CẢM THỤ VĂN BẢN: VƯỢT THÁC

Thứ năm - 29/10/2020 10:11
Bài 1: Phân tích sự thay đổi của cảnh sông nước và cảnh 2 bên bờ .Người kể đã quan sát cảnh vật từ vị trí nào? Vị trí ấy có thích hợp không? Vì sao?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
                                      Gợi ý.
* Cảnh sông nước thay đổi theo điểm nhìn của tác giả qua ba chặng đường trên sông
- Đoạn đầu tiên: Nằm ở vùng đồng bằng sông hiền hoà thơ mộng, cảnh hai bên bờ đẹp  êm đềm với những bãi dâu trải bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Trên sông những con thuyền chầm chậm bình yên.
- Đoạn 2: Toàn thác dữ nhịp điệu câu văn cũng biến vẻ đẹp dữ dội qua hình ảnh nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
- Đoạn 3: Sau cảnh vượt thác thiên nhiên trở lại êm đềm như đón chào những thắng lợi trở về "qua nhiều lớp núi đồng ruộng lại mở ra"
* Vị trí: Người kể đã quan sát cảnh vật từ trên thuyền. Đây là vị trí thích hợp người tả vừa quan sát cảnh vật trên sông vừa nhìn thấy cảnh tượng thay đổi trên hai bờ sông. Qua đôi mắt của người kể cảnh trí hiện lên như những thước phim quay chậm về một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng đầy chất thơ
Bài 2: Cảm nhận sâu sắc nhất của em về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người lao động trên sông.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên: hùng vĩ thơ mộng - hiểm trở
+ Vẻ đẹp con người lao động: gân guốc, rắn chắc mạnh mẽ, dũng cảm dày dạn kinh nghiệm.
Bài 3. Phân  tích cảnh vượt thác qua:
  1. Hình ảnh dượng Hương Thư hiện lên đẹp như thế nào? (ngoại hình, hành động)
  2. Để nhấn mạnh vẻ đẹp nhân vật tác giả đã thực hiện thủ pháp nghệ thuật so sánh thành công.Theo em, hình ảnh so sánh nào ấn tượng hơn cả? Ý nghĩa nghệ thuật của nó?
                                       Gợi ý.
a. Cảnh vượt thác được miêu tả rất sinh động . Nhân vật chính là dượng Hương Thư .Để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật tác giả đã phát huy sức mạnh tạo hình của ngôn ngữ nghệ thuật:
- Về ngoại hình: nhân vật hiện lên một vẻ đẹp gân guốc , rắn chắc “như một pho tượng đồng đúc, các bắp …..cặp mắt nảy lửa”
- Về hành động: nhân vật hành động mạnh mẽ, dứt khoát, dũng cảm “có người phóng chiếc sào xuống long sông nghe tiếng soạc, ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại , những động tác thả …như cắt.
- Tác giả sử dụng thủ pháp so sánh đề làm nổi bật vẻ đẹp con người trong lao động:
+ So sánh bằng các thành ngữ dân gian: thả ..nhanh như cắt; như một pho tượng đồng đúc.
+ So sánh vẻ đẹp mang tính huyền thoại : giống như một hiệp sỹ của trường sơn oai linh hùng  vĩ
-> Khiến cho nhân vật vừa sống động như trong đời thường vừa tạo nên tương quan mới nhằm kì vĩ hóa nhân vật

b. So sánh “ dượng Hương Thư ….hùng vĩ” hàm chứa vẻ đẹp:
- gợi người đọc lien hệ đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của những nhân vật trong sử thi Tây Nguyên.
- Hình ảnh hiệp sỹ trường sơn oai linh hùng vĩ nhằm kì vĩ hóa nhân vật
- Dụng ý của nhà văn : ngoài đời dượng Hương “ nói năng nhỏ nhẹ nhu mì…” nhưng khi vượt thác dượng trở thành người hoàn toàn khác . -> Khi cần vượt qua thử thách con người VN bỗng dậy lên vẻ đẹp phi thường.
Bài 3: Phần luyện tập SGK trang 41
Tìm những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài  "sông nước và vượt thác"
1. Sông nước Cà Mau
- Sông ngòi dày đặc chi chít
- Bao trùm là màu xanh
- Tiếng rì rào bất tận của rừng cây sóng biển
® Cảnh thơ mộng hoang sơ, đầy sức sống
2. Vượt thác
- Sông rộng bờ bãi ngút ngàn
- Thác ghềnh dữ hiểm trở
® Thơ mộng, hùng vĩ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay4,516
  • Tháng hiện tại108,105
  • Tổng lượt truy cập6,964,409
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây