =0,45. R(Rv1+Rv2)/(R+Rv1+Rv2)        (2) 
Mặt khác trong sơ đồ b do Rv1 nt Rv2­ nên Rv1/ Rv2=8,4/5,4=3/2                  (3) 
Từ (1) và (2)
Þ Rv1 =3 Rv2            (4) 
Từ 3 và 4 Þ R=36 W, Rv1 =108 W, Rv2 =72 W
  ...   Để mở rộng thang đo lên 10 lần, thì cần mắc thêm cho vôn kế V1 và V2 một điện trở phụ là: 
Rp1=9 Rv1=...= 
Rp2= 9Rv2=...=... 

Câu 4 Có một hộp kín với hai đầu dây ló ra ngoài, bên trong hộp chứa 3 điện trở loại 1 Ω, 2 Ω, 3 Ω. Với một acquy 2V, một ampe kế có giới hạn đo thích hợp và các dây dẫn, hãy xác định bằng thực nghiệm để tìm sơ đồ thực của mạch trong hộp.





Câu 5: Nêu phương án thực nghiệm xác định điện trở của một ampe kế. Dụng cụ gồm: một nguồn điện không đổi đã biết giá trị hiệu điện thế U, 1 ampe kế cần xác định điện trở, một điện trở R0  đã biết giá trị, một biến trở con chạy Rb  có điện trở toàn phần lớn hơn R0, hai công tắc điện K1, K2, dây dẫn đủ dùng. Các công tắc điện và dây dẫn có điện trở không đáng kể. 


Câu 6:  Trình bày phương án thực nghiệm xác định giá trị của hai điện trở R1 và R2 với các dụng cụ sau đây:
+ Một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế chưa biết
+ Một điện trở có giá trị R0 đã biết.
+ Một ampe kế có điện trỏ chưa biết.
+ Hai điện trở cần đo : R1 và R2 ­.
+ Một số dây dẫn có điện trở nhỏ không đáng kể.
Chú ý: Để không làm hỏng dụng cụ đo không được mắc ampe kế song song với bất cứ điện trở nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay6,948
  • Tháng hiện tại110,537
  • Tổng lượt truy cập6,966,841
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây