- 16/10/2020 03:40:00 AM
- Đã xem: 1211
- Phản hồi: 0
Đặc điểm của hệ nội tiết: Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các cơ quan sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng l¬ợng trong tế bào của cơ thể có là các chất hoocmôn, thông qua đ¬ờng máu chậm nh¬ưng kéo dài và diện rộng.
1. Khái niệm, phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
- K/N: GV cho HS nắm:
+ Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của nó gọi là hoocmôn ngấm trực tiếp vào máu rồi theo máu đến các cơ quan để gây tác dụng.
VD: Tuyến giáp: tiết hoocmon tiroxin ngấm vào máu, kích thích làm tăng quá trình trao đổi chất và làm tăng chuyển hóa trong tế bào.
+ Tuyến ngoại tiết là những tuyến có ống dẫn chất tiết đến các cơ quan mà không ngấm thẳng vào máu.
VD: Tuyến n¬ớc bọt: tiết nuớc bọt chứa enzim amilaza theo ống dãn vào trong khoang miệng…
2. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
* Giống nhau:
- Đều đ¬ược cấu tạo từ những tế bào bài tiết.
- Đều tiết các chất có ảnh hư¬ởng đến các quá trình sinh lý của cơ thể…
* Khác nhau:
Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết
- Không có ống dẫn,chất tiết ngấm thẳng vào máu và theo máu đến các cơ quan
- Có tác dụng điều hòa các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa. - Có ống dẫn, chất tiết không ngấm thẳng vào máu mà theo ống dẫn đến các cơ quan.
- Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng, tiêu hóa, thải bả…
3. Một số tuyến nội tiết chính
* Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận…
* Tuyến ngoại tiết chính: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến mồ hôi…
4. Cấu tạo chức năng của các tuyến nội tiết (ND SGK)
- GV cho HS nắm chắc cấu tạo chức năng của các tuyến chính.
- Chất tiết của các tuyến nội tiết là gì? Tác dụng?...
a. Vai trò của các tuyến nội tiết
- Duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.
- Điều chỉnh các quá trình sinh lý cảu cơ thể diễn ra bình thường (TĐC, TĐQ, sinh trưởng, phát triển…).
- Điều hòa hoạt động của các cơ quan chủ yếu bằng con đường thể dịch giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.
- Tự điều chỉnh trong nội bộ của các tuyến nội tiết.
- Tuyến nội tiết thường có kích thước nhỏ lượng chất tiết ra ít nhưng có có hoạt tính sinh học cao, thúc đẩy hoặc kìm hảm hoạt động cảu các cơ quan, các quá trình sinh lý trong cơ thể.
- Hoạt động của tuyến nội tiết bị rối loạn… gây cho cơ thể bị bệnh lý.
b. Hooc môn: sản phẩm của tuyến nội tiết.
* Đặc tính:
- Mỗi hooc môn do một tuyến nội tiết nhất định tiết ra.
- Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến 1 qua trình sinh lý của cơ thể.
- Hooc môn có hoạt tính sinh học cao (chỉ một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng rõ rệt).
VD: Chỉ cần mọt lượng nhỏ ađrênalin cũng làm cho tim đập nhanh và mạnh.
- Hooc môn không có tính đặc trưng cho loài.
* Tác dụng:
- Kích thích, điều khiển.
VD: Hooc môn tuyến yên kích thích hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận, tuyến sinh dục.
- Điều hòa, phối hợp.
VD: Sự phối hợp họt động của glucagon (tuyến tụy) với ađrênalin (tuyến trên thận và unsulin (tuyến tụy) làm cho lượng đường trong máu ổn định.
- Đối lập:
VD: Tuyến tụy tiết ra 2 loại hooc môn có tác dụng đối lập nhau.
(VD: Insulin biến glucôzơ thành glycôgien dự trử trong gan và cơ làm giảm lượng đường trong máu (giảm đường huyết) đảm bảo cho lượng đường trong máu ổn định là 0,12g/lít … khi cơ thể có nông độ đường trong máu thấp dưới 0,12g/lít thì glucagôn biết glycôgien trong gan và cơ thành glucôzơ bổ sung lượng đường trong máu ổn định.
5. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (HS nắm nội dung ở SGK)
- Nắm được điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.