RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ

Thứ năm - 29/10/2020 10:00
I. Đặc điểm của văn miêu tả
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đoc.Qua đó người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Trình tự thời gian: Tình tự này thường được dùng trong các dạng văn tả cảnh cây cối, tả sinh hoạt( thời gian trong năm: theo mùa; thời gian trong ngày. . .)
- Trình tự không gian: Thường được dùng trong dạng văn tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt( từ gần-> xa;từ bao quát-> cụ thể )
- Trước hết, ngôn ngữ phải phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn
- Bên cạnh đó ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác.
-  Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ... sử dụng kết hợp các kiểu câu một cáh sáng tạo.
- Ngoài ra ngôn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ ngôn ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi chí tưởng tượng cho người đọc
- Cuối cùng phải nói tới việc sắp xếp ngôn ngữ trong câu văn tả, đoạn văn tả.
- Đằng sau mỗi bức tranh tả cảnh phải là những thái độ rõ ràng, những tấm lòng, những tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp . Đó chính là chất trữ tình trong văn miêu tả.
- Có thể bộc lộ trực tiếp bằng những câu cảm thán, bằng những lời bình, lời nhận xét. Hoặc gián tiếp qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn. . .
II. Những lưu ý khi làm văn miêu tả
- Các kỹ năng cần có khi làm văn miêu tả đó là : kỹ năng quan sát, ghi chép; kỹ năng tưởng tượng, so sánh; kỹ năng nhận xét đánh giá.
a. Kỹ năng quan sát
- Đó là kỹ năng quan sát, ghi chép. Do đối tượng của văn miêu tả là thế giới tự nhiên, là con người và cuộc sống luôn thay đổi. Vì vậy muốn tái hiện nó phải quan sát và ghi chép.
- Chúng ta có thể quan sát trực tiếp đối tượng hoặc qua phim ảnh, tài liệu.
b. Kỹ năng tưởng tượng.
- Nếu chỉ quan sát và ghi chép lại những gì đã thấy thì bức tranh miêu tả sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh phong phú và sinh động hơn.
c. Kỹ năng so sánh
- So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy thường gợi cho người quan sát nghĩ tới hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn, đối tượng miêu tả hiện lên rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
d. Kỹ năng nhận xét.
- Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh.
- Thứ hai, có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả.
III. Phương pháp, kỹ năng làm văn miêu tả :
Các thao tác kỹ năng cơ bản:
  a. Tìm hiểu đề:
  -  Xác định rõ yêu cầu về thể loại, đối tượng, phạm vi (tả cảnh gì? ở đâu? vào lúc nào?)
  b. Quan sát, tìm ý, tưởng tượng so sánh và nhận xét:
  -  Quan sát trực tiếp (hoặc nhớ lại), ghi lại những điều quan sát được.
  -  Biết lựa chọn cảnh sắc tiêu biểu.
  -  Từ những điều quan sát được phải biết nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,ví von...để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
 c. Làm dàn ý: Từ các ý đã tìm được cần biết sắp xếp theo một trình tự hợp lý theo bố cục ba phần.
  + Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả và cảm xúc chung về đối tượng.
  + Thân bài: Trình bày lần lượt các cảnh sắc tiêu biểu đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý đã định.
  + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
d. Dựng đoạn và diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh:
 -  Bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý trong dàn bài, các đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các từ ngữ liên kết đoạn.
 -  Mỗi đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau nhằm miêu tả một chi tiết, một phiên cảnh nhất định. Trong đoạn văn cảnh vật phải được miêu tả cụ thể, chi tiết. (tránh hời hợt, kể đầu các cảnh vật)
 -  Cách trình bày đoạn văn: Chữ đầu được viết hoa và lùi vào khoảnh hai con chữ, kết thúc đoạn bằng một dấu chấm xuống dòng. (cần luôn ghi nhớ lúc làm bài).
 -  Viết bài cần viết nháp, đọc và sửa chữa rồi mới viết vào bài làm.
 -  Viết văn phải cẩn thận, trang trọng tránh cẩu thả, tẩy xoá bừa bãi.
 -  Viết xong bài cần soát lại, chú ý đánh đủ dấu thanh, dấu câu, dấu thanh cần đánh đúng trọng âm.
Bài tập 1: Hãy nhận xét đoạn văn miêu tả sau : “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngòn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim bay nhảy. Những thím Chích choè  nhanh nhảu. Những chú Khướu lắm điều. Những anh Chào Mào đỏm dáng. Những bác Cu Gáy trầm ngâm....”.
Gợi ý:
+ Đoạn văn miêu tả mùa xuân đến và chuyển vận qua các hình ảnh miêu tả màu sắc bầu trời, giọt nắng, qua hương vị của muôn hoa, qua âm thanh và dáng vẻ của loài chim.
 + Đoạn văn giàu sức gợi cảm vì trong đó có các từ láy, các tính từ, các hình ảnh, các phép tu từ nhân hoá, điệp từ được sử dụng linh hoạt. Câu văn ngắn và rất trong sáng thể hiện cảm nghĩ sâu sắc của tác giả.
 Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng trên quê hương em.
1. Tìm hiểu đề:
   -  Thể loại: Miêu tả cảnh thiên nhiên.
   -   Nội dung: Tả vẻ đẹp riêng, đặc sắc buổi sáng trên quê hương em.
   -  Giới hạn: Không giới hạn về thời gian.
2. Quan sát, tìm ý:
       Hàng ngày em đã được quan sát, ngắm nhìn quang cảnh buổi sáng của vùng quê, em thấy có những cảnh sắc tiêu biểu nào? (Không khí trong lành, mát mẻ, gió nhè nhẹ, những làn khói, tiếng lạch cạch, chim chóc, không gian yên tĩnh...)
Bài 3:
Đọc BV sau và lập ra một dàn ý hợp lí:
Họa My hót
    Mựa xuân! Mỗi khi Họa My tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu ?
     Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trờn hồ hòa nhịp với tiếng Họa My hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh xao, những làn mây trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi, tiếng hút dìu dặt của Họa My giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới .
     Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa My đã làm cho tất cả bừng giấc… Họa My thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
                                                                                                             (Võ Quảng)
Hướng dẫn :
  • Mở bài: Họa My hót gọi mưa xuân về. Mọi vật đổi thay kì diệu.
  • Thân bài: (mọi vật đổi thay kì diệu ntn ?)
  • Trời bỗng sỏng thêm ra.
  • Chùm lộc rực rỡ hơn.
  • Sóng trên hồ lấp lánh hơn.
  • Da trời bỗng xanh xao.
  • Làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
  • Các loài chim dạo khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
  • Kết bài: Tạo vật ngợi khen tiếng hót của Họa My  rất kì diệu
                     Họa My vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
Bài 4:
Chỉ ra cái hay của đoạn văn sau:
           Ban ở sau lưng, ban ở trước mặt, ban ở bên phải, ban ở bên trái, ban ở trên đầu, ở trên đỉnh, ban ở dưới chân, ở trong lòng lòng. Ban ngang tầm người, nhưng lại nép bên kia vực đá. Nếu không sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lên, thấy mây trời cứ vờn vào nhị, vào cánh ban trong suốt. Ánh sáng như lọc qua một thứ giấy thông thảo hồng hồng. Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu, thấy rừng hoa trắng như đang loáng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Trắng trời trắng núi một thế giới ban …
                                                                                                 (Nguyễn Tuân)
Hướng dẫn (đoạn văn tham khảo):
 N. Tuân đó thể hiện một lối viết tài hoa, độc đáo khi ngắm hoa ban, khi tả hoa ban. Một thế giới ban vô cùng đẹp mở ra như hiện ra trước mắt người đọc, như dẫn hồn người đi vào mộng ảo. Rừng ban Tây Bắc trong mùa xuân với vẻ đẹp huyền diệu hiện lên như vừa thực vừa ảo . Đặc biệt với cách viết : Nếu không sợ sa xuống vực………. Nếu không sợ bị vấp ……….., người đọc như đang được ngắm hoa ban , như trở thành người du khách, người lữ hành đang đi trong rừng ban nở trắng và vơi đi, quên đi những khó nhọc trên nẻo đường rừng nhiều dốc lắm vực .
N. Tuân không viết : Hoa ban trắng chiếu xuống, soi vào dòng suối trong xanh mà lại viết : Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu, thấy rừng hoa trắng như đang loãng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Hai chữ loãng ra rất thần tình. Tác giả không hề viết suối chảy mà người đọc vẫn cảm nhận được dòng suối xanh đang mang sắc ban, hình bóng ban đi về xa … Chất thơ ttrong câu văn xuôi của N. Tuân đem đến cho ta nhiều thú vị. Nếu câu trên tác giả tả ban và mây thì câu dưới lại tả hoa ban và suối. Câu văn cân xứng như cảnh sắc thiên nhiên, tạo vật hài hòa.
Bài tập 5: Tả một con sông hùng vĩ và thơ mộng theo quan sát và tưởng tượng của em
a. Tìm hiểu đề:
  + Thể loại: Miêu tả.
  + Nội dung: Một dòng sông.
  +Đặc điểm quan trọng: hùng vĩ và thơ mộng.
  + Sông Hồng (sông Đà...)


b. Quan sát, tìm ý:
- Sông Hồng như dải lụa đào.
- Nước sông đỏ (mùa lũ dữ dội; mùa cạn, êm đềm.
- Hai bờ rông: bãi mía, nương dâu, làng xóm, luỹ tre.
- Thuyền tấp nập trên sông.
+ Trẻ em bơi lội.
c. Lập dàn ý:
- MB: Giới thiệu con sông Hồng hùng vĩ và thơ mộng.
- TB:
  + Sông Hồng chảy qua lòng Hà Nội.
  + Nước sông màu đỏ hồng nên rất giống dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc bộ.
  + Hai bên bờ rộng: Bãi mía nương dâu xanh ngắt.
  + Từng đoàn thuyền dong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông.
  + Hai bên bờ sông: Các bà các cô ra ruộng tỉa bắp, hái dâu, nón trắng nhấp nhô, chuyện trò rôm rả.
  + Chiều: Trẻ con bơi lội vùng vẫy trên sông
- KB: Yêu mến dòng sông
ĐỀ 6: Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét ở quê hương em
a. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Miêu tả
- Nội dung: Một ngày mùa đông.
- Đặc điểm quan trọng: Mưa phùn, gió rét.
b. Quan sát tìm ý:
- Mưa phùn giá rét
+ Bầu trời âm nu, xám xịt.
+ Gió lạnh thổi từng cơn
+ Mưa rơi liên tục đem theo những hơi lạnh
+ Cây cối run rẩy trong già sét.
+ Cảm giác buốt giá, muốn thu mình vào chăn.
+ Mọi người mặc áo ấm, đi tất, đốt lửa sưởi.
+ Chó, mèo run rẩy, thu lu cạnh bếp...
+ Ngoài đường: vắng vẻ, mọi người trùm áo mưa đi vội...
+ HS được nghỉ học ở nhà.
c) Lập dàn ý.
- MB: Giới thiệu ngày mùa đông gió lạnh.
- TB: Tả chi tiết.
+ Bầu trời âm u, xám xịt.
+ Gió lạnh thổi từng cơn rít lên ngoài cửa sổ
+ Mưa rơi liên tục càng đem theo hơi lạnh
+ Cây cối run rẩy như muốn thu lại trong giá rét.
+ Cảm giác buốt lạnh thấu xương không muốn bước ra khỏi giường chỉ muốn thu mình trong chăn ấm.
+ Mọi người trong gia đình đã mặc áo ấm, mẹ đốt bếp lửa nấu cơm, đun nước, sưởi ấm.
+ Chó, mèo thu lu cạnh bếp để sưởi...
+ HS được nghỉ, ngoài đường vắng vẻ, dòng người qua lại thưa thớt vội vàng, trùm áo mưa kín mít.
- KB: Cảm nghĩ: sợ mưa phùn giá rét, thèm nắng ấm mùa xuân...
§Ò 7:
Hãy tả lại một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
1. Mở bài
Giới thiệu chung về phiên chợ
Phiên chợ nào? ở đâu? vào thời gian nào?
Lí do em đi chợ phiên? ấn tượng  của em?
2. Thân bài
a) Tả quang cảnh chung
- Địa điểm họp chợ: Trên bãi đất rộng óc nhiều ngả đường dẫn tới.
- Thời gian mỗi tháng mấy lần từ khi nào? 2 lần
- Người đi  chợ ăn mặc ra sao? đẹp sặc sỡ
- Phương tiện đi lại? bộ, thồ gồng gánh
b) Tả cụ thể
* Lúc chợ sắp họp: Bãi đất hàng quán, nắng gió
- Người bán thồ hàng, gánh gồng từ khắp nơi đổ về trên bãi đất rộng.
- Người mua từng đoàn ríu rít, tiếng trò chuyện
- Con đường…..
* Khi chợ họp
- Dãy hàng tạp hoá: Vải vóc quần áo; vị trí đầu tiên các mặt hàng đầy đủ những thứ thiết yếu quần áo, kim chỉ, đồ dùng học tập - người mua bán, thái độ, âm thanh, màu sắc.
- Dãy hàng lương thực: Nông sản gạo thúng mới say thơm phức, lạc, vừng, đỗ, xếp từng bồ, từng tải bắp ngô túm từng bó hạt vàng ươm.
Người bán mồ hôi nhễ nhại….người mua mặc cả, vục tay vào thúng cắn, ngửi…
- Dãy thực phẩm: Thịt bò, thịt lợn phải tiếng mời chào đon đả. Tiếng tôm nhảy lách tách, tiếng cá quẫy trong chậu vui tai.
- Dãy hàng gia súc, gia cầm: Gà trống, lợn nằm trong giỏ, chủ yếu là lợn sữa trắng hồng hoặc đen tuyền, gà nhốt trong lồng từng đàn, gà con nắm tay lông vàng óng chiếp chiếp…người bán nam giới, phì phèo thuốc lá.
- Người mua đăm chiêu suy tính, lượn đi, lượn lại cò kè mặc cả.
- Dãy rau quả: Người bán mang tất cả những gì thu hoạch được từ vườn nhà: ổ, táo, nải chuối, đu đủ, mít. Qủa tươi ngon bứt từ trên cây xuống. Có những người buôn hàng từ nơi khác về : Xoài, lê, táo, dưa hấu.
- Dãy hàng ăn uống: cuối chợ mùi thơm ngào ngạt: Bánh cuốn, bún, phở các loại đồ ăn được nấu trong những nồi to, những nồi nước dùng nghi ngút khói. Thực khách đàn ông, người già….Tiếng sì sụp, xút xoa. Tiếng chào mời…
* Khi chợ tan
- Nắng gió trời mây
- Mọi người gồng gánh về
- Bãi đất yên tĩnh làng quê yên ả.
3. Kết bài
Cảm nghĩ: Làm làng quê vui vẻ hơn sống động hơn.
Yêu quê, mong được đi chợ phiên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay4,621
  • Tháng hiện tại115,737
  • Tổng lượt truy cập8,432,515
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây