Vận động

Thứ năm - 13/01/2022 08:41
Câu 1:
a) Hãy chứng minh : “Xương là một cơ quan sống”
b) Những đặc điểm nào trong thành phần hoá học và cấu trúc của xương bảo đảm cho xương có độ vững chắc cao mà lại tương đối nhẹ?
c) Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện , giữ gìn để bộ xương phát triển bình thường?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
        a/ Xương là một cơ quan sống:
  • Xương cấu tạo bởi mô xương, trong đó chứa các tế bào xương và các cấu trúc phi bào
  • TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.
  • Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng , mô xương xốp.
+ Trong xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
         b/ Đặc điểm của xương:
          Xương có những đặc điểm về thành phần hoá học và cấu trúc bảo đảm độ vững chắc mà lại tương đối nhẹ:
           *Đặc điểm về thành phần hoá học của xương:
          - Ở người lớn, xương cấu tạo bởi 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ.
          -Chất hữu cơ làm cho xương dai và có tính đàn hồi.
          - Chất khoáng làm xương cứng nhưng dễ gãy.
          Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa dẻo vừa vững chắc.
           *Đặc điểm về cấu trúc của xương:
          -Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.
          -Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hướng của áp lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.
           c/ Rèn luyện, giữ gìn bộ xương phát triển bình thường:
           Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3 , tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khoẻ mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:
  • Khi mang vác, lao động phải đảm bảo cân đối 2 tay.
  • Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước.
  • Không đi giày chật và cao gót.
  • Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.
Câu 2 : Một cụ bà tên Hòa năm nay 80 tuổi, chẳng may bị trượt chân ngã gãy xương cẳng tay.
  1. Theo em chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy của cụ không? vì sao?
b. Nếu trong trường hợp em gặp cụ bị gãy xương mà không có ai giúp cụ ngoài em thì em sẽ làm gì?
c. Cụ được người nhà đưa đi cấp cứu để bó bột liền xương tại bệnh viện. Bác sĩ giải thích cho gia đình cụ Hòa như thế nào khi xương cụ dễ gãy và khi bị gãy phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn?
Đáp án
a.
- Chúng ta không nên nắn lại cho xương gãy cho cụ vì nếu xương gãy tạo thành các đầu nhọn, khi chúng ta nắn xương thì phần này chúng sẽ đâm vào mô mềm gây ra đứt mạch máu, hoặc rách phần thịt gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng,
- Vì người già sự phân hủy hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phục hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
b. Nếu gặp trường hợp này em sẽ làm như sau
- Đặt nạn nhân nằm yên.
- Dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng vết thương.
- Tiến hành sơ cứu.
+ Dùng 1 nẹp tre(gỗ) dài 30- 40cm, dài 40- 50cm đặt dưới phần xương bị gãy, sau đó lót 2 đầu xương bằng vải gấp dày rồi dùng dây vải buộc định vị 2 đầu xương gãy và 2 đầu xương.
+ Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ tay.
Câu 3 Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:
a.Hiện tượng trên được gọi là gì?
b. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? 
c. Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?
d. Chúng ta cần làm gì để phòng chống được hiện tượng này
Đáp án
a. Hiện tượng bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là co cơ quá mức hay là “Chuột rút”
b.
- Cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo.
- Vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ gây đầu độc cơ làm cơ mất khả năng co duỗi.
- Khởi động không kỹ khi trước khi thi đấu làm cơ dễ bị phản ứng co rút với những tác động đột ngột và dễ ứ đọng axit lactich trong cơ làm cơ bị đầu độc.
c.
- Cách xử lí
+ Ngừng chơi ngay vào nghỉ nghơi ở khu vực thoáng mát.
+ Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút
+ Chườm nóng lên cơ đang rút căng trước và chườm lạnh lên vùng cơ đau.
+ Uống nước, bù điện giải, hít thở sâu.
- Cách phòng tránh.
+ Tập luyên thường xuyên, vừa sức
+ Khởi động đúng cách, đủ thời gian trước khi thi đấu đặc biết động tác kéo dãn cơ chân.
+ Uống đầy đủ nước và chất điện giải trước và sau khi thi đấu.
+ Sau khi thi đấu thì phải đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu,  xoa bóp phần cơ vận động nhiều.
Câu 4:
  1. Vì sao khi xương gãy sau một thời gian xương có thể lành lại được?
  2. Vì sao tắm nắng  vào buổi sáng mai lại giúp xương phát triển và chống được bệnh còi xương?
Đáp án
a. Khi chúng ta gãy xương làm tách rời nhau ra. Trong cấu tạo của xương có lớp màng xương chứa các tế bào có khả năng phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương , chúng sẽ lấp đầy các khoảng trống nối lại các phần xương đã bị tách rời nhau ra đê tạo thành một khối như ban đầu.
b.Vì khi tắm năng ánh sang mặt trời sẽ kích thích tế bào da sản xuất ra vitamin D, loại vitamin này sẽ giúp tế bào xương hấp thụ can xi để hóa xương. Khi tắm vào buổi sang mai tránh được tia tử ngoại gây hại cho cơ thể đặc điệc tránh được ung thư da.
Câu 5:
a.Thế nào là bệnh loãng xương?
b, Vì sao bệnh loãng xương thường gặp ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh?
c. Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương.
Đáp án
a. Bệnh loãng xương sự mất cân bằng giũa quá trình hủy xưởng và quá trình tạo xương cụ thể là quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương.
- Biểu hiện xương biến dạng(gù, chiều cao thấp đi), dễ bị gãy xương.
b. - Ở người già sự phân hủy tế bào xương nhanh hơn sự tạo thành tế bào xương, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy cấu tạo xương trở nên rời rạc .
- ở phụ nữ tiền mãn kinh do thiếu hụt hooc môn sinh dục nữ nên quá trình hủy xương hoạt động mạnh. Khối lượng xương mất đi từ 2% đến 4% năm
- Ngoài các nguyên nhân trên thì bệnh loãng xương cò do chế độ ăn thiếu caxi, lạm dụng các thuốc corticoid, hoặc do di truyền.
c. Phương pháp
Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đầy đủ đặc biệt là protein, caxi
Có chế độ tập luyện thường xuyên vì tập luyện làm vỏ xương dày
Câu 6:
a. Thế nào là bệnh còi xương ở trẻ em.
b. Nguyên nhân nào gây ra.
c. Cách phòng tránh.
Đáp án.
a. Bệnh còi xương do cơ thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ và chuyển hóa caxi, phốt pho trong xương
b. Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3tuổi
do không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên cơ phần da không thể tổng hợp được vitamin D, do chế đế độ ăn thiếu caxi- phốt pho, trẻ không được bú sữa mẹ.
c. Cách phòng tránh
- Cho trẻ tắm nắng hằng ngày vào buổi sớm mai
- Cho trẻ bổ sung thêm vitamin D
- Cho trẻ bú, ăn đủ các loại thực phẩm có chứa nhiều caxi
- Cho trẻ ăn dầu mỡ trong thực đơn nhằm giúp cơ thể hấp thụ được vitamin D.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,987
  • Tổng lượt truy cập8,430,765
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây