Phép lai một cặp tính trạng

Chủ nhật - 01/11/2020 04:41
Dạng 1: Xác định kết quả ở F1, F2
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen.
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Bài tập vận dụng
Bài 1: Ở cà chua, dạng quả do một cặp gen quy định. Lai cây quả tròn với cây quả bầu dục, ở F1 thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau để được F2, viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết không có đột biến xảy ra.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ở F1 100% quả tròn  quả tròn trội so với quả bầu dục.
Bước 2: Quy ước gen: Gen A quy định quả tròn,
                                     Gen a  quy định quả bầu dục.
Bước 3: Vì F1 đồng tính à    Pt/c,  có các KG đồng hợp (AA và aa).
Bước 4: Sơ đồ lai từ P đến F2:  

Bài 2: Ở cà chua thụ phấn cây quả tròn với cây quả bầu dục, ở F1  thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau .
a. Xác định kết quả thu  được ở F2.
b. Lấy các cây thu được ở F2 tự thụ phấn với nhau. Xác định kết quả ở F3.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ở F1 100% quả tròn  quả tròn trội so với quả bầu dục.
Bước 2: Quy ước gen: Gen B quy định quả tròn,
                                     Gen b  quy định quả bầu dục.
Bước 3: Vì F1 đồng tính à    Pt/c,  có các KG đồng hợp (BB và bb).



Bài tập 3: Cho hai nòi chuột thuần chủng lông dài và lông ngắn giao phối với nhau , F1 thu được toàn chuột lông dài.
a. Xác định kiểu gen F1.
b. Đem chuột lai F1 giao phối với chuột lông ngắn. Xác định tỉ lệ phân tính ở F2.
Hướng dẫn giải:
a. 100% chuột lông dài
b. 50% chuột lông dài : 50 % chuột lông ngắn 
Dạng 2: Dựa vào kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen( dựa vào kiểu hình lặn ở đời con hoặc cháu)
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Ở người, thuận tay phải do gen trội  (F), thuận tay trái do gen lặn  (f). Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều thuận tay phải, con gái của họ thuận tay trái. Biết không có đột biến xảy ra.
Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Hướng dẫn giải:
- Xác định kiểu gen
 Bố : thuận tay phải( F -)
 Mẹ : thuận tay phải( F -)
Con gái của họ thuận tay trái là tính trạng lặn có kiểu gen ff . trong đó 1 gen f nhận từ bố và 1 gen f nhận từ mẹ.
- Vậy  bố và của mẹ có kiểu gen dị hợp Ff.

Bài tập 2: Ở mèo tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Đem lai mèo đực với 3 mèo cái có kiểu gen khác nhau:
- Với mèo cái thứ nhất(A) lông dài thì được mèo con lông ngắn.
- Với mèo cái thứ hai (B) lông ngắn thì được mèo con lông ngắn.
- Với mèo cái thứ ba (C) lông ngắn thì được mèo con lông dài.
a. Xác định kiểu gen của mèo đực và 3 mèo cái A, B, C
b.Viết sơ đồ lai minh họa
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kiểu gen của mèo đực và 3 mèo cái A, B, C
- Ở mèo tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài
Quy ước: Gen A quy định lông ngắn
                Gen a quy định lông dài


Bài tập 3: Ở người mắt nâu(B) mắt xanh (b) . Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt xanh có 2 người con: Con trai mắt nâu và con gái mắt xanh .
 Xác định kiểu gen của gia đình trên.
Hướng dẫn giải:
 Bố ( Bb),       Mẹ ( bb)  , con trai( Bb) , con gái( bb)
Dạng 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn( có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen( dựa vào tie lệ các kiểu hình ): 100%;    3:1;    1:1
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.
a. Giải thích kết quả và lập  sơ đồ cho phép lai nói trên?
b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a.
- Xét kết quả F1 : chuột lông xù : chuột lông thẳng = 46 : 16 ≈ 3:1
Đây là tỉ lệ của định luật phân tính, tính trội hoàn toàn => Lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng.
- Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 =>
 P đều có KG dị hợp: Aa(lông xù)  x Aa (lông xù)
- Sơ đồ lai minh họa:
          P: (lông xù)          Aa     x        Aa (lông xù)
          G:                A, a             A, a
          F1:     AA : Aa : Aa: aa
          + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
          + KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng.
b.
- Trường hợp 1:     P: (lông xù) AA    x       AA (lông xù)
                             G:               A                A
                             F1:     AA
                             + KG: 100% AA
                             + KH: 100% lông xù.
- Trường hợp 2:     P: (lông xù) AA    x       Aa (lông xù)
                             G:               A                A, a
                             F1:     AA : Aa
                             + KG: 1AA : 1Aa
                             + KH: 100% lông xù.
- Trường hợp 3:     P: (lông xù) Aa     x       Aa (lông xù)
                             G:               A,a              A, a
                             F1:     AA : Aa : Aa : aa
                             + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
                             + KH: 3 lông xù: 1 lông thẳng.
Bài tập 2: Ở cà chua tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục.
a. Muốn ngay Fxuất hiện tỉ lệ 1 quả tròn: 1 quả bầu dục thì bố ,mẹ phải có kiểu gen như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kết quả ở F1
- Xác định trội - lặn: quả tròn trội hoàn toàn so vớ quả dài( bài ra)
- Quy ước: gen T -   quả tròn
                  gen  t - quả bầu dục
- Xác định kiểu gen: Muốn ngay F1 xuất hiện tỉ lệ 1: 1 đây là tỉ lệ cảu phép lai phân tích => Kiểu gen của bố dị hợp và mẹ đồng hợp lặn  hoặc ngược lại)
 => Cây bố :  quả tròn (Tt )
       Cây mẹ : quả bầu dục (tt)

Bài tập 3 : Đem thụ phấn 2 thứ lúa hạt tròn và hạt dài với nhau, ở F1 thu được 100% lúa hạt tròn và F2 thu được 768 cây lúa hạt tròn và 250 cây lúa hạt dài.
a. Giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Làm thế nào để xác định được lúa hạt tròn thuần chủng hay không ?
Học sinh tự giải :
a.  A A  x   a a                            b. Lai phân tích
Dạng 4 : Bài toán tạp giao
Bài tập 1 : Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh. Khi cho  cây hạt vàng lai với cây hạt xanh được F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hạt vàng : 1  cây hạt xanh. Sau đó cho các cây F1 tạp giao với nhau thì kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Biết rằng gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. (Đề thi HSG Tỉnh 2005 - 2006)
Hướng dẫn giải:
- Qui ước: Gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh.
- F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hật vàng : 1 cây hạt xanh là kết quả của phép lai phân tích suy ra cây hạt vàng đem lai có kiểu gen dị hợp Aa.
- Sơ đồ lai:
           P           Aa (cây hạt vàng)  x  aa (cây hạt xanh)
          G          A , a                            a
           F1    KG:       1Aa      :      1aa
                  KH: 1 cây hạt vàng : 1 cây hạt xanh
- Cho F1 tạp giao ta có các phép lai sau:
      Phép lai 1    Aa x  Aa (chiếm 1/4 tổng số phép lai )
      Phép lai 2    Aa x  aa (chiếm 2/4 tổng số phép lai )
      Phép lai 3    aa x  aa (chiếm 1/4 tổng số phép lai )
- Kết quả F2 :
      Phép lai 1:  1/4  (Aa x  Aa)   
      F2 : KG: 1/4 (1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa) = 1/16 AA : 2/16 Aa : 1/16 aa            
            KH: 3/16 cây hạt vàng : 1/16 cây hạt xanh 
      Phép lai 2:  2/4  (Aa x  aa)
      F2 : KG: 2/4(1/2 Aa : 1/2 aa)  = 2/8 Aa : 2/8 aa
             KH: 1/2 cây hạt vàng : 1/2 cây hạt xanh
      Phép lai 3:  1/4  (aa x  aa)
      F2 : KG:   1/4 aa
             KH: 100% cây hạt xanh
--> Tỉ lệ chung ở F2 : KG: 1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa
                                   KH: 7 cây hạt vàng : 9 cây hạt xanh
Bài 2: Ở đậu Hà lan, gen A trội hoàn toàn quy định hạt màu vàng, gen lặn a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh để được F1, tiếp tục lấy hạt của cây F1 đem gieo để được cây F2. Biết không xảy ra đột biến.
a) Hãy xác định tỉ lệ màu hạt của các cây thế hệ F1 và cây thế hệ F2 .
Hướng dẫn giải:
a) Xác định tỉ lệ màu hạt của các cây thế hệ F1 và cây thế hệ F2 .
- Hạt của cây ở thế hệ P (thế hệ F1): Toàn hạt màu vàng  Cây hạt màu vàng có KG AA, cây hạt xanh có KG aa, hạt thu được có KG dị hợp (Aa) sẽ thành cây F1.
- Cây F1 tự thụ phấn: F1: Aa  Aa    1/4 AA: 2/4 Aa : 1/4 aa.
Hạt của cây F1 (là thế hệ F2 ) có 2 loại màu, tỉ lệ 3/4vàng : 1/4 xanh, sẽ thành cây F2.
- Các cây F2 qua tự thụ phấn:
Cây AA cho:  1/4 (AA   AA ) = 1/4 AA .
Cây Aa cho:   1/2 (Aa   Aa)    =  1/8 AA : 1/4 Aa : 1/8  aa
Cây aa cho:    1/4  (aa  aa)      =  1/4 aa.
Hạt của các cây F2 (là thế hệ F3 ) có TLKG :  3/8 AA : 2/8 Aa : 3/8  aa 
                                                          TLKH : 5 màu vàng: 3 màu xanh.
Bài 3: Ở cà chua quả tròn ( A) trội hoàn toàn so với quả dài (a). Khi lai cà chua quả tròn với nhau, F1 được toàn cà chua quả tròn . Cho F1 giao phấn với nhau, F2  xuất hiện có cả cà chua quả tròn và quả dài. Lập sơ đồ lai từ P đến F2  
Hướng dẫn giải:
Theo bài ra F2  có cả cà chua quả tròn và quả dài. Chứng tỏ  P không thuần chủng
Vậy P có kiểu gen là:
    P:      A A( quả tròn)       x         A a( quả tròn )
   G:          A                                     A,     a
   F1:   Kiểu gen       ½ A A:  ½ A a
           Kiểu hình : 100% quả tròn
Cho   F1 giao phấn xảy ra các trường hợp sau
   F1  :      ½ A A     x          ½  A A

                ½ AA      x           ½ A a
                ½ A a       x          ½ A A
                 ½ A a      x           ½ A a
( HS tự viết sơ đồ lai)
 F2  có TLKG :  9 AA : 6 Aa : 1  aa 
           TLKH : 16 tròn :  1 dài

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay6,687
  • Tháng hiện tại61,355
  • Tổng lượt truy cập7,119,180
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây