Truyền thuyết và ý nghĩa những chi tiết kì lạ.

Thứ năm - 29/10/2020 10:24
Bài tập 1: Truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử. Em hãy tìm cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên
Gợi ý:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  • Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt đã được hình tượng hóa trong sự gặp gỡ và kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
  • Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang.
  • Công trạng của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước và xây dựng cuộc sống của cha ông ta.
Bài tập 2:Hãy nêu những chi tiết kì lạ và ý nghĩa của những chi tiết ấy trong
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Gợi ý:
  • Nguồn gốc, dung mạo: đây là chi tiết  mang tính lý tưởng hóa nhằm đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc.
  • Những chiến công hiển hách của LLQ thực chất là công cuộc mở nước của cha ông ta thời xưa.
  • Hình ảnh bọc trăm trứng nở ra một trăm người con…
->Chi tiết kì lạ, hoang đường, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa.
+Kì lạ: người sinh bọc trăm trứng, nở trăm con
+Thiêng liêng: 100 người con đầu tiên của đất Lạc Việt đã ra đời từ bào thai ấy.
Tất cả đều chung nhau núm ruột, chung nhau huyết thống.Đó cũng là cội nguồn của 2 tiếng đồng bào thiêng liêng, ruột thịt.
+ Giàu ý nghĩa:họ được thừa hưởng trí tuệ, tài năng và đaoh đức của cha Rông, mẹ Tiên. Những vị thần đẹp nhất,những người đã làm nên kì tích phi thường. Điều đó, đã làm cho người VN tự hào, hãnh diện về nòi giống, tổ tiên của mình.
- Con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường,không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần.
-> Ý nghĩa sâu sắc:
+ Khẳng định dòng máu tiên rồng, sự đẹp đẽ về dáng vóc, cơ thể cũng như về tài năng, trí tuệ của những con người sinh ra từ bao thai ấy-> dáng dấp vị thánh
+ Dự báo trước sức mạnh của dân tộc ,điều đó đã được trả lời bằng sức sống diệu kì của dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm lịch sử.
+ Chất chứa niềm tự hào mộc mạc, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ về phong cách cao quý của giống nòi
-Chia tay:+50 con theo mẹ lên rừng
                 +50 con theo cha về với biển
  •  Phản ánh được nhu cầu của dân tộc trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước
-Lời nói của Lạc Long Quân có ý khẳng định:
+ Kẻ miền xuôi cũng như người miền núi đều là anh em một nhà
+ Phải biết thương yêu nhau,giúp đỡ nhau.
Bài tập 3: Trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy yêu cầu của vua Hùng và  việc Lang Liêu được truyền ngôi có liên hệ với nhau như thế nào?
Gợi ý:
Yêu cầu của vua Hùng: người nối ngôi ta phải nối chí ta. Chí của vua Hùng cũng là ý nguyện của cả dân tộc: làm cho dân ấm no, đất nước được hưởng thái bình. Muốn làm được điều đó, người nối ngôi phải là người có đức, có tài, có chí.
Lang Liêu là người chăm chỉ làm ăn, là con vua nhưng sống cuộc sống của người nông dân, biết làm ra hạt lúa, củ khoai. Việc làm bánh cầu kì, cẩn thận tỉ mỉ chứng tỏ cháng là người rất chu đáo, kính trọng và hiếu thảo với vua cha, với tổ tiên.
  • như vậy, LL là người có đức.
Từ lời thần báo mộng, LL đã nghĩ ra cách làm hai loại bánh từ nguyên liệu quen thuộc mà lại có hương vị ngon lành, hấp dẫn chứng tỏ chàng là người thông minh, sáng tạo
  • như vậy, LL là người có tài.
Từ hai loại bánh của LL, ta càng yêu quý, trân trọng những sản phẩm của nhà nông. Chính vì thế, cần phát triển nghề trồng trọt, chăn nuôi, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
  • như vậy, LL là người có chí.
KL: LL là người xứng đáng để nối nghiệp vua Hùng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay5,257
  • Tháng hiện tại116,373
  • Tổng lượt truy cập8,433,151
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây