VĂN TỰ SỰ

Thứ năm - 29/10/2020 09:57
I. KHÁI NIỆM
- Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc , tìm hiểu sự vật đáp ứng nhu cầu người đọc ,người nghe.
tải xuống (3)
tải xuống (3)

I. KHÁI NIỆM
-  Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc , tìm hiểu sự vật đáp ứng nhu cầu người đọc ,người nghe.
- Tự sự  là kể lại một chuỗi sự việc nối tiếp nhau theo trình tự hợp lí có mở đầu, diễn biến và kết thúc . Những trình tự thường gặp là: thời gian, không gian, cuộc đời các nhân vật, sự việc….
- Kể chuyện thường gửi gắm 1 vấn đề mà cuộc sống đặt ra
- Qua văn bản người viết bày tỏ thái độ tình cảm khen – chê đối với nhân vật, sự việc
II. Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự
*. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó.
 a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà ng­ười viết muốn đặt ra trong văn bản.
 b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật  là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
 c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư­ tư­ởng mà ng­ười kể muốn biểu đạt.
 d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện đ­ược tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định.
 e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật.
 f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trư­ớc nhân vật, sự việc nào đó.

II. Lưu ý khi làm văn tự sự:
1. Cách xác định cốt truyện và tạo tình huống
- Thứ nhất, cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết, với những diễn biến phong phú, không nên quá đơn giản. Cốt truyện phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống, có hư cấu, nhưng không phải là bịa cốt truyện.
- Thứ hai, trong chuỗi các tình tiết đưa vào cốt truyện, phải biết xác định đâu là tình tiết chính, đâu là tình tiết phụ( để nhấn vào các tình tiết chính )
- Thứ ba, cần tạo tình huống cho cốt truyện. Xây dựng tình huống đặc sắc là một trong những yếu tố thành công của côt truyện.
2. Cách xây dựng nhân vật.
-Thứ nhất cần lựa chọn số lượng nhân vật, xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.
- Thứ hai, miêu tả chân dung nhân vật cụ thể, có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, tính cách.
- Thứ ba, xây dựng nhân vật phải xuất phát từ nguyên mẫu ngoài đời.
3. Cách viết lời kể, lời thoại.
- Thứ nhất lời kể phải rõ ràng, nhưng kín đáo, ý nhị . . .
- Thứ hai, lời kể phải hết sức linh hoạt, phối hợp, thay đổi các kiểu câu trong khi kể.
- Thứ ba, lời kể phải phù hợp với ngôi kể . . .
- Bên cạnh lời kể là lời thoại cũng rất quan trọng. Lời thoại không nên nhiều, nhưng phải phù hợp với nhân vật( về tuổi tác, thành phần xã hội . . .)

4. Cách sắp xếp bố cục.
- Người viết nên lựa chọn thứ tự kể linh hoạ, phù hợp với nội dung cốt truyện: có thể thay đổi thứ tự kể theo hướng đan xen các sự việc: từ hiện tại (nêu kết quả) quay về quá khứ (lí giải nguyên nhân, diễn biến).
+ Mở bài: không nhất thiết phải là một đoạn văn giới thiệu nhân vật và sự việc mà cũng có thể bằng những câu giói thiệu thời gian, không gian, miêu tả cảnh vật, nêu tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật..cũng có thể mở đầu câu chuyện bằng tiếng gọi, một vài câu đối thoại ngắn.
+ Kết bài: ngoài việc nêu kết cục câu chuyện, còn có thể dùng cách kết bài bằng cách giói thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, hình ảnh nhân vật, cảm nghĩ nhân vật. Thậm chí có thể sử dụng cách kết mở, tức là không khép lại vật đề mở ra thêm một hướng suy nghĩ mới, một chặng đường khác đang chờ đợi nhân vật.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại154,365
  • Tổng lượt truy cập8,257,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây