kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Thứ ba - 24/11/2020 09:45
Câu 1. Nguyên nhân, nội dung và tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền kinh tế VN?
Nguyên nhân:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề (các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng mất giá…) b. Mục đích: Để bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có thuộc địa Đông Dương, chủ yếu ở Việt Nam. c. Nội dung chương trình khai thác: * Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp được triển khai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1929. * Qui mô(đặc điểm). Đặc điểm nổi bật nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương trình khai thác lần này Pháp chủ trương đầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ nhanh chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng lên gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. * Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp đầu tư khai thác vào trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng đầu tư nhiều nhất đó là nông nghiệp và công nghiệp. - Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng, nhiều công ty cao su được thành lập. -Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)…. đồng thời mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay xát... (Vì sao Pháp đầu tư vào nông nghiệp (chủ yếu là trồng cao su), khai thác mỏ(chủ yếu là than)? + Vì bỏ ít vốn mà thu hồi vốn lại nhanh và lãi cao. + Ở VN nông nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển: tự nhiên, nhân công ? Bóc lột theo kiểu PK. + Vì thị trường thế giới lúc bấy giờ rất cần cao su, than đá: sản xuất ôtô phát triển... + Các ngành trên không ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp chính quốc. Vì sao Pháp không đầu tư vào công nghiệp nặng? + Vì bỏ vốn nhiều mà thu hồi vốn lại chậm. + Muốn phát triển công nghiệp nặng phải có công nhân kĩ thuật. Muốn có công nhân kĩ thuật phải mở trường đào tạo, điều này trái với chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. + Chúng muốn làm cho nền kinh tế nước ta lạc hậu, không muốn cho kinh tế nước ta phát triển mà phải phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. + Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi (kẹt xỉn)). - Về thương nghiệp: trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới. Quan hệ giao lưu buôn bán được đẩy mạnh - Về giao thông vận tải: Được phát triển. Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn. -Về tài chính: + Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế Đông Dương. + Pháp còn thi hành biện pháp tăng thuế d. Tác động đến kinh tế VN: * Tích cực: + Cuộc khai thác thuộc lần thứ hai của thực dân Pháp đã khiến cho kinh tế Đông Dương nói chúng, Việt Nam nói riêng có bước phát triển nhất định. Sự phát triển này nằm ngoài ý muốn chủ quan của thực dân Pháp. + Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập mạnh hơn vào nền kinh tế nước ta. + Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc: ảnh hưởng, tác động đến thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. * Tiêu cực: - Cuộc khai thác này đem lại lợi ích cho thực dân Pháp mà không làm thay đổi đời sống nhân dân. - Cột chặt sự lệ thuộc kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp; biến Đông Dương thành thị trường khai thác(nguyên liệu, sức người) và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp Pháp. - Kinh tế nước ta cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, phát triển què quặt, lạc hậu, mất cân đối. Câu 2.Nêu những thủ đoạn về chính sách chính trị, văn hóa của thực dân Pháp 2.1. Thủ đoạn về chính trị - Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ la bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng một chút quyền tự do dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị đàn áp khủng bố. - Thi hành chính sách chia để trị, chia nước ta thành 3 kì với ba chế độ khác nhau, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo. - Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ cường hào ở nông thôn về về bảo vệ quyền uy và sự thống trị của Pháp. 2.2. Thủ đoạn về văn hóa, giáo dục. - Thi hành chính sách văn hóa nô dịch nhằm gây cho nhân dân ta tâm lí tự ti, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè... Trường học mở ra rất hạn chế, chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung học chỉ mở ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Các trường đại và cao đẳng ở Hà Nội thực chất chỉ là trường chuyên nghiệp. - Sách báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyền chính sách « khai hóa » của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác với thực dân cướp nước với vua quan bù nhìn bán nước. * Mục đích : Phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, boc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp. Câu 3.Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đó làm cho xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn. Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa, xuất hiện những giai cấp mới. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. a. Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế chúng là đối tượng cần phải đánh đổ củacách mạng. Tuy nhiên một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện. b. Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến. Vì vậy, giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng(chủ lực quân).) c. Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa... cho Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: - Tầng lớp tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với ĐQ nên câu kết chặt chẽ với ĐQ. - Tầng lớp tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập, nên ít nhiều có tinh thần DT, dân chủ . d. Giai cấp tiểu tư sản: gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đói, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp. Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế, họ là lực lượng hăng hái, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng. g. Giai cấp công nhân: Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chúng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn) Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung..) giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng: - Bị ba tầng áp bức, bóc lột của ĐQ, PK và tư sản người Việt. - Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. - Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc. - Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga. Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy, giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Bài tập Câu 1: Nguyên nhân, nội dung và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam? Câu 2: So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam? Câu 3: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động đến sự phân hóa xã hội Việt Nam ntn? Câu 4: Căn cứ vào đâu để khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng? Gợi ý câu 2 Về hoàn cảnh: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất diễn ra sau khi thực dân Pháp cơ bản đã bình định được phong trào kháng chiến của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX. Còn cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai diễn ra sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Pháp tuy thắng trận nhưng bị thiệt hại hết sức nặng nề. Vì vậy, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa để bù những thiệt hại bởi chiến tranh. Về mục tiêu, giống như cuộc khai thác thuộc địa lần trước, cuộc khai thác thuộc lần này vẫn theo đuổi một ý đồ nham hiểm: bòn rút thuộc địa để làm giàu cho 'chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc. Về thời gian, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được bắt đầu từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và chấm dứt trước cuộc tổng khủng hoảng 'kinh tế thế giới , tức là từ năm 1919 đến năm 1929. Vế cơ cấu đầu tư, đã có sự thay đổi căn bản, nếu như trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước, thì trong cuộc khai thác thuộc địa này vốn đầu tư vủa tư bản tư nhân đứng vị trí hàng đầu. Về cường độ, cuộc khai thác thác thuộc địa lần thứ hai diễn ra với một cường độ mạnh. Chỉ tính riêng trong 6 năm (1924-1929), tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Đông Dương đã tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. Về các lĩnh vực đầu tư, có sự thay đổi vị trí rất lớn. Nếu như trong khai thác thuộc địa thứ nhất, khai khoáng chiếm vị trí hàng đầu, thì trong cuộc khai thác thuộc địa lần này vị trí đó thuộc về nông nghiệp. Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước chuyển biến theo hướng hiện đại.