kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Tiêu hóa
Thứ sáu - 16/10/2020 03:31
1. Vai trò của TĂ và của HĐ TH đối với cơ thể * Vai trò của TĂ: cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể và xây dựng TB * Vai trò của HĐTH: - Biến đổi TĂ từ dạng phức tạp khó hấp thụ thành các sản phẩm dinh dưỡng đơn giản dễ hấp thụ và dễ sử dụng trong quá trình sống của TB và cơ thể. - Hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu và bạch huyết để cung cấp cho TB
2. Sự tiêu hoá ở khoang miệng a. Tiêu hoá ở khoang miệng chủ yếu về mặt biến đổi lý học; nhờ tác dụng củ nhiều bộ phận: * Răng gồm 3 loại: - Răng cửa: cắn thức ăn. - Răng nanh: xé thức ăn. - Răng hàm: nghiền thức ăn. Hoạt động của răng được sự hổ trợ của các cơ nhai. * Lưỡi: Thực hiện đảo, trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với nước bọt. * Má, môi, vòm miệng: Tham gia giử thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai, nghiền thức ăn. Các hoạt động lý học nói trên đã làm thức ăn từ dạng thô, cứng kích thước to thành nhỏ, mềm hơn rất nhiều. b. Sự tiêu hoá hoá học xảy ra ở khoang miệng Ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt tiết dịch. Vai trò của dịch nước bọt chủ yếu vẫn là hổ trợ cho biến đổi lý học. Chỉ có một loại en zim biến đổi một phần tinh bột chính thành man tô zơ. Hỗu hết tinh bột và các chất khác không có sự biến đổi hoá học. c. Ý nghĩa của sự tiêu hoá thức ăn trong khoang miệng Mặc dù ở khoang miệng biến đổi hoá học không đáng keernhuwng sự biến đổi lý học xảy ra mạnh mẽ ở khoang miệng tạo điều kiện để thức ăn tiêu hoá ở dạ dày và nhất là giai đoạn biến đổi hoá học ở ruột non về sau xảy ra thuận lợi và triệt để. 3. Sự tiêu hoá ở dạ dày a. ở dạ dày biến đổi lý học mạnh hơn Nhờ cấu tạo của dạ dày đặc biệt là lớp cơ rất dày, chúng gồm 3 loại cơ : cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo đan kết chằng chịt. Do vậy, khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn thức ăn. b. ở dạ dày biến đổi hóa học yếu Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị (tuyến dạ dày) nhưng lượng en zim trong dịch vị không nhiều và các tác dụng yếu. En zim chủ yếu là pepsin được sự hổ trợ của HCL chỉ biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin chuyển prôtêin mạch dài thành prôtêin mạch ngắn có từ 3 đến 10 aminôaxít, các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày. c. Sự đóng, mở môn vị diễn ra như thế nào? - Khi không có thức ăn thì môn vị hé mở, nước và dịch loãng xuống ruột ngay khi vào dạ dày, khi có thức ăn, HCL bắt đầu tiết ra gây phản xạ đóng chặt môn vị. - Trong tá tràng, dịch mật, dịch ruột và dịch tụy có độ kiềm lớn. Khi thức ăn từ dạ dày xuống làm thay đổi môi trường từ kiềm sang a xít gây phản xạ đóng môn vị. Khi môi trường tá tràng trở lại kiềm do trung hòa môi trường a xít trong thức ăn từ dạ dày chuyển xuống, cơ vòng môn vị lại mở để cho một đợt thức ăn xuống. Cứ như vậy cho đến khi thức ăn được chuyển xuống hết. - Sự đóng mở từng đợt của cơ vòng môn vị tạo điều kiện cho sự tiêu hóa ở ruột được tốt. Đủ thời gian và đủ lượng dịch để tiêu hóa triệt để thức ăn từ dạ dày xuống. 4. Tiêu hóa ở ruột non Sự biến đổi thức ăn ở ruột non chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ sự tham gia của các en zim có trong dịch vị tụy, dịch ruột và sự hổ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại en zim tất cả các loại chất trong thức ăn đều được biến đổi thành sản phẩm đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. a. Men của dịch tụy - Aminlaza biến đổi tinh bột thành man tô zơ. - Tripsin biến đổi P rô têin thành axitamin. - Lipaza biến lipit thành axít béo và gly xê rin. b. Men của dịch ruột - Amilaza - Mantaza biến man tô zơ thành Glu cô zơ - Sactaza biến Sacca rô zơ thành Glu cô zơ. - Lactaza biến Lac tô zơ thành Glu cô zơ. c. Dịch mật Không chứa enzim tiêu hóa nhưng chứa muối mật có tác dụng nhủ tương hóa lipip tạo điều kiện cho sự tiêu hóa lipip 5. Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng - Đường kính của ruột non chỉ 3,5 đến 4 cm, rất nhỏ so với dạ dày nhưng nhờ chiều dài bù lại (2,8 – 3m) nên dung tích chứa của nó gấp 2- 3 lần dạ dày. - Lớp niêm mạc của ruột non nhăn nheo gấp nếp đã tăng diện tích bề mặt hấp thụ của nó lên vài lần. Trên bề mặt của niêm mạc có vô số lông ruột làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ lên vài chục lần. Trên bề mặt các lông ruột lại mang vô số các lông cực nhỏ làm tăng diện tích hấp thụ lên hàng trăm lần. Kết quả: Tổng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột non đạt 400- 500m2 được trải trên một chiều dài 2,8- 3m là một đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non. 6. Gan có chức năng gì? Gan giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, phân thành 3 nhóm chính: a. Chức năng tiêu hóa Được thực hiện bởi mật do gan tiết ra. Mật gồm các muối mật và NaHCO3. Muối mật giúp cho sự nhũ tương hóa mỡ, tạo điều kiện cho tác dụng lipaza được thuận lợi. NaHCO3 có tác dụng trung hòa HCL từ dạ dày vào tá tràng vừa góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị vừa tạo môi trường thuận lợi cho tác dụng của các enzim trong dịch tụy và dịch ruột. b. Chức năng điều hòa Gan giữ vai trò điều hòa nồng độ các chất trong máu để đảm bảo cho các môi trường trong được ổn định. - Điều hòa Glu cô zơ. - Điều hòa a xít amin. - Điều hòa P rô tê in huyết tương. - Điều hòa lipip. c. Các chức năng khác - Dự trữ máu. - Tạo các sản phẩm bài tiết. - Khử độc. - Phá hủy hồng cầu già. 1. Hảy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa ở khoang miệng rất mạnh về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học. Trả lời: a. Tiêu hoá ở khoang miệng chủ yếu về mặt biến đổi lý học; nhờ tác dụng củ nhiều bộ phận: * Răng gồm 3 loại: - Răng cửa: cắn thức ăn. - Răng nanh: xé thức ăn. - Răng hàm: nghiền thức ăn. Hoạt động của răng được sự hổ trợ của các cơ nhai. * Lưỡi: Thực hiện đảo, trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với nước bọt. * Má, môi, vòm miệng: Tham gia giử thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai, nghiền thức ăn. Các hoạt động lý học nói trên đã làm thức ăn từ dạng thô, cứng kích thước to thành nhỏ, mềm hơn rất nhiều. b. Sự tiêu hoá hoá học xảy ra ở khoang miệng Ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt tiết dịch. Vai trò của dịch nước bọt chủ yếu vẫn là hổ trợ cho biến đổi lý học. Chỉ có một loại en zim biến đổi một phần tinh bột chính thành man tô zơ. Hỗu hết tinh bột và các chất khác không có sự biến đổi hoá học. 2. Nêu ý nghĩa của sự tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng. Trả lời: Mặc dù ở khoang miệng biến đổi hoá học không đáng kể sự biến đổi lý học xảy ra mạnh mẽ ở khoang miệng tạo điều kiện để thức ăn tiêu hoá ở dạ dày và nhất là giai đoạn biến đổi hoá học ở ruột non về sau xảy ra thuận lợi và triệt để. 3. Ở dạ dày, biến đổi lý học hay biến đổi hóa học là chủ yếu? Hảy phân tích và chứng minh điều đó? Trả lời: a. ở dạ dày biến đổi lý học mạnh hơn Nhờ cấu tạo của dạ dày đặc biệt là lớp cơ rất dày, chúng gồm 3 loại cơ : cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo đan kết chằng chịt. Do vậy, khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn thức ăn. b. ở dạ dày biến đổi hóa học yếu Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị (tuyến dạ dày) nhưng lượng en zim trong dịch vị không nhiều và các tác dụng yếu. En zim chủ yếu là pepsin được sự hổ trợ của HCL chỉ biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin chuyển prôtêin mạch dài thành prôtêin mạch ngắn có từ 3 đến 10 aminôaxít, các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày. 4. Bằng kiến thức tiêu hóa ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa, hảy chứng minh: Ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hóa học của thức ăn mạnh và triệt để nhất. Trả lời: Sự biến đổi thức ăn ở ruột non chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ sự tham gia của các en zim có trong dịch vị tụy, dịch ruột và sự hổ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại en zim tất cả các loại chất trong thức ăn đều được biến đổi thành sản phẩm đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. a. Men của dịch tụy - Aminlaza biến đổi tinh bột thành man tô zơ. - Tripsin biến đổi P rô têin thành axitamin. - Lipaza biến lipit thành axít béo và gly xê rin. b. Men của dịch ruột - Amilaza - Mantaza biến man tô zơ thành Glu cô zơ - Sactaza biến Sacca rô zơ thành Glu cô zơ. - Lactaza biến Lac tô zơ thành Glu cô zơ. c. Dịch mật Không chứa enzim tiêu hóa nhưng chứa muối mật có tác dụng nhủ tương hóa lipip tạo điều kiện cho sự tiêu hóa lipip 5. Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào? Trả lời: - Đường kính của ruột non chỉ 3,5 đến 4 cm, rất nhỏ so với dạ dày nhưng nhờ chiều dài bù lại (2,8 – 3m) nên dung tích chứa của nó gấp 2- 3 lần dạ dày. - Lớp niêm mạc của ruột non nhăn nheo gấp nếp đã tăng diện tích bề mặt hấp thụ của nó lên vài lần. Trên bề mặt của niêm mạc có vô số lông ruột làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ lên vài chục lần. Trên bề mặt các lông ruột lại mang vô số các lông cực nhỏ làm tăng diện tích hấp thụ lên hàng trăm lần. Kết quả: Tổng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột non đạt 400- 500m2 được trải trên một chiều dài 2,8- 3m là một đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non. 6. Nêu và phân tích vai trò của gan. Trả lời: Gan giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, phân thành 3 nhóm chính: a. Chức năng tiêu hóa Được thực hiện bởi mật do gan tiết ra. Mật gồm các muối mật và NaHCO3. Muối mật giúp cho sự nhũ tương hóa mỡ, tạo điều kiện cho tác dụng lipaza được thuận lợi. NaHCO3 có tác dụng trung hòa HCL từ dạ dày vào tá tràng vừa góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị vừa tạo môi trường thuận lợi cho tác dụng của các enzim trong dịch tụy và dịch ruột. b. Chức năng điều hòa Gan giữ vai trò điều hòa nồng độ các chất trong máu để đảm bảo cho các môi trường trong được ổn định. - Điều hòa Glu cô zơ. - Điều hòa a xít amin. - Điều hòa P rô tê in huyết tương. - Điều hòa lipip. c. Các chức năng khác - Dự trữ máu. - Tạo các sản phẩm bài tiết. - Khử độc. - Phá hủy hồng cầu già.