kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Hô Hấp
Thứ năm - 13/01/2022 08:49
Câu 1: Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò gì với cơ thể?Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
-Khái niệm : Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. - Vai trò : Cung cấp ô xi cho cơ thể để ooxxi hóa chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể. - Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào. Câu 2: Hãy nêu các cơ quan của hệ hô hấp và chức năng của chúng? - Đường dẫn khí: + Thành phần: Mũi, họng, thanh quả, khí quản, phế quả + Chức năng: Làm ấm, làm ẩm, bảo vệ 2 lá phổi, dẫn khí vào và ra. - Hai lá phổi: + Thành phần: gồm lá phổi trái và phải + Chức năng: giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài Câu 3: So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ: a. Giống nhau:
Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
b.Khác nhau:
Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Câu 4: Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận: - Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi vẫn diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. Câu 5:Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra? - Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu - Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng. - Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ. - Ngoài ra, còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức. Câu 6:Mổ tả sự khuếch tán của 02 và CO2 a.Trao đổi khí ở phổi: - Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ từ ko khí phế nán vào máu - Nồng độ C02trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào ko khí phế nang. b.Trao đổi khí ở tế bào: -Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuech tán từ máu vào tế bào -Nồng độ CO2 trong tế bao cao hơn trong máu nên CO2 khuech tán tế nào vào máu Câu 7: Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra: - Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch - Tỉ lệ % CO2 trong ko khí thở ra cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra ko khí phế nang - Hơi nước bão hóa trong khí thở ra do đc làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí - Tỉ lệ % N2 trong ko khí hít vào và thở ra khác nhau ko nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này ko có ý nghĩa sinh học. Câu 8:Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người: - Giai đoạn 1: Sự thong khí ở phổi +Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho ko khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. - Giai đoạn 2: Trao đổi khí ở phổi: Bao gồm sự khuech tán 02 từ ko khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào ko khí phế nang - Giai đoạn 3 :Trao đổi khí ở tế bào: Bao gồm sự khuech O2 từ máu vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu. Câu 9:Hô hấp ở cơ thể và thỏ có gì giống và khác nhau? a. Giống nhau: - Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuech tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp b. Khác nhau: - Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên - Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên Câu 10:Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Sự luyện tập
Tầm vóc
Giới tính
Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
Câu 11:Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó? - hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn) Câu 12: Hãy nêu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và tác hại của chúng đối với hệ hô hấp là gì?
Tác nhân
Tác hại
Bụi
Gây bệnh bụi phổi
Nito oxit (NOX)
Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao
Lưu huỳnh oxit (Sox)
Làm các bệnh đường hô hấp them trầm trọng
Cacbon oxit
Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
Các chất độc hại( nicotin, nitrozamin,….)
Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi
Các chất độc hại có trong đồ ăn nước uống
Gây ung thư vòm họng. Phổi
Các vi sinh vật
Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết
Câu 13:Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng? - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra - Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé. - Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng Câu 14Hãy đề ra các biện pháp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. a. Biện pháp để tránh các tác nhân có hại
Biện pháp
Tác dụng
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viên, nơi ở
Hút khí CO2 nhả ra khí O2 điều hòa hòa thành phần không khí theo hướng có lợi cho hô hấp, chắn bụi.
Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi
Hạn chế ô nhiễm ko khí từ bụi
Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp
Hạn chế ô nhiễm ko khí từ các vi sinh vật gây bệnh
Thường xuyên dọn vệ sinh
Không khạc nổ bừa bãi
Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại
Hạn chế ô nhiễm kho khí từ các chất khí độc( NOX, SOX, CO, nicotin….)
Không hút thuốc là và vận động mọi người ko nên hút thuốc
b. Biện pháp luyện tập - Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên từ bé , kết hợp với hít thở sâu và giảm nhịp thở. - Tập luyện thể dục thể thao vừa sức. Câu 15: Tại sao trong đương dẫn khí có các cơ chế chống bụi, cấu trúc chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động dọn vệ sinh hay đi đường vẫn phải đeo khẩu trang chống bụi. Mật đô bụi trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp. Câu 16: So sánh các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo. * Giống: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái. * Khác nhau: - Chết đuối do phổi ngập nước. - Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng. - Bị lâm vào môi trường ô nhiễm; ngất hay ngạt thở. Câu 17:So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo * Giống: - Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân. - Cách tiến hành: thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 / phút, lượng khí được thông ít nhất 200 ml. * Khác nhau:
Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Phương pháp ấn lồng ngực
- dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đường dẫn khí.
- Ưu điểm: Hiệu quả của phương pháp hà hơi thổi ngạt lớn hơn vì: + Đảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi. + Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn). - Nhược điểm: Không sạch sẽ, gây sợ hãi khi làm.
- dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực.
- Ưu điểm: Sạch sẽ, không gây sợ hãi khi làm.
- Nhược điểm: + Không dảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi. + Làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn).
Câu 19: Một bạn học sinh bị đuối nước và đã được vớt lên trên bờ. Theo em chúng ta cần làm gì để giúp cho bạn học sinh nói trên? Chúng ta cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Cần loại bỏ nước ra khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược đầu vừa chạy. Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân - Phương pháp hà hôi thổi ngạt: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. + Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. + Tự hít một hơi đầy miệng rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và hết sức thổi vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. + Ngừng thổi rồi lại hít vào rồi lại thổi tiếp + Thổi liên tục với 12- 20 lần trên một phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được phục hồi lại khả năng hô hấp. * Lưu ý: Nếu miệng nạn nhân cứng khó mở thì dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi. Nếu tim nạn nhân ngừng đập vùa thổi ngạt vừa xoa bóp tim. Câu 20: Một bạn học sinh bị điện giật và đã ngừng hô hấp . Theo em chúng ta cần làm gì để giúp cho bạn học sinh nói trên? Bước 1: Cần loại bỏ điện ra khổi cơ thể nạn nhân bằng cách tìm cầu dao, công tác ngắt nguồn điện.. Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân - Phương pháp hà hôi thổi ngạt: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. + Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. + Tự hít một hơi đầy miệng rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và hết sức thổi vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. + Ngừng thổi rồi lại hít vào rồi lại thổi tiếp + Thổi liên tục với 12- 20 lần trên một phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được phục hồi lại khả năng hô hấp. * Lưu ý: Nếu miệng nạn nhân cứng khó mở thì dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi. Nếu tim nạn nhân ngừng đập vùa thổi ngạt vừa xoa bóp tim. Câu 21: Do anh trai đùa nghịch hun khói, làm cho em gái ngồi chơi trong nhà bị ngừng hô hấp . Theo em chúng ta cần làm gì để giúp cho em gái nói trên? Bước 1: Cần khiêng nạn nhân ra khỏi môi trường chứa khí độc hại Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân - Phương pháp hà hôi thổi ngạt: + Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. + Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. + Tự hít một hơi đầy miệng rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và hết sức thổi vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. + Ngừng thổi rồi lại hít vào rồi lại thổi tiếp + Thổi liên tục với 12- 20 lần trên một phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được phục hồi lại khả năng hô hấp. * Lưu ý: Nếu miệng nạn nhân cứng khó mở thì dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi. Nếu tim nạn nhân ngừng đập vùa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
a. Nhận xét sự thay đổi thành phần của không khí? b. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đối đó? c. Tại sao không nên hô hấp bằng miệng? Câu 9 : Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? Câu 10. Đợt rét năm 2020có hai bạn học sinh lớp 8 ở vùng núi quảng bình đốt than để sưởi ấm khi ngủ và đã làm cho 1 bạn bị tử vong và một bạn rơi vào trạng nguy kịch đang được cấp cứu tại bệnh viên. Theo em nguyên nhân nào gây ra?
II. Đáp án câu hỏi phần vận dụng và nâng cao Câu 1: Phân biệt hô hấp thường với hô hấp sâu?
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Diễn ra một cách tự nhiên, không có ý thức (hít vào chủ động, thở ra thụ động), là những PXKĐK mà trung khu thần kinh ở hành tủy. - Có sự tham gia của các cơ nâng sườn, cơ giữa sườn, cơ hoành. - Lượng không khí được trao đổi qua phổi trong mỗi cử động hô hấp ít, khoảng 500ml.
- Là một hoạt động có ý thức (hít vào và thở ra đều chủ động), có sự tham gia của đại não.
- Số cơ tham gia nhiều hơn, có thêm sự tham gia của cơ ngực, cơ bụng… - Lượng không khí được trao đổi qua phổi trong mỗi cử động hô hấp nhiều, khoảng 3 400 ml – 3 800ml.
a. Nhận xét sự thay đổi thành phần của không khí? b. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đối đó? c. Tại sao không nên hô hấp bằng miệng? a. Khi thở ra, hàm lượng khí Oxi giảm rõ rệt; còn hàm lượng khí Cacbonic tăng gấp 4 lần so với khi hít vào. b. Nguyên nhân của sự thay đổi trên: - Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn khi hít vào do oxi đã khuếch tán từ khí phế nang vào mao mạch máu. - Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang. Lượng khí CO2 tăng cao do quá trình oxi hóa các chất hữu cơ tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể. c. Không nên hô hấp bằng miệng vì: Hàng ngày, chúng ta thở qua hệ thống hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp (gồm lỗ mũi, yết, hầu, khí quản, khí quản nhánh) và phổi. Đường hô hấp có chức năng làm ấm, làm ẩm không khí nhất là vào mùa đông. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn cản bụi, các vi khuẩn gây bệnh. Còn miệng là một cơ quan quan trọng của đường tiêu hóa không có chức năng như mũi. Do đó, thở bằng miệng là không tốt cho sức khỏe. Câu 9 : Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? - Khi nuốt thì ta không thở. + Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được. - Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc. Vì Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. Câu 10. Đợt rét năm 2020có hai bạn học sinh lớp 8 ở vùng núi quảng bình đốt than để sưởi ấm khi ngủ và đã làm cho 1 bạn bị tử vong và một bạn rơi vào trạng nguy kịch đang được cấp cứu tại bệnh viên. Theo em nguyên nhân nào gây ra? Do các bạn đốt than trong phòng kiến nên khi cháy than thiếu O2 do đó sinh ra khí CO, khí này chiếm chỗ O2 của hồng cầu dẫn tới cơ thể thiếu O2 gây tử vong.