BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thứ ba - 24/11/2020 09:20
Câu 1 Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du? Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản? Bài học học rút ra từ phong trào Đông du là gì
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2 Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
 Câu 3.  Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước  chống Pháp trước đó?
GỢI Ý
Câu 1. Trình bày những nét chính phong trào Đông du
  • Giải thích Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang và dựa vào Nhật để giành độc lập vì:
– Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lực lương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
– Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.
  •  Bài học học rút ra từ phong trào Đông du
– Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai “ đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.
– Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính.
Câu 2 Trình bày bối cảnh:
 + Trong nước;
 + Tác động bối cảnh quốc tế;
 + Tác động chương trình khai thác
– Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh vũ trang như trước nữa mà nó hết sức phong phú: Vũ trang bạo động (Đông Du), cải cách (Duy Tân), mở trường dạy học (Đông Kinh Nghĩa Thục
- Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng PK, tiếp thu tư tưởng DCTS tiến bộ.
- Về mục tiêu: không chỉ chống thực dân Pháp mà còn chống cả PK tay sai, đồng thời canh tân đất nước.,thiết lập chế độ xã hội mới.
- Về hình thức- phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.
- Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác: TS dân tộc, Tiểu TS, công nhân.
- Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng DCTS (sĩ phu phong kiến tư sản hóa)

Câu 3 Trình bày quá trình NAQ ra đi tìm đường cứu nước so sánh con đường đi của Người để thấy điểm khác với các vị tiền bối:
- Nguyễn Ái Quốc  sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, sẵn có lòng yêu nước thương dân, căm thù Đ.Quốc xâm lược.
  Tất cả những điều đó đã hun đúc ý chí quyết tâm và Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, khác với con đường của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Người quyết định sang phương tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác đã làm gì mà hùng cường như vậy để từ đó về giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay8,678
  • Tháng hiện tại154,818
  • Tổng lượt truy cập7,011,122
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây