kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 KÌ I
Thứ năm - 10/12/2020 08:37
Câu 1: Cấu tạo tế bào và hoạt động sống của tế bào: - Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài thực hiện trao đổi chất + Chất tế bào: Chứa nhiều bào quan khác + Nhân: Điều khiển mọi hoạt động của tế bào - Hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên và sinh sản
Câu 2: Mô là gì? Các loại mô: *Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng nhất định. *Có 4 loại mô - Mô biểu bì: Gồm các TB xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng, có chức năng bảo vệ, bài tiết - Mô liên kết: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da, chức năng tạo bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm - Mô cơ: Gồm 3 loại cơ vân, cơ trơn, cơ tim. Chức năng co dãn tạo nên sự vận động - Mô thần kinh: Gồm các TB thần kinh (Nơron) nằm xen kẽ với các TB thần kinh đệm Câu 3: Cấu tạo và chức năng của nơ ron: - Cấu tạo nơron gồm :+ Thân nơron có chứa nhân, xung quanh thân có các sợi nhánh ngắn + Sợi trục: Dài, bên ngoài bao bọc bởi bao miêlin, cuối sợi trục là cúc xináp - Chức năng của nơron: + Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. + Dẫn truyền xung thần kinh : Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục. Câu 4: Phản xạ là gì? Phân tích 1 ví dụ về phản xạ ví dụ Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh. Phân tích 1 ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng cơ quan thụ cảm là da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đi từ cơ quan thụ cảm đến Trung ương báo là tay chạm vật nóng Trung ương phân tích phát đi thông tin bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là cơ và xương ở tay để rụt tay lại tránh vật nóng Câu5: Cấu tạo và chức năng các bộ phận xương dài:
CÁC PHẦN
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Đầu xương
- Sụn bọc đầu xương
Làm giảm ma sát trong khớp
Mô xương xốp gồm các nan xương
Phân tán lực và tạo ô chứa tủy
Thân xương
Màng xương
Giúp xương lớn lên về bề ngang
Mô xương cứng
Chịu lực
Khoang xương chứa tủy
Sinh ra hồng cầu, chứa mỡ ở người già
Câu 6: Các phần chính của bộ xương người và các loại khớp xương: - Bộ xương người có 3 phần chính: + Xương đầu gồm: Xương sọ, Xương mặt + Xương thân gồm: Xương cột sống, các Xương sườn + Xương chi gồm: Xương tay, Xương chân.
- Có 3 loại khớp xương: Khớp động: cử động dễ dàng như khớp khủyu tay, khuỷu chân Khớp bán động: cử động hạn chế ví dụ khớp giữa các đốt sống. Khớp bất động: không cử động được như các khớp xương ở hộp sọ Câu 7. Mỏi cơ là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
Mỏi cơ là hiện tượng cơ phải làm việc quá sức và kéo dài
Nguyên nhân: Do lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu nên quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động co cơ đã tạo ra sản phẩm axit lactic, tích tụ lại trong cơ gây đầu độc cơ làm mỏi cơ
Biện pháp:
Hít thở sâu. Xoa bớp cơ uống thêm nước đường. Lao động nghỉ ngơi hợp lý. Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là : - Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo - Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay - Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân. Câu 8: Hãy nêu sự khác nhau giữa bộ xương người so với bộ xương thú
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt - Lồi cằm xương mặt
- Lớn - Phát triển
- Nhỏ - Không có
- Cột sống - Lồng ngực
- Cong ở 4 chỗ - Nở sang 2 bên
- Cong hình cung - Nở theo chiều lưng bụng
- Xương chậu - Xương đùi - Xương bàn chân
- Xương gót
- Nở rộng - Phát triển, khoẻ - Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm. - Lớn, phát triển về phía sau.
- Hẹp - Bình thường - Xương ngón dài, bàn chân phảng. - Nhỏ
Câu 9: chúng ta cần làm gì để có hệ cơ phát triển cân đối và bộ xương chắc khỏe? Để cơ và xương phát triển cân đối cần: + Chế độ dinh dưỡng hợp lí. + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. + Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. + Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2 tay, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo. Câu 10: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Vẽ sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. * Máu gồm : huyết tương và tế bào máu - Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích - TB máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẫm . Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu * Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chon loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
*Sơ đồ truyền máu A ô A OóO ABóAB B ô B * Chức năng của huyết tương : - Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch - Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải * Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 Câu11: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể? – Miễn dịchlà gì? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ những loại vaccin gì? *Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: gồm 3 hoạt động: + Sự thực bào: Do đại thực bào, Bạch cầu trung tính tham gia, theo dòng máu đến chỗ viêm, chui qua thành mạch máu bắt và nuốt Vi khuẩn + Tế bào limphô B: Tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. + Tế bào limphô T: Tiết ra Prôtêin đặc hiệu phá hủy bị nhiễm bệnh bằng cách nhận diện tiếp xúc. * Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh. - Có 2 loại miễn dịch : + Miễn dịch tự nhiên : Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh (miễn dịch bẩm sinh) hoặc sau 1 lần mắc bệnh ấy (miễn dịch tập nhiễm). + Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh. *Người ta thường tiêm phòng vacxin cho trẻ để phòng 1 số bệnh như : Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, rubella,viêm não nhật bản…… Câu 12/ Vẽ sơ đồ quá trình đông máu. Qua đó cho biết vai trò của tiểu cầu?
Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dầy hơn tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn tĩnh mạch.
Tĩnh mạch
Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch. Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
Mao mạch
Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. Lòng hẹp.
Câu 16/ Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch? - Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch: + Khuyết tật tim, phổi xơ. + Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao.. + Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật. + Do luyện tập thể thao quá sức. + Một số vi rut, vi khuẩn - Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch: + Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn + Không sử dụng các chất kích thích + Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ. + Cần kiểm tra sức khỏe định kì + Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch + Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật... - Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: + Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp. + Cần rèn luyện thường xuyên để nângdần sức chiu đựng của tim mạch và cơ thể Câu 17: Hô hấp có vai trò gì?Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng? *Hô hấp là quá trình không ngừng: Cung cấp ôxi cho tế bào cơ thể và Loại khí cacbonnic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. -Vai trò: Cung cấp khí oxi cho tế bào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể. *Hệ hô hấp gồm: các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi Đường dẫn khí :Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại. - Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi Câu 18:Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại? - Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...) và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…. - Biện pháp + Trồng nhiều cây xanh + Xây dựng môi trường trong sạch + Không hút thuốc lá + Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi Câu 19: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? - Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học: + Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic + Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước Câu 20: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì? - Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn. - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. - Khi ăn Cần ăn chậm nhai kỹ Câu 21: Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt? Tiêu hóa ở khoang miệng gồm: -Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. + Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt. - Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt. + Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột ( Chín ) trong thức ăn thành đường Mantôzơ. Tinh bột amilaza Mantôzơ. pH=7,2; t0=370C Nhai cơm hay bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt vì cơm bánh mì là tinh bột khi nhai trong miệng sẽ bị enzim amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ nên thấy ngọt. Câu 22: Ở ruột non diễn ra những hoạt động nào? Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? -Hoạt động tiêu hóa thức ăn ở ruột non gồm hoạt động lí học và hoạt động hóa học. - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy,dịch ruột ). - Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit ( tinh bột, đường đôi ), protein, lipit. Câu 23/ Cho biết các con đường vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng và vai trò của gan ? - Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo 2 con đường : +Vận chuyển theo đường bạch huyết : 70%Lipit, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) +Vận chuyển theo đường máu : đường, 30% (Glixerin và axit béo), axit amin, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước. Vai trò của gan: + Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định. + Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng. Câu 24.Trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày? Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày. * Biến đổi lí học. - Sự tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn. - Sự co bóp của dạ dày giúp thức ăn được đảo trộn và thấm đều dịch vị * Biến đổi hoá học. - hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn từ 3 – 10 axitamin. Câu 25: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. + Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ tăng diện tích bề mặt trong tăng 600 lần so với diện tich mặt ngoài. +Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. +Ruột non rất dài 2,8 – 3 m ở người trưởng thành. Là phần dài nhất của ống tiêu hóa. Tổng diện tích bề mặt từ 400-500 m2.