CHỦ ĐỀ STEM CÔNG NGHỆ 8 THIẾT KẾ GIÁ ĐA NĂNG

Thứ ba - 12/09/2023 09:47
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Trong bài này, HS vận dụng kiến thức đã học về quy trình thiết kế kĩ thuật để thiết kế sản phẩm giá để điện thoại, máy tính bảng, sách...
tải xuống (3)
tải xuống (3)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM
NHÓM 3: CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
TÊN SẢN PHẨM: THIẾT KẾ GIÁ ĐA NĂNG
Môn học: Công nghệ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 3 tiết
 (Tiết 1: hoạt động 1,2. Tiết 2: hoạt động 3,4. Tiết 3: hoạt động 5)
Yêu cầu cần đạt trong CT GDPT 2018: Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn.
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức:
Trong bài này, HS vận dụng kiến thức đã học về quy trình thiết kế kĩ thuật để thiết kế sản phẩm giá để điện thoại, máy tính bảng, sách...
2. Về năng lực:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển một số năng lực với các biểu hiện chủ yếu sau đây:
– Xác định được chức năng của giá đa năng.
_Xác định được nhiệm vụ, yêu cầu thiết kế giá đa năng.
– Đề xuất và vẽ phác thảo được các phương án thiết kế giá đa năng ( để điện thoại, máy tính bảng, sách) đáp ứng yêu cầu đặt ra.
– Trình bày và thảo luận phương án thiết kế giá đa năng. Lựa chọn được phương án vật liệu, dụng cụ để chế tạo giá đa năng theo bản vẽ phác thảo đã lựa chọn.
– Chế tạo, thử nghiệm được giá đa năng theo phương án thiết kế đã lựa chọn. Thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả hoạt động, các yêu cầu kĩ thuật của giá đa năng.
– Chia sẻ sản phẩm giá đa năng đã chế tạo. Đưa ra được những lập luận để đánh giá sự phù hợp và tối ưu của sản phẩm đã thiết kế.
3. Về phẩm chất:
Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm khi thảo luận tìm hiểu, chế tạo, lắp ráp giá đa năng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Vật liệu, dụng cụ dùng cho 01 nhóm HS:
TT Vật liệu, dụng cụ, thiết bị Số lượng
1 Giấy A0 1 tờ
2 Que kem (15cmx2cm) 50 que
3 Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (giấy A4, thước kẻ, bút chì), máy tính 1 bộ
4 Dao dọc giấy, thước kẻ 1 chiếc
5 Súng bắn keo 1 chiếc
6 Keo nến 1 thanh
                  

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Xác định vấn đề (khoảng 10 phút)
  1. Mục tiêu: HS xác định được chức năng của giá đa năng. Xác định được nhiệm vụ, yêu cầu thiết kế giá đa năng.
  2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh của giá đa năng trong thực tiễn, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi như ở mục nội dung.










Nội dung:
  • Xác định chức năng của giá đa năng.
  • Đề xuất được các yêu cầu thiết kế giá đa năng.

GV lưu ý các nhóm tự đề xuất tối thiểu 1 yêu cầu về tính năng về sử dụng và 1 yêu cầu về hình thức: Giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi định hướng:
+ Giá đa năng đặt cố định trên mặt bàn hay có thể di động?
+ Có giới hạn cỡ màn hình điện thoại, máy tính bảng, sách hay không?
 + Giá đỡ có khả năng đặt điện thoại, máy tính bảng, sách theo chiều ngang hay dọc?
+ Có điều chỉnh được góc nghiêng của điện thoại, máy tính bảng, sách với hướng nhìn của người dùng hay không?
Sản phẩm: Câu trả lời của HS:
  • Chức năng của giá đa năng: giúp cố định điện thoại, máy tính bảng, sách ở vị trí vừa tầm quan sát của người dùng.
  • Yêu cầu thiết kế sản phẩm:
+ Có khả năng giữ được điện thoại, máy tính bảng, sách khi đặt ngang hoặc đứng.
+ Có thể điều chỉnh được góc nhìn
+ Kết cấu chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mĩ.
 
   

Bước 2: Thực hiện nhiện vụ: HS quan sát, suy nghĩ và thảo luận nhóm để đề xuất các yêu cầu thiết kế giá đa năng và ghi vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

_ GV mời đại diện 2–3 nhóm trả lời câu hỏi, huy động tinh thần xung phong của HS.
  • GV tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất yêu cầu thiết kế.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

  • GV chốt yêu cầu sản phẩm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm cùng nhau thiết kế giá đa năng đáp ứng các yêu cầu thiết kế đã nêu ở trên.
  • GV giao nhiệm vụ tiếp theo cần vận dụng các công đoạn quá trình thiết kế vào thiết kế giá đỡ điện thoại.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất ý tưởng thiết kế giá đa năng (khoảng 35 phút)

  1. Mục tiêu: Đề xuất và vẽ phác thảo các phương án thiết kế thiết kế giá đa năng đáp ứng yêu cầu đặt ra với những vật liệu có sẵn.
  2. Tổ chức thực hiện:
Nội dung:
  • Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh một số giá để điện thoại, máy tính bảng, sách hiện có trên thị trường, nhận xét về cấu tạo và đặc điểm của các mối ghép giữa các phần của giá đỡ.
  • Nhiệm vụ 2: Nhận bộ dụng cụ và vật liệu từ GV. Sau đó:
+ Chọn loại điện thoại thiết kế giá đỡ, dùng thước kẻ đo, khảo sát hình dạng, kích thước theo ba chiều của điện thoại, xác định vị trí đặc biệt của các nút chức năng trên điện thoại.
+ Đề xuất yêu cầu kĩ thuật về hình thức và tính năng cơ bản của giá đỡ điện thoại: Hình dạng, kích thước, phương án gá kẹp, hướng để điện thoại,…
+ Vẽ phác thảo trên giấy mô tả hình ảnh của giá đa năng cần thiết kế với vật liệu và dụng cụ đã được cung cấp.
 
   

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS phát cho mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ và vật liệu, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm quan sát, thảo luận, vẽ phác thảo các thiết kế giá đa năng thể hiện kết cấu, hình dạng, kích thước.
Sản phẩm:
  • Nhiệm vụ 1:
+ Đặc điểm cấu tạo chung của giá đa năng.
+ Đặc điểm của mối ghép cố định, tháo được.
  • Nhiệm vụ 2: Bản vẽ thiết kế giá đa năng.

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Nhiệm vụ 1: GV mời 2–3 HS nhận xét về cấu tạo của giá đỡ, đặc điểm của mối ghép giữa các phần của giá đỡ. GV gợi ý để HS phân tích ưu nhược điểm của từng loại giá đỡ đã quan sát để định hướng HS sử dụng mối ghép phù hợp trong thiết kế của nhóm.
  • Nhiệm vụ 2: GV chọn và thảo luận riêng với các nhóm HS có đề xuất thiết kế để làm giá đa năng chưa phù hợp. GV nêu và cùng HS thảo luận và thực hiện điều chỉnh nếu cần.

Bước 4: Nhận định:

GV nhận xét, đánh giá sơ bộ về đề xuất và bản vẽ phác thảo giá đa năng và phương án lựa chọn vật liệu, dụng cụ để chế tạo.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (tiết 2 khoảng 20 phút)
  1. Mục tiêu: HS trình bày và thảo luận phương án thiết kế giá đa năng. Trong đó thể hiện rõ phương án lựa chọn vật liệu, dụng cụ để chế tạo giá đa năng theo bản vẽ phác thảo đã lựa chọn.
  2. Tổ chức thực hiện:
Nội dung
  • Trình bày bản vẽ phác thảo phương án thiết kế giá đa năng mà nhóm đã thống nhất lựa chọn trên cơ sở ý tưởng thiết kế của từng cá nhân trong nhóm.
  • Đề xuất phương án lựa chọn vật liệu và sử dụng một số dụng cụ đơn giản (trong bộ dụng cụ, vật liệu do GV phát cho mỗi nhóm HS) để chế tạo giá đa năng.
 
   

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS: thiết kế bản vẽ

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Đại diện các nhóm HS lên trình bày bản vẽ phương án thiết kế mà nhóm đã thống nhất lựa chọn.



 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diện từng nhóm HS trình bày báo cáo bản thiết kế sản phẩm, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét. GV lưu ý HS căn cứ vào các yêu cầu của sản phẩm để nhận xét, góp ý tính khả thi trong phương án thiết kế của nhóm bạn.
GV tổ chức góp ý, chú trọng chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh. GV dự kiến câu hỏi làm rõ quá trình HS đã huy động kiến thức vào hình thành giải pháp:
(?) Vật liệu ảnh hưởng đến kết cấu, độ vững chắc của sản phẩm như thế nào?
(?) Tại sao lại lựa chọn loại vật liệu này để chế tạo sản phẩm?
(?) Các bộ phận giá đỡ điện thoại được ghép nối với nhau như thế nào?

Bước 4: Kết luận, nhận định:

  • Các nhóm báo cáo ý tưởng, bản thiết kế sản phẩm.
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá (học sinh thực hiện ở nhà)
  1. Mục tiêu: HS chế tạo, thử nghiệm được giá đa năng theo phương án thiết kế đã lựa chọn. Thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả hoạt động, các yêu cầu kĩ thuật của giá đa năng.
  2. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ HS
Nội dung:
  • Chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế hoàn thiện với vật liệu đã đề xuất.
  • Thử nghiệm, đánh giá sản phẩm dựa theo các yêu cầu thiết kế và điều chỉnh, hoàn thiện bản thiết kế.
  • Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm: bản vẽ kĩ thuật, sản phẩm giá đa năng và các thuyết minh liên quan (Các thông tin ghi chép những điều chỉnh trong quá trình thiết kế; phiếu phân công nhiệm vụ của từng thành viên; khó khăn trong quá trình thực hiện sản phẩm).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm, chế tạo và hiệu chỉnh sản phẩm, chuẩn bị nội dung trình bày ý tưởng sản phẩm.
Sản phẩm






 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV hỗ trợ, định hướng các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá, góp ý về cách làm trong quá trình các nhóm hoàn thiện sản phẩm thông qua trao đổi với HS.
 
 

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và vận dụng thêm (tiết 3: thời gian khoảng 45 phút)

  1. Mục tiêu: Chia sẻ sản phẩm đa năng đã chế tạo. Đưa ra được những lập luận để đánh giá sản phẩm của nhóm mình với nhóm bạn về tính chính xác, thẩm mĩ, sáng tạo.
  2. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nhắc lại tiêu chí của sản phẩm; nhấn mạnh về sự phù hợp của sản phẩm với bản thiết kế. Sau đó, GV giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Nội dung:
+ Đại diện các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình (về nội dung, về hình thức, về vật liệu).
+ Các nhóm tự đánh giá các sản phẩm của nhóm bạn.
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo sản phẩm (nếu thiếu trừ ½ số điểm)
TT Tiêu chí
Giá đa năng
Điểm tối đa Nhóm đánh giá các nhóm khác
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6
1 Vật liệu dễ tìm, kinh phí thấp 2.0            
2 Có khả năng giữ được điện thoại, máy tính bảng, sách 3.0            
3 Có tính sáng tạo 1.5            
4 Có tính thẩm mĩ 1.5            
Bài báo cáo
5 Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để có được phiên bản hiện tại 1.0            
6 Nêu được thuận lợi, khó khăn khi thực hiện 1.0            
  Tổng điểm 10.0            


Bươc 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS sắp xếp, trưng bày sản phẩm; tham quan và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. GV yêu cầu HS cử đại diện để giới thiệu và trả lời câu hỏi khi cần. Các nhóm chia sẻ và đề xuất các phương án điều chỉnh,
Sản phẩm:
Bản ghi những lưu ý và điều chỉnh từ gợi ý , đánh giá và phân tích của nhóm bạn và của GV.
 
 
   

các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • GV cho các nhóm đặt câu hỏi và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn, đồng thời nêu các đề xuất điều chỉnh (nếu có).
  • Các nhóm nêu thêm các thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

  • GV sử dụng các sản phẩm của HS, lựa chọn những điểm cần lưu ý trong các trình bày, bình luận và nhấn mạnh vai trò, lưu ý của mỗi bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật.
  • GV nhận xét, đánh giá ý thức và quá trình tạo ra giá đa năng, gợi ý chỉnh sửa (nếu cần).


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay7,316
  • Tháng hiện tại21,860
  • Tổng lượt truy cập7,079,685
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây