1. Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai : a. Nguyên nhân: + Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng đông sáng tạo. + Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ kí cho hai bên để kiếm lời… + Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm… + Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao. + Vai trò điều tiết của nhà nước, đay là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát triển kinh tế Mĩ. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi. Mĩ không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất. Mặt khác. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa. b. Biểu hiện: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của toàn thế giới: + Công nghiệp: chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới. + Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại. + Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới. + Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân. - Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân sự lớn, chênh lệch giàu nghèo... 2. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật Mĩ sau chiến tranh. Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Đồng thời, Mĩ cũng là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người: + Sáng chế ra các công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động. + Tìm ra các nguồn năng lượng mới: nguyên tử và mặt trời... + Sản xuất ra những vật liệu tổng hợp mới: chất dẻo pôlime. + Cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp. + Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc, trong công cuộc chinh phục vũ trụ (đưa người lên mặt trăng...) + Sản xuất ra các loại vũ khí hiện đại. Những thành tựu trong khoa học-kĩ thuật, công nghệ được Mĩ ấp dụng vào trong sản xuất. Kết quả là kinh tế Mĩ tăng trưởng nhanh chóng, nâng cao thu nhập, làm đời sống tinh thần, vật chất của người dân được nâng cao. 3. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ đều đề ra "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng nhằm chống phá các nước CNXH, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Để thực hiện "chiến lược toàn cầu" Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược... Trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu" Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện thành công phần nào mưu đó của mình, như góp phần làm tan rã chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau khi Liên Xô tan rã, Mĩ ráo riết thiết lập trật tự thế giới mới "Đơn cực" nhưng thất bại. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn