kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
CÁCH LÀM BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ
Thứ năm - 29/10/2020 10:26
I. Các kiểu chính. - Kể về một câu chuyện đã học. - Kể chuyện đời thường. - Kể chuyện tưởng tượng
II. Tìm hiểu cụ thể về các kiểu bài tự sự. 1. Kể lại một câu chuyện đã học. * Yêu cầu: - Nắm vững cốt truyện - Kể chi tiết nội dung vốn có của câu chuyện. - Giữ nguyên nhân vật, bố cục của câu chuyện. - Phải có cảm xúc đối với nhân vật. * Các hình thức ra đề: a. Kể theo nguyên bản. - Dạng đề: (1) Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng. (2) Em hãy kể lại một câu chuyện mà em cho là lí thú nhất. - Hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tác phẩm để kể lại nhưng không phải là sao chép. (Tìm và nhớ ý chính, sau đó diễn đạt bằng lời của mình) b. Kể sáng tạo. + Chuyển thể văn vần sang văn xuôi. VD: Từ nội dung bài thơ "Sa bẫy", em hãy kể lại câu chuyện. + Rút gọn. - Cách kể: Nắm ý chính, lướt qua ý phụ. Chuyển lời đối đáp của nhân vật (trực tiếp) thành lời gián tiếp. VD: Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Kể chuyện thay ngôi kể. - Thông thường trong truyện: ngôi 3 (gọi tên nhân vật, sự việc). - Thay ngôi (đóng vai): ngôi 1 (tôi, ta). - Tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện để kể lại. Cần chọn nhân vật chính hoặc nhân vật có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện. VD: Đóng vai thanh gươm thần để kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm. 2. Kể chuyện đời thường. - Kể về những nhân vật, sự việc trong cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với các em, biết do được chứng kiến hoặc nghe kể. - Yêu cầu: + Người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người (nhân vật). + Tránh lối kể dàn trải, nhạt nhẽo, ít ý nghĩa. + Kể về người: phải làm nổi bật được nét riêng biệt của từng người (hình dáng, phẩm chất, tính cách, tấm lòng). + Kể việc: nguyên nhân, diễn biến, kết quả -> ý nghĩa. + Ngôi kể: xác định ngôi 1 hay ngôi 3. VD: + Kể về một người thân của em. + Kể một tiết học mà em thích. 3. Kể chuyện tưởng tượng. - Kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế -> có một ý nghĩa nào đó. - Yêu cầu: + Không biạ đặt tùy tiện. + Tưởng tượng trên cơ sở hiện thực làm cho sự tưởng tượng có lí, thể hiện được một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. - Dạng đề: + Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới. VD: Giấc mơ trò chuyện với lang Liêu. + Kể chuyện tưởng tượng về số phận và tâm tình của những con vật, sự vật. VD: Truyện sáu con gia súc tranh công. + Kể chuyện tương lai. VD: Tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay mình đang học. Bài tập: Kể bác nông dân đang cày ruộng. * Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu bác nông dân. - Em gặp bác cày ruộng ở đâu, lúc nào? b. Thân bài: - Có thể kể qua về gia cảnh của bác. (VD: Bác Ba đông con, nghèo khó nhưng chăm chỉ làm việc và hiền lành, nhân ái với mọi người). - Kể về hình dáng, trang phục, nét mặt. (VD: Hôm nay được tận mắt chứng kiến công việc của bác, em mới vỡ lẽ ra rằng: Tại sao da bác đen sạm và nhiều nếp nhăn như vậy. Bác mặc bộ áo nâu dản dị lấm tấm bùn, chiếc khăn mặt vắt qua vai để lau mồ hôi...). - Hoạt động: + Tay cầm cày, tay cầm roi để điều khiển trâu. + Bước chân choãi ra chắc nịch. + miệng huýt sáo. => Hiện ra những luống cày thẳng tắp nằm phơi mình dưới nắng. - Kể qua chú trâu: to tướng nhưng rất ngoan ngoãn, nghe lời. - Thỉnh thoảng bác lại lau mồ hôi trên khuôn mặt sạm nắng... - Nhìn they bác làm việc vừa thương (lam lũ, cực nhọc, vất vả) vừa khâm phục (làm việc cần mẫn để tạo ra hạt thóc, hạt gạo mà không quản nắng mưa). c. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về bác nông dân. Bài về nhà: Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận.