BÀI TẬP VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Thứ ba - 24/11/2020 09:33
Câu 1. Lập niên biểu những sự kiện chính về tổ chức ASEAN.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 
TT Thời gian S kin
1 8/8/1967 ASEAN được thành lập tại Băng cốc gồm có 5 nước: Thái Lan, In đô, Mã lai, Xinh ga po, philíppin
2 1/1984 Kết nạp Bru nây
3 1992 Việt Nam kí hiệp ước Ba li, trở thành quan sát viên
4 7/1995 Kết nạp VN
5 1997 Kết nạp Lào và Mi an ma
6 1999 Kết nạp Cam pu chia
7 1992 Thành lập Khu mậu dịch tự do(AFTA)
8 1994 Thành lập diễn dần khu vực ARP

Câu 2. Trình bày mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Theo em, việc gia nhập ASEAN đã tạo cho Việt Nam thời cơ và thách thức như thế nào?
a. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN:
- Từ khi thành lập năm 1967 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN có lúc hoà dịu, có lúc căng thẳng đối đầu…
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực…(do vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết)
- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, trở thành quan sát viên của ASEAN, tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam á.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
*  Việt Nam gia nhập ASEAN: Thời cơ  và thách thức.
A.Thời cơ: 
- Khi gia nhâp ASEAN tạo thuận lợi cho Vn hoà nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước ĐNA tạo cơ hội để nước ta có điều kiện mở rộng hợp tác với các nước lớn và các tổ chức khu vực trên thế giới. Góp phần cũng cố và nâng cao vị thế Việt nam trên trường quốc tế
- Tạo thời cơ để Việt Nam thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu hợp tác trên lĩnh vực KHKT, Công Nghệ để phát triển, là cơ hội để mở rộng thị trường trên thế giới và khu vực. 
- Tăng cường an ninh quốc phòng trên đất liền cũng như trên biển
- Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN không ngoài mục đích hợp tác phát triển với bạn bè trên thế giới, vì vậy đây là yếu tố thuận lợi để chúng ta thực hiện chủ trương này. 
B. Thách thức: 
       - Sự chênh lệch về trình độ phát triển, chưa đồng nhất về ngôn ngữ. Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập…
- Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Phi líp pin…). Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khi mở cửa hội nhập, Hòa nhập không đúng sẽ bị hòa tan
- Song song với sự hợp tác song phương, đa phương, với nhiều nước trong và ngoài khu vực ASEAN, kèm theo đó là những vấn đề phức tạp về các loại hình văn hoá đồi truỵ xâm nhập, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng  hình thức khác nhau khó phát hiện và nắm bắt nếu không cẩn trọng dễ bị ảnh hưởng nhất là trong giai đoạn xu thế hiện nay.
- Mặt khác một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh của một số phần tử xấu từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập hòng phá hoại kinh tế đất nước, kéo theo là những âm mưu thù địch.... nếu chúng ta không xử lý và có những biện pháp hữu hiệu tăng cường sức mạnh về mọi mặt Kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị thì nguy cơ ( thách thức ) tụt hậu của đất nước là rất lớn. 
Thái độ:Chúng ta phải bình tĩnh, tự tin không bỏ thời cơ, cần ra sức tiếp thu các thành tựu KHKT của thế giới để thoát nghèo, từng bước tiến vào thời kì CNH-HĐH đất nước. Đồng thời phải xây dựng tình đoàn kết thông qua nhiều hình thức: thi olimpic, thể dục thể thao.... 
 
Câu 3, Ba nước Inđô nêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập trong hoàn cảnh nào ? Có gì khác biệt với các nước khác trong cùng khu vực Đông Nam Á ?
-Hoàn cảnh:
+ Từ năm 1940 – 1945, các nước Đông Nam Á lần lượt bị phát xít Nhật chiếm đóng. Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh mở ra thời cơ chung cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập.
+ Đó là nhân tố khách quan quan trọng nhưng không phải là quyết định vì muốn giành thắng lợi cần phải chuẩn bị kĩ về những nhân tố chủ quan như: lực lượng, lãnh đạo, ý thức cách mạng của quần chúng ….
+ Inđônêxia: Đảng Cộng sản  ra đời năm 1920 đã thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản do Xucácnô đứng đầu dần dần chiếm vị trí quan trọng và kịp thời lãnh đạo nhân dân tuyên bố độc lập vào ngày 17/8/1945
+ Việt Nam và Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trải qua ba phong trào cách mạng;1930-1935, 1936 -1939, 1939-1945 đã chớp thời cơ giành chính quyền và tuyên bố độc lập: Việt Nam(2/9/1945), Lào(12/10/1945)
-Khác biệt:
+ Ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân tố chủ quan, đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (ở Inđônêxia) hoặc vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh…
+ Còn các nước Đông Nam Á khác do chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo nên chưa chớp được thời cơ “ngàn năm có một”, bỏ lỡ cơ hội giành chính quyền....
Câu 4; Trong  hơn 40 năm qua, ASEAN đã thu được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng nâng cao địa vị quốc tế của mình. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó?

1,ASEAN đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng nhằm đề ra các chương trình biện pháp hoạt động và nâng cao tính pháp lí của tổ chức:
-Tuyên bố Băng Cốc năm1967, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA (1967);Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN(1967; Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do(APTA 1992);Thành lập diễn đàn khu vựcASEAN (ARF 1994)và gần đây là bản Hiến chương ASEAN(2007) nhằm tiến tới xây dựng một công đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên 3 trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và văn hoá- xã hội
2, ASEAN đã mở rộng số lượng các nước thành viên. Năm 1984, Bru nây gia nhập. Đặc biệt từ sau năm 1995: 1995 Việt Nam, 1997 Lào và Mianma, 1999 Campuchia. Như thế, từ ASEAN 5 đã trở thành ASEAN 10 với số dân hơn 500 triệu người, diện tích 4,5 triệu Km2, tổng GDP là 757 tỉ USD và giá trị thương mại 720 tỉ USD/năm
3, ASEAN đã có những nổ lực to lớn trong việc cũng cố hoà bình và ổn định khu vực. Năm 1991 vấn đề Campu chia đã được giải quyết bằng giải pháp chính trị- Hiệp định hoà bình cam pu chia 1991 đã kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm cũng như xoá sổ chế độ diệt chủng tàn bạo khơ me đỏ. Đặc biệt, từ 1993 đã ra đời diễn đàn khu vực ARF như một cơ chế an ninh đặc sắc với sự tham gia của 23 cường quốc và quốc gia trong và ngoài khu vực
4, Hợp tác về kinh tế, trong thời kì đầu chưa có thành tích đáng kể. Chỉ từ đầu những năm 90, cùng vời sự tăng trưởng về kinh tế của nhiều nước thành viên như Xingapo, malai..... ASEAn đẩy mạnh về hợp tác kinh tế. Năm 1992 quyết định biến khu vực ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do, đồng thời còn mở rộng  hợp tác với nước ngoài khu vực như ASEAN +3(TQ,NB,HQ.)
Ngày nay ASEAN đã trở trành liên kết khu vực thành công nhất trong các nước đang phát triể. Tuy nhiên vẫn đang còn đứng trước nhiều thách thức như sự hài hoà giữa lợi ích dân tộc và lợi ích khối...

Câu 5:  Qua bài "Các nước Đông Nam Á" (SGK lịch sử 9) em hãy:
a. Trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động của tổ chức ASEAN?
b. Chỉ ra những nét đặc thù của tổ chức ASEAN so với  liên minh châu Âu  (EU)
* Hoàn cảnh, sự ra đời của ASEAN:
- Hoàn cảnh:
+ Liên kết, hợp tác khu vực trở thành xu thế trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2
+  Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lâp, có nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế
+ Các nước Đông Nam Á muốn thoát hỏi sự ràng buộc, lệ thuộc bên ngoài
-> Xuất hiện nhu cầu hợp tác cùng nhau phát triển
- Sự ra đời: 08/08/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), hiệp hội các nươc Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a; Ma-lai-xi-a; Phi-líp-pin; Xin-ga-po; Thái Lan.
* Hoạt động:
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Hoạt động: 
+ Tổ chức các hội nghị, ra nghị quyết về sự hợp tác giữa các nước thành viên, mở rộng tổ chức. Tiêu biểu như tuyên bố Băng Cốc,  hiệp ước Ba-li (1976)...
+ Triển khai các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế như thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn khu vực (ARF)...
+ Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa (tổ chức các kỳ Festival) nhằm tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước.
=> ASEAN đã có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế (một só nước có nền kinh tế phát triển như Xin-ga-po; Thái Lan), duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
   Như vậy ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức khu vực vững mạnh, thành công nhất hiện nay
b. Nét đặc thù của ASEAN:
+ Là tổ chức liên kết của một khu vực có truyền thống lịch sử , văn hóa rất đa dạng
+ Điểm xuất phát và trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN không đồng đều 
 + Xu hướng chính trị của các nước khác nhau (TBCN, XHCN hoặc trung lập)
=> ASEAN chỉ tập trung tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa (khác với EU đang tiến tới nhất thể hóa)
 Câu 6.. “ Các nước Đông Nam Á được coi như khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau 1945, Đông Nam Á trở thành khu vực của các quốc gia đã giành được độc lập tự do và đạt được nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nướchợp tác phát triển”. Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhận định trên !                                              
Học sinh cần làm rỏ :
       * Tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945:
    - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của tư bản Phương Tây sau đó là Nhật
    - Từ 1945, Đông Nam Á được coi như nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt từ  8 / 1945, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền như  In - đô - nê - xi - a, Việt Nam, Lào…
    - Nhưng ngay sau đó, nhiều nước Đông Nam Á lại phải cầm súng chống cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc như In - đô - nê xi - a, Việt Nam, Lào…buộc các nước đế quốc phải trao trả nền độc lập cho các nước…..Như thế, giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc
    - Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “ chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực : 9 / 1954 Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ;Xâm lược Việt Nam, Lào, Cam - Pu – Chia
          Như vậy vào giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại
  - Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kì xây dựng đất nước và hợp tác phát triển đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó tổ chức ASEAN đã có đóng góp  quan trọng nhất
 - Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát  triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực…..                  Ngày 8 / 8 /1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) ……..
  - Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những hợp tác chung…
  - Trong quá trình hợp tác và phát triển, vào cuối những năm 70 của hế kỉ XX, nền kinh tế của nhiều nước AS EAN đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao…
   1968 – 1973 kinh tế Xin - ga - po tăng trưởng là 12% mỗi năm                                                                                                                                1965 – 1983 kinh tế Ma – lai – xi – a tăng trưởng là 6,3%      1987 – 1990 kinh tế Thái  Lan có tốc độ tăng trưởng cao là 11,4%. Hiện nay, Việt nam là 1 trong số 12 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương trên thế giới
  - Sang cuối những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữ ASEAN và 3 nước Đông Dương chuyển từ “ đối đầu” sang “đối thoại” đã tạo điều kiện cho sự mở rộng các thành viên :
        + 1984: Bru- nây gia nhập
        + 7 /1995: Việt Nam là thành viên thứ 7
        + 7 / 1997: Lào và Mi -  an- ma
        + 9 /1999: Cam – Pu – chia là thành viên thứ 10
     Do vậy, ASEAN  đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng 1 khu vực  Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh: thành lập AFTA, ARF, đồng thời mở rộng hợp tác với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

Câu 8
     a. Em hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.
      b. Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN:
- Hoàn cảnh ra đời:
      + Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ở Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác và phát triển.
       + Mặt khác, để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi và khó tránh khỏi thất bại.
       + Ngày 8 tháng 8 năm 1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc gồm 5 nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Trụ sở đóng ở Gia-cac-ta ( In-đô-nê-xi-a).
 - Mục tiêu hoạt động:
     Thông qua tuyên bố Băng-côc- Tuyên ngôn thành lập. Mục tiêu ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
b Giải thích
Cần chỉ rõ:
- Trước năm 1990 quan hệ giữa các nước hiệp hội ĐNA với các nước Đông dương là một quan hệ cang thẳng đối đầu
    - Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện.
    - Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành viên lên 10 thành viên . 1984 kết nạp Brunay; 1995 kết nạp Việt Nam; 1997 kết nạp Lào Mianma; 1999 kết nạp Cam u chia)
- Trên cơ sở thống nhất ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác phát triển  kinh tế đồng thời để xây dựng một khu vực phát triển thịnh vượng, phồn vinh. Để làm được điều đó hiệ hội các quốc gia ĐNA đã mở rộng phạm vi hợp tác bằng cách    - Năm 1992 thiết lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) . Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia.
  Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”

Câu 9. Những biến đổi về chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai.
_ Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào Campuchia, Mianma, Thái Lan, Malaisia, Xingapo, Inđônêsia, Brunây, Philíppin và nước Đông Ti Mo mới thành lập.
_ Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này đều là thuộc địa, nữa thuộc địa và thị trường của các nước tư bản phương Tây; bị các nước tư bản phương Tây ra sức bóc lột tàn bạo; phong trào đấu tranh GPDT tuy diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại.
_ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đông Nam Á có nhiều biến đổi to lớn:
     + Thứ nhất: Các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ thuộc, lần lượt giành được độc lập dân tộc với các chế độ chính trị phù hợp cho mỗi nước.
     + Thứ hai: Từ khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn (nhiều nước là NIC, con rồng; đặc biệt Xingapo có nền kinh tế phát triển nhất khu vực và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới)
     + Thứ ba: Các nước Đông Nam Á từ quan hệ đối đầu chuyển dần sang đối thoại, hợp tác và cho đến tháng 4-1999, 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của ASEAN. Đó là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á, nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trong các biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất. Vì nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
10. Kể tên những nước trong khu vực Đông Nam Á ? Tên thủ đô của từng nước trong khu vực ? Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?
- Kể tên nước và thủ đô của các nước Đông Nam Á:
Số TT Tên nước Thủ đô
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Việt Nam
Lào
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xi-a
Ma-lai-xa
Phi-lip-pin
Thái Lan
Xin-ga-po
Brun-ây
Mi-an-ma
Đông Timo
Hà Nội
Viêng Chăn
Phnông Pênh
Gia-cac-ta
Cua-la-lăm-pơ
Ma-ni-la
Băng Cốc
Xin-ga-po
Ban-đa-Xi-ri-Bê-ga-oan
Yan-gun
Đi-li
Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa  trong đường lối đối ngoại:
+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” , tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
+Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Inđônêxia và Mi-an-ma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay12,392
  • Tháng hiện tại148,607
  • Tổng lượt truy cập8,251,812
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây