CHỦ ĐỀ STEM SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT

Thứ ba - 12/09/2023 09:40
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
1. Sản phẩm
- Biết được các bước chuẩn bị, thiết kế, thực hành làm một số đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
I. TÊN CHỦ ĐỀ: SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
1. Sản phẩm
- Biết được các bước chuẩn bị, thiết kế, thực hành làm một số đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
2. Thời gian trên lớp 02 tiết
- Tiết 1: Tuần 30, Sáng ngày 09/04/2022. Hoạt động 1, 2: Nhận nhóm và phân công nhiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền, Thống nhất Tiêu chí đánh giá sản phẩm làm đồ chơi, đồ dùng từ cơ quan của thực vật.
- Tiết 2: Tuần 31, Sáng ngày 16 /04/2022 (Hoạt động 4,5: Tiến hành làm một số đồ chơi từ các cơ quan của thực vật do nhóm lựa chọn từ nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Thuyết trình sản phẩm, chia sẻ, đánh giá, bình chọn sản đẹp có giá trị sử dụng
Địa điểm: Tại phòng bộ môn Hóa Sinh.
Môn chủ đạo: Khoa học tự nhiên 6
3. Thời gian ở nhà
- Thời gian: 01 tuần, từ sau tiết 1 tuần 30 đến tiết 2 tuần 31 .
- Thực hiện Hoạt động 3 (thảo luận lựa chọn nguyên liệu, đồ chơi, cách bước tiến hành làm và chuẩn bị thử nghiệm tại phòng học bộ môn);
- HS hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
- Trao đổi, thảo luận, nhận sự trợ giúp của GV và các bạn trong nhóm.
III. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Vận dụng được kiến thức trong các môn học:
- Môn khoa học tự nhiên:
Chọn nguyên liệu, tìm hiểu ứng dụng thực tiễn của các cơ quan của thực vật, ứng dụng về cân bằng lực trong tạo đồ chơi.
- Môn Toán:
Tính toán ước lượng nguyên liệu cần chuẩn bị, kích thước nguyên liệu, đồ chơi chế tạo
- Môn Công nghệ:
Nghiên cứu cách bảo quản nguyên liệu sơ chế sản phẩm tạo ra.
Tìm hiểu công dụng, vật liệu của các thiết bị có ở gia đình để chuẩn bị làm
Tìm hiểu các mẫu đồ chơi đẹp, có ích và thực hiện chế tạo được
  • Môn Tin học:
Làm video, tra cứu thông tin, tài liệu liên quan trên mạng Internet. Sử dụng các phần mềm tích hợp với điện thoại.
Để hoàn thành việc chế tạo đồ chơi từ các cơ quan của thực vật.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng xác định yêu cầu sản phẩm với các tiêu chí cụ thể, tham gia thảo luận và hiểu rõ về bảng tiêu chí của sản phẩm Chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
- Kỹ năng nghiên cứu, tập hợp các kiến thức nền để giải quyết vấn đề về Chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật và đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng với tiêu chí.
- Kỹ năng trình bày, thảo luận, hợp tác nhóm để thiết kế hoàn thành sản phẩm,
- Kỹ năng trình bày, thuyết trình được các bước chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật của nhóm mình, phản biện được các ý kiến thảo luận.
- Kỹ năng tự đánh giá, tham gia đánh giá  sản phẩm nhóm bạn và điều chỉnh sản phẩm Chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật của nhóm được hoàn thiện hơn
3. Phát triển phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung. Phẩm chất kiên trì trong thực nghiệm khoa học, thực hành an toàn lao động (đặc biệt lao động trong môi trường thí nghiệm có nhiệt).
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm để tìm hiểu kiến thức khoa học gắn với đời sống thực tiễn. Năng lực lập kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. Năng lực hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện, hoàn thành sản phẩm. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: thiết kế và trình diễn các bước tiến hành làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
- Hình thành và phát triển các năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. Năng lực quan sát các bước tiến hành đúc rút kinh nghiệm. Năng lực giao tiếp và hợp, đặc biệt là năng lực huy động, tìm kiếm sự hỗ trợ của người xung quanh.
IV. CHUẨN BỊ VÀ CÁC DỤNG CỤ, VẬT LIỆU
1. Mời và tìm kiếm sự trợ giúp của các GV bộ môn có liên quan.
2. Các dụng cụ,vật liệu/1 nhóm. Khuyến khích HS xin, mượn để thực hành
TT Tên chi tiết Số lượng Mô tả Ghi chú
1        
2        
3        
4        
5        
6        
7        
8        
9        
10        
3. Thiết bị hỗ trợ: Điện thoại thông minh, máy ảnh; máy tính, mạng Internet,...
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5.1. Hoạt động trên lớp: Sáng ngày 09/04/2022
Hoạt động 1. Xác định vấn đề
1. Mục đích của hoạt động
- HS tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, trên mạng để hiểu được một số nội dung về kiến thức liên quan đến các bước làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật với sự định hướng của GV.
- HS Xác định được yêu cầu của sản phẩm đồ chơi làm ra.
- HS có hứng thú với việc vận dụng các kiến thức đó vào 1 sản phẩm để phục vụ cho con người; tiếp nhận nhiệm vụ với tâm thế phẩn khởi, thích thú, hăng say.
2. Nội dung hoạt động
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để làm tổ chức nhóm.
- GV cho HS tìm hiểu về một số nội dung kiến thức lý thuyết liên quan: các bước làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật, cách lựa chọn nguyên liệu làm đồ chơi.
- GV cho HS thảo luận và thống nhất tiêu chí của sản phẩm đồ chơi làm ra
3. Sản phẩm học tập của học sinh
- Phiếu học tập của học sinh (Hoàn thành nội dung tại Hoạt động 1, hoạt động 2 trong Phụ lục 1)
- Hoàn thành nội dung bảng tiêu chí sản phẩm (Phụ lục 2)
4. Cách thức tổ chức
a. Chia nhóm:
GV phân chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, thông báo cách liên hệ với các GV khác, giao phiếu học tập.
b. Gv cho HS thảo luận nhóm về các nội dung sau:
- Bầu nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cho các thành viên

- GV chiếu Hoạt động 2 - Phụ lục 1 để HS quan sát, hướng dẫn các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

- GV chiếu bản Tiêu chí sản phẩm phụ lục II, cho HS thảo luận về tiêu chí.
c. Báo cáo kết quả hoạt động
GV cho HS báo cáo.
GV điều chỉnh (Nếu cần).

- HS nghe phân nhóm, có thể xin đổi nhóm, ghi nhớ tên và số điện thoại của Gv hỗ trợ.


- HS ngồi theo nhóm, nhận biểu mẫu từ GV, bầu nhóm trưởng, thư ký. HS thống nhất tên nhóm.
- HS tìm kiếm thông tin trong sách, mạng internet và sự trợ giúp của GV để hoàn thành việc tìm hiểu kiến thức lý thuyết liên quan đến chiết xuất tinh dầu.
- HS thảo luận các tiêu chí. Từ đó tìm thế mạnh của các thành viên để phân công nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng báo cáo
Thư ký ghi biên bản, giữ lại phiếu học tập để thực hiện các nhiệm vụ sau.
PHỤ LỤC 1. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM, BÀI HỌC STEM “SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG 1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Tên nhóm: ...............................................................................................................................
- Nhóm trưởng: .........................................................................................................................
- Thư ký: ....................................................................................................................................
- Các thành viên: .......................................................................................................................
1. .................................................................................. 6. .............................................................
2. .................................................................................. 7. .............................................................
3. .................................................................................... 8. ..........................................................
4. .....................................................................................9.  ..........................................................
5. ................................................................................... 10. ..........................................................
PHỤC LỤC I – BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
HOẠT ĐỘNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT.
Nội dung tìm hiểu Kiến thức cần ghi  nhớ
1. Ứng dụng thực tiễn của một số cơ quan của thực vật:
 
Rễ thân lá có thể dùng làm:
+ Thức ăn
+ Làm dược liệu
+ Làm cảnh
+ Làm các đồ dùng
 
2. Các đồ vật làm từ thân tre, lá dừa, lá chuối, lá mít
 
+ Hộp bánh phu thê làm từ lá dừa, cái thuyền làm từ dọc lá chuối, cái kèn làm từ lá chuối, cái xe xích lô làm từ tre, con trâu làm từ lá mít ...
3. Ứng dụng của sản phẩm + Làm đồ chơi
+ Làm đồ dùng
4. Lựa chọn kiến thức, nguyên liệu, xây dựng, lựa chọn các phương án để thực hiện làm đồ chơi, đồ dùng từ từ lá, thân cây, sử dụng đồ chơi, đồ dùng
SP1. (Bắt buộc)
Phiếu học tập số 1: Làm con trâu từ lá mít (SP1)
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         

SP2 (bắt buộc)
Phiếu học tập số 2: Làm hộp bánh phu thê từ lá dừa
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         
SP3. (Tự chọn) ...

Phiếu học tập số 3:
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         

SP4. (Tự chọn) ...
Phiếu học tập số 4:
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         

SP5. (Tự chọn) ...
Phiếu học tập số 5:
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         

PHỤ LỤC 2: TIÊU CHÍ CỦA SẢN PHẨM, BÀI HỌC STEM “SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT
 
Tiêu chí Yêu cầu Mức đánh giá (điểm)
1. Dụng cụ thực hành Chuẩn bị đầy đủ và sử dụng được các dụng cụ (không phải mua). 1
2. Nguyên liệu thực hành Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thực hành đảm bảo chất lượng, số lượng 1
3. Kỹ thuật thực hành Thực hiện các bước chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật đúng thao tác, nhanh, gọn đảm bảo an toàn, vệ sinh trong quá trình thực hiện. 3
4. Số lượng - 3 Sản phẩm/ nhóm 1
5. Tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng, vận hành, độ bền Sản phẩm đồ chơi, đồ dùng thẩm mỹ, có giá trị sử dụng, hoạt động được 2
6. Chi phí Chi phí để có đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật thấp, dễ kiếm, tận dụng những vật liệu sẵn có, huy động được sự hỗ trợ của PHHS. 1
7. Thuyết trình Bài thuyết trình đúng, trọng tâm vào các kiến thức của các bộ môn đã sử dụng, dụng cụ, nguyên liệu và các bước thực hành chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật
 Thuyết trình rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, hấp dẫn
1
8. Điểm khuyến khích Khuyến khích sản phẩm mới có tính sáng tạo (chưa có trên thị trường, mang giá trị thực tế), có thể tiếp tục triển khai quy trình Nghiên cứu khoa học, trả lời được câu hỏi ban giám khảo, thầy cô bộ môn 1
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các bước tiến hành làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
1. Mục đích của hoạt động
- Tổ chức cho HS nghiên cứu, tìm các kiến thức nền liên quan để hỗ trợ cho việc tiến hành làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
- Từ bản tiêu chí sản phẩm và phân công nhiệm vụ  của hoạt động 1, các thành viên đề xuất các bước tiến hành làm đồ chơi, đồ dùng để giải quyết một vấn đề thực tiễn và lập kế hoạch thực hiện
- Từ đó rèn năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm, năng lực tính toán, năng lực tìm kiếm thông tin, sự trợ giúp để hoàn thành nhiệm vụ.
- Gv quan sát các nhóm, tìm ra nhóm có khả năng phát triển để khuyến khích các em tham gia Nghiên cứu khoa học (tài trợ kinh phí, các thiết bị) để đưa sản phẩm vào thực tế.
2. Nội dung hoạt động
HS hoạt động nhóm để:
- Nghiên cứu tìm tòi (bằng sự trợ giúp của GV, tra cứu trên mạng Internet,...) để xác định các kiến thức nền, hỗ trợ cho việc làm đồ chơi từ các cơ quan của thực vật
- Đề xuất các bước tiến hành làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật
- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm.
3. Sản phẩm của hoạt động
- Hoàn thành Bảng tập hợp kiến thức nền (Phụ lục 3)
- Đề xuất được các bước tiến hành làm đồ chơi từ các cơ quan của thực vật  (Hoạt động 3 - Phụ lục 1)
4. Cách thức tổ chức hoạt động
- Gv giao nhiệm vụ cho HS trong phiếu học tập:
+ Xác định kiến thức cần ghi nhớ, kiến thức nền
+ Đề xuất các bước tiến hành làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật phụ lục 1.
- Cho HS tiếp tục làm việc nhóm (20’)
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.
GV có thể mời hoặc cho các nhóm gọi điện thoại với các GV dạy môn học liên quan.
GV cho phép HS sử dụng ti vi của lớp hoặc điện thoại cá nhân để tìm tham khảo trên mạng Internet.
- Hết thời gian, GV dành 10’ để tập hợp, bổ sung Bảng kiến thức nền, thống nhất bảng kiến thức nền. GV cho các nhóm báo cáo nhanh đề xuất ý tưởng đấu nối thêm thiết bị của nhóm.




- HS nhận nhiệm vụ, tiếp tục làm việc nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- HS tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần.
- Trưởng nhóm báo cáo kết quả, vẫn giữ Phiếu học tập (Phụ lục 1) để hoàn thành nhiệm vụ học ở nhà.

PHỤ LỤC 1. TẬP HỢP KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM MỘT SỐ ĐỒ CHƠI, ĐỒ DÙNG TỪ CÁC CƠ QUAN CỦA THỰC VẬT TẠI PHÒNG BỘ MÔN.
BÀI HỌC STEM “SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT”
 
Nội dung tìm hiểu Kiến thức cần ghi  nhớ
1. Ứng dụng thực tiễn của một số cơ quan của thực vật:
 
 
2. Các đồ vật làm từ thân tre, lá dừa, lá chuối, lá mít
 
 
3. Ứng dụng của sản phẩm  
4. Lựa chọn kiến thức, nguyên liệu, xây dựng, lựa chọn các phương án để thực hiện làm đồ chơi, đồ dùng từ từ lá, thân cây, sử dụng đồ chơi, đồ dùng
SP1 (bắt buộc)
Phiếu học tập số 1: Làm con trâu từ lá mít
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         
SP2 (Bắt buộc)
Phiếu học tập số 2: Làm hộp bánh phu thê từ lá dứa
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         
Đáp án
Nội dung tìm hiểu Kiến thức cần ghi  nhớ
1. Ứng dụng thực tiễn của một số cơ quan của thực vật:
 
Rễ thân lá có thể dùng làm:
+ Thức ăn
+ Làm dược liệu
+ Làm cảnh
+ Làm các đồ dùng
 
2. Các đồ chơi, đồ dùng làm từ thân tre, lá dừa, lá chuối, lá mít
 
+ Hộp bánh phu thê làm từ lá dừa, cái thuyền làm từ dọc lá chuối, cái kèn làm từ lá chuối, cái xe xích lô làm từ tre, con trâu làm từ lá mít ...
3. Ứng dụng của sản phẩm + Làm đồ chơi
+ Làm đồ dùng
SP1 (Bắt buộc)
Phiếu học tập số 1: Làm con trâu từ lá mít
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Yêu cầu
- Lá mít
- Kéo, dây



 
+ Dùng kéo cắt lá mít tạo 2 sừng con trâu ( cong, nhọn), không cắt vào gân chính.
+ Cuốn phần lá còn lại làm thân con trâu và dùng dây buộc (không buộc chặt quá gây móp méo)
+ Dùng dây buộc vào cuống lá (giả làm dây thừng) rồi luồn qua phần lá cuốn làm thân
 
-  Sự cần bằng về lực
- Hình đối xứng
- Tay trái cầm nhẹ vào thân con trâu
- Tay phải cầm dây kéo nhẹ từ từ, rồi thả dây ra cho phần đầu và sừng trâu hoạt động
- Lựa chọn lá cân xứng
- Lá bánh tẻ, không già quá dòn dễ gẫy
- Khi làm chú ý cắt sừng uốn vuốt nhọn cong đều, không cắt vào gân chính
- Tránh hỏng đồ chơi: Khi kéo dây để phần sừng trâu hoạt động ta kéo nhẹ nhàng, từ từ
- Sản phẩm đẹp, hoạt động tốt
 
SP2 (Bắt buộc)
Đáp án: Phiếu học tập số 2: Làm hộp bánh phu thê từ lá dứa
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Yêu cầu
- Lá dừa rửa sạch
- Tăm tre làm ghim
- Kéo, thước đo
 
*Bước 1: Chuẩn bị bản lá dừa rộng khoảng 4 cm và dài khoảng 20 – 21 cm
* Bước 2: Làm đáy hộp phu thê
- Lấy bản lá dừa dài 20 cm trên gấp thành 5 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn khoảng 4 cm (nhỏ hơn chiều dài lắp hộp một chút)  
- Cắt một nửa phần lá của phần gấp cuối cùng
- Gấp thành hình vuông có đáy, dùng tăm tre làm ghim ghim lại
*Bước 3: Làm cái lắp hộp phu thê
- Lấy bản lá dừa dài 21 cm trên gấp thành 5 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn khoảng 4,2 cm (lắp hộp to hơn đáy hộp một chút)
- Gấp tạo góc đáy hộp bánh
- Gấp thành hình vuông, có nắp dùng tăm tre ghim loại.
* Bước 4: Kiểm tra đậy lắp hộp thu phê vào đáy hộp phu thê.
- Toán học: Ước lượng, đo kích thước các cạnh, các góc
- Kĩ thuật: Sử dụng các đồ dùng kéo, dao
- Vật lý: Cân đối về cạnh, đồ dày
- Đậy nắp hộp phu thê lên đáy hộp phu thê - Đáy hộp nhỏ hơn nắp hộp một chút, đảm bảo độ khit, cân đối, màu sắc

5.2. Hoạt động ở nhà: Từ ngày  09/04/2022. đến ngày 15/04/2022        
Hoạt động 3. Lựa chọn sản phẩm (tiến hành ở nhà)
1. Mục đích của hoạt động
- Mỗi nhóm lựa chọn được ít nhất 3 sản phẩm làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật

- Các nhóm hoàn thành được các bước làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật, bảo vệ trước lớp trong tiết 3, Ngày 16 tháng 04.
- Tiến hành thử nghiệm các bước làm đồ chơi đồ dùng do nhóm lựa chọn cho thành thạo
- Tiến hành làm 1 SP bắt buộc (do nhóm lựa chọn làm con trâu bằng lá mít hay làm hộp bánh phu thê bằng lá dừa)
- Tập hợp đủ các dụng cụ, nguyên liệu để thực hành làm đồ chơi từ các cơ quan của thực vật
- Rèn tính chủ động, tích cực và kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm sự trợ giúp.
2. Nội dung hoạt động
- HS lựa chọn sản phẩm cho nhóm
- HS các nhóm chủ động thảo luận, hoàn thành việc xây dựng các bước làm đồ chơi từ các cơ quan của thực vật do nhóm lựa chọn
- Sau khi thống nhất được sản phẩm thì tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch.
3. Sản phẩm của hoạt động
Hoàn thành Kế hoạch thực hiện làm đồ chơi từ các cơ quan của thực vật, phân công nhiệm vụ cho thành viên nhóm, hoàn thành phiếu học tập (Hoạt động 3, 4, 5 - Phụ lục 1)
HOẠT ĐỘNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM ĐỒ CHƠI, ĐỒ DÙNG KHÁC TỪ CÁC CƠ QUAN CỦA THỰC VẬT TẠI PHÒNG BỘ MÔN
SP3. (Tự chọn)
Phiếu học tập số 3: Tên đồ chơi, đồ dùng lựa chọn …
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         
SP4. (Tự chọn)
Phiếu học tập số 4: Tên đồ chơi, đồ dùng lựa chọn…
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         
SP5. (Tự chọn)
Phiếu học tập số 5: Tên đồ chơi, đồ dùng lựa chọn…
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
         
HOẠT ĐỘNG 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ở lớp giờ ra chơi, ở nhà)
 
Thời gian Nhiệm vụ Ghi chú
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
HOẠT ĐỘNG 5. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (ở nhà)
 
Công việc Thành viên thực hiện Ghi chú
     
     
     
     
     
4. Cách thức tổ chức hoạt động
HS chủ động hoạt động theo nhóm.
Yêu cầu, khi hoạt động nhóm tại nhà, phải báo cáo lịch và địa điểm cho GV.
GV thông báo cho PHHS các nhóm biết lịch học tại nhà, dành thời gian đến từng nhóm hoặc trao đổi với các Gv liên quan đến hỗ trợ cho mỗi nhóm. Nhắc nhở HS ý thức khi tham gia học tập tại nhà.
- Gợi ý sản phẩm: Con thú làm từ hoa quả, con thuyền chiến, đan viền mũ, cái chong chóng làm từ lá dứa, con chim, con cá làm từ lá dứa, cái hộp làm từ ống tre …
- GV: Yêu cầu HS mang sản phẩm đi (gồm 3 SP tự chọn và 1 SP bắt buộc) và chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu biểu diễn quay video vào thứ … ngày  … tháng ….(cách đây 2 tuần)
- GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS viết thuyết trình cho sản phẩm
Mỗi nhóm viết thuyết minh ít nhất cho 3 đồ chơi nhóm tự làm thêm theo mẫu gợi ý
1. Tên đồ chơi
2. Nguyên liệu làm
3. Các bước làm
4. Nêu cảm nghĩ được tham gia tạo đồ chơi
5.3. Hoạt động tại phòng thí nghiệm sáng ngày 16/04/2022
Hoạt động 4. Tiến hành làm đồ chơi từ các đồ dùng, nguyên liệu đã chuẩn bị, đánh giá
1. Mục đích của hoạt động
- HS các nhóm tiến hành thực hiện các bước tiến hành làm đồ chơi từ các cơ quan của thực vật với sự quan sát của GV
- HS mỗi nhóm làm được ít nhất 4 sản phẩm (3 sản phẩm tự chọn và 1 sản phẩm bắt buộc)
- HS tiếp tục viết chỉnh sửa bài thuyết trình sản phẩm của nhóm.
- Thành viên đánh giá, rút kinh nghiệm, có thể thực hiện tiếp những lần sau nếu thấy chưa đạt yêu cầu. Nên quay video lại mỗi quá trình chế tạo mẫu để lấy tư liệu nghiên cứu, rút kinh nghiệm. Khuyến khích làm video thuyết trình.
- Từ đó rèn năng lực ngôn ngữ thuyết trình, giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tin học.
2. Nội dung hoạt động
- HS các nhóm tiến hành làm đồ chơi do nhóm tự lựa chọn ở nhà từ trước, từ các nguyên liệu nhóm đã chuẩn bị hoặc HS chiếu video, thuyết trình làm đồ chơi, đồ dùng của nhóm đã làm từ ở nhà
- HS viết bài thuyết trình làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
- GV và GV bộ môn đồng hành, trợ giúp cho các nhóm hoàn thành sản phẩm.
3. Sản phẩm của hoạt động
Sản phẩm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
Bài thuyết trình/video (nếu có).
4. Cách thức tổ chức hoạt động
- Học sinh trình diễn các bước làm đồ chơi do nhóm lựa chọn.
- Quay video làm tư liệu
- Chiếu video thuyết trình đã thực hiện làm đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật ở nhà.
- Học sinh chỉnh sửa và tiếp tục viết thuyết trình: Viết thuyết minh ít nhất cho 3 đồ chơi nhóm tự làm thêm theo mẫu gợi ý
1. Tên đồ chơi
2. Nguyên liệu làm
3. Các bước làm
4. Nêu cảm nghĩ được tham gia tạo đồ chơi
Hoạt động 5. Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
1. Mục đích của hoạt động
- HS thuyết trình, báo cáo sản phẩm, Rèn năng lực ngôn ngữ thuyết trình, năng lực hùng biện, phản biện...
- GV cho HS đánh giá sản phẩm, lựa chọn sản phẩm đẹp có ứng dụng cao trong thực tiễn
2. Nội dung hoạt động
- HS các nhóm bốc thăm thứ tự thuyết trình
- HS Nhận xét, đánh giá theo bảng tiêu chí đánh giá
+ Dụng cụ, nguyên liệu lựa chọn
+ Thao tác kĩ thuật
+ Số lượng sản phẩm
+ Thẩm mỹ, giá trị, vận hành, độ bền: Cân đối, mẫu mã đẹp
+ Chi phí
+ Thuyết trình
+ Khuyến khích
- GVBM chấm, đánh giá, xếp loại các sản phẩm.
3. Sản phẩm của hoạt động
Sản phẩm chính thức của các nhóm.
Sản phẩm được bình bầu đẹp có ứng dụng cao
4. Cách thức tổ chức hoạt động
- Thời gian: Sáng ngày 16/04/2022
- Địa điểm: phòng bộ môn Hóa Sinh.
- Thời gian thuyết trình, phỏng vấn của GVBM và trả lời phỏng vấn: 10 phút
- Đánh giá sản phẩm theo bản tiêu chí đã thống nhất bình bầu giải nhất, nhì, ba
- Thời gian tổng kết, nhận xét chung, đánh giá ý nghĩa của hoạt động và trao giải nếu có: 10 phút.
Hoạt động 6. Áp dụng
- Xem các video hướng dẫn làm đồ chơi và đồ dùng từ cơ quan của thực vật.
- Vận dụng tiến hành làm các đồ chơi tinh sảo, thẩm mĩ, các đồ dùng học tập từ các cơ quan của thực vật
- Đồ chơi, đồ dùng làm từ thực vật em làm ra có ưu nhược điểm gì so với đồ chơi, đồ dùng làm như vật liệu nhân tạo như rổ giá, đồ hộp, cách bảo quản, khắc phục nhược điểm của đồ chơi, đồ dùng làm từ các cơ quan của thực vật
Sản phẩm bài học stem
Đường viền trang trí mũ bằng lá chuối Vương miệm bằng lá dừa
Cào cào bằng lá dừa Con cá làm bằng lá dừa
   
Tàu chiến làm bằng dọc chuối Vương miện, cái túi, con cá làm từ lá dừa








PHỤ LỤC 1. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
--------
BÀI HỌC STEM “SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT”

HOẠT ĐỘNG 1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (ở lớp)
- Tên nhóm: .....................................................................................................................
- Nhóm trưởng: .....................................................................................................................
- Thư ký: .....................................................................................................................
- Các thành viên: ..................................................................................................................
1. .................................................................................. 6. .............................................................
2. .................................................................................. 7. .............................................................
3. .................................................................................... 8. ................................................................
4. .....................................................................................9.  ...............................................................
5. ................................................................................... 10. ...............................................................






HOẠT ĐỘNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT (ở lớp)
 
Nội dung tìm hiểu Kiến thức cần ghi  nhớ
1. Ứng dụng thực tiễn của một số cơ quan của thực vật:
 






 
2. Các đồ vật làm từ thân tre, lá dừa, lá chuối, lá mít
 







 
3. Ứng dụng của sản phẩm






 






 
4. Lựa chọn kiến thức, nguyên liệu, xây dựng, lựa chọn các phương án để thực hiện làm đồ chơi, đồ dùng từ từ lá, thân cây, sử dụng đồ chơi, đồ dùng
Phiếu học tập số 1: Làm con trâu từ lá mít (SP1)
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý












 
       

Phiếu học tập số 2: Làm hộp bánh phu thê từ lá dứa (SP2)
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý




 






 
     
HOẠT ĐỘNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM ĐỒ CHƠI, ĐỒ DÙNG KHÁC TỪ CÁC CƠ QUAN CỦA THỰC VẬT TẠI PHÒNG BỘ MÔN (ở nhà)
Phiếu học tập số 3: Tên đồ dùng, đồ chơi lựa chọn (ở nhà)
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý





 
       
Phiếu học tập số 4: Tên đồ dùng, đồ chơi lựa chọn (ở nhà)
 
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý





 
       

Phiếu học tập số 5: Tên đồ dùng, đồ chơi lựa chọn (ở nhà)
 
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý





 
       

HOẠT ĐỘNG 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (ở nhà)
 
Thời gian Nhiệm vụ Ghi chú
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   
Từ ngày............................
Đến ngày .........................
   

HOẠT ĐỘNG 5. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (ở nhà)
 
Công việc Thành viên thực hiện Ghi chú
     
     
     
     
     

PHỤ LỤC 2: TIÊU CHÍ CỦA SẢN PHẨM, BÀI HỌC STEM “SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT
 
Tiêu chí Yêu cầu Mức đánh giá (điểm)
1. Dụng cụ thực hành Chuẩn bị đầy đủ và sử dụng được các dụng cụ (không phải mua). 1
2. Nguyên liệu thực hành Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thực hành đảm bảo chất lượng, số lượng 1
3. Kỹ thuật thực hành Thực hiện các bước chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật đúng thao tác, nhanh, gọn đảm bảo an toàn, vệ sinh trong quá trình thực hiện. 3
4. Số lượng - 3 Sản phẩm/ nhóm 1
5. Tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng, vận hành, độ bền Sản phẩm đồ chơi, đồ dùng thẩm mỹ, có giá trị sử dụng 2
6. Chi phí Chi phí để có đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật thấp, dễ kiếm, tận dụng những vật liệu sẵn có, huy động được sự hỗ trợ của PHHS. 1
7. Thuyết trình Bài thuyết trình đúng, trọng tâm vào các kiến thức của các bộ môn đã sử dụng, dụng cụ, nguyên liệu và các bước thực hành chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật
 Thuyết trình rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, hấp dẫn
1
7. Điểm khuyến khích Khuyến khích sản phẩm mới có tính sáng tạo (chưa có trên thị trường, mang giá trị thực tế), có thể tiếp tục triển khai quy trình Nghiên cứu khoa học. 1












 
Nội dung tìm hiểu Kiến thức cần ghi  nhớ
1. Ứng dụng thực tiễn của một số cơ quan của thực vật:
 
Rễ thân lá có thể dùng làm:
+ Thức ăn
+ Làm dược liệu
+ Làm cảnh
+ Làm các đồ dùng
2. Các đồ vật làm từ thân tre, lá dừa, lá chuối, lá mít … + Hộp bánh phu thê làm từ lá dừa, cái thuyền làm từ dọc lá chuối, cái kèn làm từ lá chuối, cái xe xích lô làm từ tre, con trâu làm từ lá mít ...
3. Ứng dụng của sản phẩm + Làm đồ chơi
+ Làm đồ dùng
SP1 (Bắt buộc)
Phiếu học tập số 1: Làm con trâu từ lá mít
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Yêu cầu
- Lá mít
- Kéo, dây



 
+ Dùng kéo cắt lá mít tạo 2 sừng con trâu ( cong, nhọn), không cắt vào gân chính.
+ Cuốn phần lá còn lại làm thân con trâu và dùng dây buộc (không buộc chặt quá gây móp méo)
+ Dùng dây buộc vào cuống lá (giả làm dây thừng) rồi luồn qua phần lá cuốn làm thân
-  Sự cần bằng về lực
- Hình đối xứng
- Tay trái cầm nhẹ vào thân con trâu
- Tay phải cầm dây kéo nhẹ từ từ, rồi thả dây ra cho phần đầu và sừng trâu hoạt động
- Lựa chọn lá cân xứng
- Lá bánh tẻ, không già quá dòn dễ gẫy
- Khi làm chú ý cắt sừng uốn vuốt nhọn cong đều, không cắt vào gân chính
- Tránh hỏng đồ chơi: Khi kéo dây để phần sừng trâu hoạt động ta kéo nhẹ nhàng, từ từ
- Sản phẩm đẹp, hoạt động tốt

SP2 (Bắt buộc)
Đáp án: Phiếu học tập số 2: Làm hộp bánh phu thê từ lá dứa
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Yêu cầu
- Lá dừa rửa sạch
- Tăm tre làm ghim
- Kéo, thước đo
 
*Bước 1: Chuẩn bị bản lá dừa rộng khoảng 4 cm và dài khoảng 20 – 21 cm
* Bước 2: Làm đáy hộp phu thê
- Lấy bản lá dừa dài 20 cm trên gấp thành 5 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn khoảng 4 cm (nhỏ hơn chiều dài lắp hộp một chút)  
- Cắt một nửa phần lá của phần gấp cuối cùng
- Gấp thành hình vuông có đáy, dùng tăm tre làm ghim ghim lại
*Bước 3: Làm cái lắp hộp phu thê
- Lấy bản lá dừa dài 21 cm trên gấp thành 5 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn khoảng 4,2 cm (lắp hộp to hơn đáy hộp một chút)
- Gấp tạo góc đáy hộp bánh
- Gấp thành hình vuông, có nắp dùng tăm tre ghim loại.
* Bước 4: Kiểm tra đậy lắp hộp thu phê vào đáy hộp phu thê.
- Toán học: Ước lượng, đo kích thước các cạnh, các góc
- Kĩ thuật: Sử dụng các đồ dùng kéo, dao
- Vật lý: Cân đối về cạnh, đồ dày
- Đậy nắp hộp phu thê lên đáy hộp phu thê - Đáy hộp nhỏ hơn nắp hộp một chút, đảm bảo độ khit, cân đối, màu sắc
 

Phiếu học tập số 3: Làm con thuyền chiến từ dọc lá chuối
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
+ 5 đoạn dọc lá chuối dài 25 cm,
+ 2 que nhọn có đường kính bằng đầu đũa, chiều dài lớn hơn chiều rộng của 5 dọc chuối trên (để ghim các đoạn dọc chuối trên vào với nhau)
+ 1 Chân vịt dài 6 cm, rộng 3 cm bằng dọc chuối (chọn chỗ dọc cứng) hoặc bằng nhựa hoặc bằng tre buộc cố định bằng dây chun (Để cố định cho chắc ta có thể khắc tạo nút thắt trên chân vịt)
+ 1 chiếc lá cờ chiến thắng làm từ lá và dọc chuối có gắn tăm ghim, ghim vào thuyền để trang trí.
 
Bước 1: Làm thân con thuyền
- Sắp xếp 5 dọc chuối trên thành thân con thuyền (lưu ý các đoạn dọc chuối sắp xếp so le nhau khoảng 5 cm, lấy dọc giữa làm đối xứng, rồi lấy que xuyên cố định dọc chuối trên với nhau.
- Bước 2:
Cột chân vịt vào 2 dọc chuối ở đuôi thuyền lại ( Để cố định cho chắc ta có thể khắc tạo nút thắt trên đuôi thuyền)
- Bước 3:
Gắn cờ trang trí vào thân con thuyền
 
-  Sự cần bằng về lực
- Hình đối xứng
- Toán học: Ước lượng, đo kích thước các dọc chuối, độ so le.
- Kĩ thuật: Sử dụng các đồ dùng dao, thước, kéo
- Vật lý: Cân đối, đối xứng về kích cỡ, trọng lượng, lực
+ Muốn con thuyền này vận hành quay chân vịt làm cho dây chun xoắn nhiều vòng, tạo đà, thả xuống nước, chun nhả ra làm chân vịt quay và đẩy nước, đẩy con thuyền đi.
 
+ Cắt vát nhọn dọc chuối phía đầu thuyền
+ Chọn dọc chuối to, thẳng bằng nhau
+ Trước khi ghim cố định dọc chuối ta cần sắp xếp cho cân đối về lực
* Khắc phục dọc chuối đầu to, đầu bé không bằng nhau ta có thể xoay ghép đầu.
- HS sáng tạo trong việc làm con thuyền chiến từ dọc lá chuối
 

  Phiếu học tập số 4: Đan đường viền trang trí mũ từ lá chuối
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
- Dải lá chuối rộng  khoảng 0,5 cm ( 40 dải)
 
- Sắp xếp và đan 4 dải lá chuối trên vào nhau …
 
- Toán học: Ước lượng kích cỡ các dải lá chuối
- Kĩ thuật: Sử dụng kéo, cách luồn các dải lá chuối
- Sinh học: Chọn lá chuối bánh tẻ, màu xanh hoặc vàng nhưng vẫn đảm bảo dẻo khi gập
- Dùng trang trí đường viên mũ - Chọn lá bánh tẻ hoặc lá màu vàng nhưng còn độ dẻo
- Để trông sản phẩm đẹp lên tạo xé dải lá chuối bằng nhau.







  Phiếu học tập số 5: Làm con cá từ lá dừa.
Nguyên liệu Tiến hành Kiến thức nền Cách sử dụng Lưu ý
Kéo, bút lông, 2 dọc lá dừa dài khoảng 30 cm Bước 1: Tước dọc bỏ gân chính 2 lá dừa ta được 4 mảnh lá không chứa gân chính
Bước 2: Bẻ gập đôi lại 4 mảnh lá dừa trên làm 2 phần không đều nhau (dài hơn nhau khoảng 2 đến 3 cm)
Bước 3: Làm thân con cá: Đan luồn 4 miếng lá dừa trên với nhau và kéo lại thành thân con cá
Bẻ gập ngược lại 3 phần ngắn của ba mảnh lá dừa trên, mảnh còn lại cũng làm tương tự và luồn vào thân con cá cho chắc, cắt phần lá ngắn còn dư đó sát thân con cá
Bước 3: Chọn 1 điểm làm đầu con cá, gập mảnh lá giáp phần chọn làm đầu đó gấp ngược lại và luồn vào thân làm đuôi và phần lá đối diện cũng tương tự gập ngược lại và luồn vào thân làm vây
Bước 4: Dùng kéo cắt tỉa đuôi và cắt tỉa vây
Bước 5: Dùng bút lông vẽ 2 mắt con cá ở 2 bên phần chọn làm đầu
Toán học: Ước lượng chiều dài, hình dung hình dáng con cá phần đầu, đuôi, vây
Kĩ thuật: Dùng kéo, đan luồn đúng kĩ thuật
Lí học: Cân đối về trọng lực
Sinh học: Chọn lá bánh tẻ, dày vừa phải, không sâu bệnh, màu sắc đều đẹp
- Ghim lên tấm bìa hoặc buộc vào cần câu - Đan luồn kéo lá vừa phải cho chặt, không kéo mạnh làm lá xô, vẹo





3 Viết thuyết minh
Đến với cuộc thi trưng bày sản phẩm và thuyết minh cho sản phẩm do nhóm làm ra
Em: Họ và tên ..Thư kí nhóm 6
Xin được giới thiệu nhóm em gồm 6 bạn
Nhóm trưởng: ...
Thành viên:
- Sản phẩm nhóm chúng em làm ra gồm
1. Chiếc bánh phu thê làm từ lá dừa
2. Chiếc thuyền chiến làm từ dọc lá chuối
3. Đường viền mũ đan từ lá chuối
4. ....
Trong những sản phẩm này chúng em xin được trình bày các bước làm ra sản phẩm Chiếc thuyền chiến làm từ dọc lá chuối
Để làm con thuyền chiến từ dọc lá chuối chúng em chuẩn bị
+ 5 đoạn dọc lá chuối dài 25 cm,
+ 2 que nhọn có đường kính bằng đầu đũa, chiều dài lớn hơn chiều rộng của 5 dọc chuối trên (để ghim các đoạn dọc chuối trên vào với nhau)
+ 1 Chân vịt dài 6 cm, rộng 3 cm bằng dọc chuối (chọn chỗ dọc cứng) hoặc bằng nhựa hoặc bằng tre buộc cố định bằng dây chun (Để cố định cho chắc ta có thể khắc tạo nút thắt trên chân vịt)
+ 1 chiếc lá cờ chiến thắng làm từ lá và dọc chuối có gắn tăm ghim, ghim vào thuyền để trang trí.
Để làm ra con thuyền chiến này chúng em đã tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Làm thân con thuyền
Sắp xếp 5 dọc chuối trên thành thân con thuyền (lưu ý các đoạn dọc chuối sắp xếp so le nhau khoảng 5 cm, lấy dọc giữa làm đối xứng, rồi lấy que xuyên cố định dọc chuối trên với nhau.
Bước 2:  Cố định chân vịt vào thuyền:
Cột chân vịt vào 2 dọc chuối ở đuôi thuyền lại ( Để cố định cho chắc ta có thể khắc tạo nút thắt trên đuôi thuyền)
Bước 3: Trang trí thuyền
Gắn cờ trang trí vào thân con thuyền
Bước 4: Vận hành
Muốn con thuyền này vận hành quay chân vịt làm cho dây chun xoắn nhiều vòng, tạo đà, thả xuống nước, chun nhả ra làm chân vịt quay và đẩy nước, đẩy con thuyền đi.
- Để tạo ra con thuyền vận hành tốt chúng em đã vận dụng các kiến thức bộ môn toán, lý, sinh, kĩ thuật vào trong quá trình tiến hành làm và chọn nguyên liệu
Toán học: Ước lượng, đo kích thước các dọc chuối, độ so le, hình đối xứng
Vật lý: Cân đối, đối xứng về kích cỡ, cân bằng về trọng lượng, lực
Sinh học: Chọn dọc lá chuối bánh tẻ, xốp nhẹ, không sầu không quá già để dễ tiến hành
Kĩ thuật: Sử dụng các đồ dùng dao, thước, kéo
 Làm con thuyền vận hành tốt có lợi về lực chúng  ta có thể:
+ Cắt vát nhọn dọc chuối phía đầu thuyền cho giảm sức cản của nước
+ Chọn dọc chuối to, thẳng bằng nhau
+ Trước khi ghim cố định dọc chuối ta cần sắp xếp cho cân đối về lực
+ Khắc phục dọc chuối đầu to, đầu bé không bằng nhau ta có thể xoay ghép đầu.
- Sáng tạo: Chúng em có thể tiến hành con thuyền chiến này với kích cỡ lớn hơn hoặc nhỏ hơn và chọn những nguyên liệu khác thay thế như dọc lá khoai nước, cuống lá bèo tây ...
Cảm nghĩ được tham gia tạo đồ chơi.
Chúng em rất vui khi được tham gia cuộc thi này. Nhờ cuộc thi này mà chúng em được học, làm ra được nhiều sản phẩm có ý nghĩa, chúng em được vừa học vừa vui chơi. Cũng nhờ cuộc thi này sau này chúng em còn có thể học học và sáng tạo ra thật nhiều đồ chơi hơn nữa  có ý nghĩa và thiết thực hơn trong cuộc sống.
Em mong nhà trường ở những năm học tiếp theo tổ chức nhiều buổi học steam hơn nữa để chúng em được học, được vui chơi được làm ra sản phẩm chúng em mong đợi dưới sự hướng dẫn của thầy cô
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong nhà trường đã giúp chúng em hoàn thành sản phẩm, tạo ra cho chúng em một sân chơi vui vẻ, thiết thực, có ý nghĩa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,049
  • Tháng hiện tại21,593
  • Tổng lượt truy cập7,079,418
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây