TRUYỆN CỔ TÍCH

Thứ năm - 29/10/2020 10:28
1. Thi pháp cổ tích (đặc điểm, phương thức riêng).
a. Cốt truyện.
- Cốt truyện của truyện cổ tích được cấu tạo theo đường thẳng, theo trình tự diễn tiến các hành động của nhân vật (cũng là trình tự thời gian) một cách chặt chẽ, như không thể nào khác được, khiến cho các chi tiết kết dính với nhau trên một trục duy nhất, làm cho truyện không những rõ ràng, dễ nhớ mà còn lí thú, hấp dẫn.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 b. Nhân vật: Thường phân về một tuyến: thiện - ác, tốt - xấu được phân biệt rành mạch, dứt khoát.
- Nhân vật chỉ là những điển hình tính cách chưa phải là điển hình nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho thiện - ác, chính nghĩa - gian tà, khôn - dại với tính chất tượng trưng, phiếm chỉ của nó chứ chưa có thể có đời sống tâm lí phức tạp và đa dạng mhuw những nhân vật trong văn học cổ điển hoặc hiện đại sau này.
c. Các môtíp nghệ thuật:
 - Đọc truyện cổ tích, ta thường bắt gặp các môtíp. Đó là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian.
 - Các môtíp quen thuộc:
 + Nhân vật người mồ côi, người con riêng, người em út, người đội lốt xấu xí,... trong các truyện cổ tích mà dường như cốt truyện đều giống nhau: một cuộc phiêu lưu tưởng tượng của nhân vật trải qua ba giai đoạn: gặp khó khăn, vượt qua khó khăn, đoàn tụ và hưởng hạnh phúc.
 + Ông Bụt, Tiên, chim thần, sách ước,... những lực lượng siêu nhiên giúp người chính nghĩa đấu tranh thắng lợi.
-> Không khí mơ màng vừa thực vừa ảo, rất hấp dẫn, đưa ta vào thế giới huyền diệu.
VD: Truyện Tấm Cám: người mẹ ghẻ ác nghiệt; ông bụt hiền từ, nhân đức; gà nhặt xương cá, chim sẻ nhặt thóc; xương cá biến thành quần áo, giày, ngựa; Tấm chết biến hóa thành vật rồi lại trở lại kiếp người.
d. Những câu văn vần xen kẽ.
- Thường xuất hiện vào những lúc mâu thuẫn xung đột, những tình huống có vấn đề để nhấn mạnh, khắc sâu cốt truyện đồng thời cũng tạo đà, đưa đẩy cho cốt truyện diễn tiến một cách tự nhiên.
VD: Bống bống bang bang..., Vàng ảnh vàng anh..., Kẽo cà kẽo kẹt...
e. Thời gian và không gian nghệ thuật.
- Thời gian và không gian trong truyện cổ tích mang tính chất phiếm chỉ, tượng trưng: ngày xửa ngày xưa, một hôm, bữa nọ, ở đâu cũng vậy, lúc nào cũng như thế...
-> Người đọc, người nghe tự mình hình dung và tưởng tượng theo sự cảm nhận, kinh nghiệm của bản thân.
=> Cổ tích vừa có cái nét mộc mạc dân gian lại vừa thực vừa hư.
g. Không khí truyện.
- Các yếu tố âm nhạc, hội họa, tạo hình đã “in đậm dấu vết” vào văn bản văn học dân gian và cùng với các yếu tố nằm trong văn bản tạo nên cái không khí dân gian của truyện.
VD: Đàn kêu tích tịch tình tang...
-> Ta như nghe thấy âm thanh vang lên trong những dòng chữ, gợi nhớ những làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương.
h. Ngôn ngữ.
 Ngôn ngữ in đậm dấu ấn của cộng đồng - đó là ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc chứ không phải ngữ của một cá thể nghệ sĩ, ngôn ngữ trong truyện cổ tích mang không khí cổ xưa, đậm đà phong vị dân tộc.
Bài tập: Phân tích chi tiết tiếng đànniêu cơm thần kì trong truyện “Thạch Sanh”.
* Gợi ý:
- Tiếng đàn:
 + Đây là một vũ khí kì diệu. Trong truyện cổ tích, những chi tiết về âm nhạc có vị trí quan trọng góp phần bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật và thể hiện thái độ của nhân dân.
 + Tiếng đàn trong truyện TS có bốn lớp nghĩa chính: tiếng đàn giải oan, tiếng đàn tình yêu, tiếng đàn vạch trần tội ác, tiếng đàn hòa bình.
- Niêu cơm:
 + Đây là niêu cơm kì lạ (nhỏ xíu nhưng ăn mãi không hết). Niêu cơm đồng nghĩa với sự vô tận.
 + Đó là niêu cơm hòa bình thấm đẫm tinh thần nhân đạo
 2. Phân loại truyện cổ tích.

 a. Cổ tích thần kì.
 - Nhân vật chính thường là những con người bất hạnh, thấp cổ bé họng. Yếu tố thần kì, lực lượng siêu nhiên (thần, tiên, bụt,...) đóng vai trò quan trọng, giúp nhân vật vượt qua bế tắc và thay đổi số phận của họ.
 b. Cổ tích sinh hoạt.
  - Nói về số phận con người gần như hiện thực đời sống, ít sử dụng yếu tố thần kì. Nhưng các nhân vật được nói đến thường tinh quái hoặc ngờ nghệch hơn người.
VD: Nói dối như Cuội, thằng Ngốc,...
c. Cổ tích loài vật: Nội dung cơ bản của loại truyện này là giải thích các đặc điểm của loài vật (VD giải thích vì sao hổ có lông vằn...), hoặc kể về mối quan hệ giữa chúng (Con thỏ tinh ranh, Con quạ mỏ dài,...).
 - Cần phân biệt với truyện ngụ ngôn.

3. Một số vấn đề cần lưu ý.
  a. Yếu tố thần kì và ý nghĩa của nó.
 
Yếu tố thần kì Ý nghĩa
  • Hoang đường, không có thực. Xuất hiện khi nhân vật gặp bế tắc, mâu thuẫn giữa người với người lên đến đỉnh điểm.
  • Hấp dẫn người đọc, người nghe bằng trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên -> câu chuyện thêm hấp dẫn, lý thú.
  • Ước mơ đổi đời (đau khổ, thua thiệt -> cập bến hạnh phúc).
Ví dụ:
 + Truyện Sọ Dừa.
    - Sọ Dừa dị hình, dị dạng -> khát khao niềm sống (bị khinh rẻ, coi là vô tích sự -> van xin, khẩn cầu). Số phận tội nghiệp, đau đớn, đáng thương.
    - Yếu tố thần kì: Tài năng kì lạ của SD, đó là chăn bò rất giỏi -> khẳng định vị trí tồn tại và sự thừa nhận của mọi người về một con người trong XH; dự đoán trước được tai họa.
 => SD lấy cô Út là hạnh phúc viên mãn -> nhân dân gửi gắm ước mơ vào đó.
 + Truyện Thạch Sanh.
   - Thạch Sanh: mồ côi, thiếu then tình thương. Được thiên thần dạy võ nghệ, có bộ cung tên vàng, đàn thần, niêu cơm thần.
-> Vượt qua tai họa bất ngờ của các thế lực tự nhiên, they được sự thâm hiểm, xảo trá của lòng người.
=> Lấy công chúa, làm vua.
 
  • Ước mơ công lý.
 + Những số phận thua thiệt thì được đền bù.
 + Kẻ ác, phi nghĩa thì bị trừng trị đích đáng.
Ví dụ:
  • Lý Thông: xảo trá, vong ân bội nghĩa -> chui rúc bẩn thou.
  • Hai cô chị: tham lam, độc ác -> bỏ đi biệt xứ.
     
  b. Truyện cổ tích là giấc mơ đẹp.
      Thế giới cổ tích mang vẻ đẹp của một thế giới con người lý tưởng: một thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, chính nghĩa thắng gian tà, con người được các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu thương. Thế giới ấy là do con người tưởng tượng ra: nó mang chất thơ bay bổng, ước mơ lãng mạn, nó chứa đựng một niềm tin. Cuộc đời thực, số phận người bình dân bị đè nén, áp bức. Họ không có con đường giải thoát, bế tắc nên họ đã gửi gắm khát vọng, ước mơ vào truyện kể.
Bài tập:
1. Cảm nhận của em về hiện tượng cảnh biển xanh trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
* Gợi ý:
- Hình tượng biển xanh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, nhưng mỗi lần xuất hiện nó lại mang một trạng thái khác nhau. Sự khác nhau này cùng sang đôi với yêu cầu của mụ vợ.
 + Yêu cầu 1, 2: máng lợn ăn, ngôi nhà -> chấp nhận, biển dịu êm.
 + Yêu cầu 3, 4, 5: nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, Long vương -> cảnh biển thay đổi theo sự tăng tiến, dữ dội hơn, quyết liệt hơn.
- Cảnh biển xanh không đơn thuần là cảnh thiên nhiên mà là thái độ, suy nghĩ:
 + Thái độ của nhân dân.
 + Lẽ công bằng của đất trời.
 -> Bất bình, phủ nhận điều phi nghĩa.
2. Cảm nhận của em về nhân vật ông lão.
* Gợi ý:
 - Đây là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
  + Hiền lành, chăm chỉ.
  + Độ lượng, bao dung: giúp đỡ kẻ khác nhưng không đòi hỏi trả ơn.
 - Kẻ vừa đáng thương vừa đáng giận
  + Đáng thương: hiền lành, bị bắt nạt, đe dọa, hà hiếp nhưng đành bất lực, không làm được gì.
  + Đáng giận: nhu nhược, nhẫn nhục.
-> Việc làm đó vô tình đã tiếp tay cho lòng tham của mụ vợ lên tới đỉnh cao, sự bội bạc của mụ ngày càng bành trướng, lên ngôi.
    Như vậy nếu chúng ta đồng lõa với cái ác thì cái ác sẽ có cơ hội hoành hành.
Bài về nhà: Kể về cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật trong truyện cổ tích.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay10,009
  • Tháng hiện tại167,687
  • Tổng lượt truy cập7,023,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây