kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
CÁC NƯỚC CHÂU Á
Thứ ba - 24/11/2020 09:30
*. Đặc điểm chung - Châu á là châu lục rộng lớn nhất, gấp 4 lần diện tích châu âu. Châu á cũng là một trong những nơi có người tối cổ sinh sống và là cái nôi của những nền văn minh lâu đời nhất trên Trái Đất.
- Là châu lục đông dân nhất thế giới (3,7 tỉ người - 2002) với nhiều chủng tộc; sức lao động dồi dào và rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ. - Trước cttg2, hầu hết các nước châu á, trừ Nhật Bản và vùng đất thuộc Liên Xô trước đây, đều bị chìm trong đau khổ, nghèo đói triền miên bởi là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào tư bản phương Tây… - Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước châu á đều giành được độc lập và đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là NB, TQ, ấn Độ, các nước NIC… II. TÌNH HÌNH CHUNG 1.Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai - Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thắng lợi của nhân dân Liên Xô và các lực lượng đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít đã cổ vũ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và lan rộng ở Đông Nam á và Đông Bắc á. + ở In đô nê xi a, ngày 17/8/1945 nhân dân đã nổi dậy làm cuộc cách mạng tháng Tám và nước CH Indônêxia tuyên bố thành lập. + Chớp lấy thời cơ có một không hai, Đảng CS Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc thực dân và phong kiến tay sai, thành lập nước VN dân chủ cộng hòa(2/9/1945). + Phối hợp với cách mạng tháng Tám ở VN, nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền và ngày 12/10/1945 nước CH dân chủ nhân dân Lào ra đời. + Phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao mạnh mẽ ở Miến Điện, Mã Lai, Philippin, ấn Độ, TQ… + Để tiêu diệt phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng to lớn của nó cũng như để khôi phục lại địa vị thống trị của mình, các nước thực dân phương Tây, dưới sự giúp đỡ của Mĩ đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa trước đây, làm cho châu lục này luôn không ổn định: Hà lan xâm lược Inđô, Pháp xâm lược 3 nước Đông Dương…Vì thế nhân dân các nước này phải đứng dậy kháng chiến chống xâm lược trở lại của thực dân phương Tây. + Những năm 1946-1950, cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của thực dân Anh, giành độc lập của nhân dân ấn Độ diễn ra sôi nổi, buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của nước này(1/1950). + Sau khi đánh bại phát xít, TQ bước vào thời kỳ nội chiến giữa ĐCS và QDĐ. Ngày 1/10/1949, CM TQ thắng lợi, nước CHDCNDTH ra đời. Với diện tích bằng 1/4 châu á và chiếm 1/4 dân số thế giới, thắng lợi của cm TQ đã phá vỡ 1 khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và làm cho hệ thống CNXH nối liền từ âu sang á. Như vậy đến những năm 50 của thế kỷ XX, hầu hết các nước châu á đều giành được độc lập và bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 2. Công cuộc xây dựng đất nước - Sau khi giành được độc lập, tuy ngặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chiến tranh lạnh và âm mưu duy trì địa vị thống trị của tư bản phương Tây, các nước châu á đã bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - Từ nửa sau thế kỷ XX, các nước châu á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: + NB từ 1 nước bại trận, kiệt quệ về kinh tế và bị Mĩ chiếm đóng, từ những năm 50, việc Mĩ phát động cuộc chiến tranh chống Triều Tiên và Việt Nam như những "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế NB. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, NB vươn lên trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (đứng thứ 2 thế giới- sau Mĩ). + ở châu Á cũng xuất hiện các nước công nghiệp NIC - được mệnh danh là 4 "con rồng" châu á: Xinhgapo, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc. + Sự tự lực vươn lên của ấn Độ cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận: từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỷ dân. Cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, hiện nay Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. + Trung Quốc: Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% , hiện nay đứng thứ 2 thế giới... Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ . + Một số nước Đông nam á cũng đạt được những thành tựu quan trọng và đang đứng trước ngưỡng cửa các nước phát triển như: Inđô, Malayxia, Thái Lan, VN… Với những thành tựu trên cho nên người ta dự đoán rằng thế kỷ XXI là "thế kỷ của châu á". II. TRUNG QUỐC Trung Quốc là một lục địa lớn nhất châu Á với diện tích rộng trên 9,5 triệu kilômét vuông và dân số gần 1,3 tỉ người (2002), một cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đối với nước ta, Trung Quốc là một nước láng giềng có tình hữu nghị gắn bó lâu đời. Thắng lợi của Trung Quốc trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghiã xã hội có ảnh hưởng lớn đến nước ta. 1. Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới ba năm (1946-1949) giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Kết quả: Tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc Dân Đảng thua trận và bỏ chạy ra Đài Loan. - Chiều ngày 1/10/1949 tại cuộc mít tinh hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ý nghĩa. - Trong nước: Với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949 kết thúc 100 năm bị Đế quốc nô dịch và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, nhân dân làm chủ và có quyền quyết định cho vận mệnh của đất nước. - Quốc tế: + Với S =1/4 châu á. DS =1/4 thế giới → tăng cường lực lượng sức mạnh cho CNXH và phong trào GPDT. + Giáng 1 đòn mạnh mẽ vào sự can thiệp của Mỹ, nối liền hệ thống XHCN từ Âu sang Á. + Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau CMDTDC (46-49) đã để lại nhiều bài học cho CM các nước trong đó có Việt Nam. + Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới 2. Công cuộc cải cách – mở cửa(từ 1978 đến nay) a/ Đường lối cải cách – mở cửa - Tháng 12/1978, hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng và nhà nước Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì 4 nguyên tắc: + Con đường xã hội chủ nghĩa + Chuyên chính dân chủ nhân dân + Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, + Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Mao Trạch Đông Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. b/ Thành tựu. +/Kinh tế- Sau 30 năm ( 1979 - 2007 ), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: + Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng trung bình hàng năm trên 9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới + Năm 2007, GDP của Trung Quốc tăng 11,6% đạt khoảng 3000 nghìn tỉ đôla Mĩ ( USD ), TQ đã vượt Đức trở thànhkinh tế lớn thứ 3 của thế giới sau Mĩ, NB. + Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 gấp 15 lần so với năm 1978. + Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %. +Từ năm 1978-1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090 nhân dân tệ, ở thành phố từ 34,4 lên hơn 5160 nhân dân tệ. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt:……... + Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng - Năm 1964: Thử thành công bom nguyên tử - Năm 2003, là nước thứ ba trên thế giới chinh phục vũ trụ +/ Đối ngoại: Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. Tháng 7/1997, thu hồi Hồng Công. Tháng 12/1999, thu hồi Ma Cao. + Đời sống nhân dân được nâng cao. c/ Ý nghĩa: - Những thành tựu trên là bước nhảy vọt trong lịch sử Trung Quốc. Dư luận thế giới đánh giá cao sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua. - Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh. Góp phần ổn định xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, đoàn kết được dân tộc, tạo được một đường lối chính trị thông thoáng, đặc biệt là góp phần làm cho địa vị của Trung Quốc được đề cao trên trường Quốc tế.Trung quốc là nước XHCN đầu tiên thực hiện công cuộc cải cách mở cửa thành công , làm cho diện mạo của Trung quốc trên trường quốc tế thay đổi, tiếng nói của Trung Quốc có trọng lượng trên các diễn đàn quốc tế . để lại nhiều bài học quý giá cho các nước đang tiến hành cải cách đổi mới như Việt Nam. d/. Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc. - Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là: Cải cách đi liền giữ vững những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa xã hội (4 nguyên tắc). Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, trong tình hình mới biết kết hợp tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc. Bài tập vận dụng Câu 1. Trình bày những nét nổi bật của Châu Á từ sau thế chiến thứ hai (1945) đến nay? Tại sao lại có nhiều người dự đoán: “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” Câu 2 Hãy phân tích đặc điểm của ptgpdt ở châu Á