một số câu hỏi và bài tập về lịch sử

Thứ ba - 24/11/2020 09:26
Câu 1 Liên Xô đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) và trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).
tải xuống (3)
tải xuống (3)
a Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
       - Liên Xô chịu hậu quả nặng nền do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, 32000 nhà máy, xí nghiệp và 65000 km đường sắt bị tàn phá… chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm. Các nước đế quốc phát động “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết vạch ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950). Các tầng lớp nhân dân sôi nổi thi đua, lao động quên quên mình và đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư trước 9 tháng.  
       - Thành tựu:
       + Đến năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng mới đi vào hoạt động.  
       + Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.  
       + Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.  
-Nguyên nhân: + Sức  lao động sáng tạo, quyên mình, sự  nỗ lực phi thường của nhân dân Liên Xô.                    + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước Xô Viết.
-Ý nghĩa:  + Tăng cường sức mạnh nội lực, tạo tiền đề nền tảng vững chắc cho Liên Xô bước vào xây dựng CNXH.
       b Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX). 
       - Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn: kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần thứ sáu (1956-1960)… Phương hướng chính: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
       - Thành tựu:
-Công nghiệp: Đến nữa đầu thập kỉ 70, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm là 9,6%.
Tốc độ tăng trưởng nhanh. Gấp 321 lần so với năm 1922. Dẫn đầu thế giới nhiều ngành :thép, dầu mỏ . cơ khí. Hoá chất. CN nặng được ưu tiên.
-Về nông nghiệp: năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng xuất cao với 186 triệu tấn ngũ cốc và năng xuất trung bình là 15,6 tạ/ ha. Năm 1972, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần.
Khoa học-kĩ thuật:  Đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao trong các lĩnh vực vật lý, hoá học, khoa học vũ trụ...đi đầu trong các ngành công nghiệp mới bằng công nghiệp vũ trụ, điện nguyên tử, chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phóng vệ tinh nhân tạo (1957) du hành vũ trụ (1961) đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất mở đầu kĩ nguyên chinh phục vũ trụ của con người.
Về xã hội: Liên Xô còn đứng đầu thế giới về trình độ học vấn với ¾ dân số có trình độ học vấn đại học và trung học,với 30 triệu người làm việc trí óc, công nhân chiếm ½ dân số người lao động trong nước.
*Đời sống vật chất tinh thần :được nâng cao. Thu nhập quốc dân tăng 172 lần so với năm 1922.. Nhà ở phúc lợi xã hội ( bảo hiểm y tế , giáo dục  vào loại.tốt nhất thế giới.
*Văn hoá, giáo dục , khoa học , y tế : đạt nhiều thành tự quan trọng : PCGDTHCS, đẩy mạnh giáo dục đại học. đội ngũ các nhà khoa học tới 30 tr người. Trên 50% lao động trình độ trung học và đại học.
Về mặt quân sự: Đầu những năm 70, đạt thế cân bằng chiến lượt quân sự và sức mạnh quân sự nói chung và tiềm năng hạt nhân nói riêng so với các nước đế quốc. Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân . Sau chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín chính trị và vị trí quốc tế của Liên Xô được nâng cao. Mỹ phải đồng ý kí các hiệp ước hạn chế hệ thống tên lửu đạn đạo ABM và cắt giam vũ khí tấn công chiến lược SALT-1 và SALT-2 . Giữ được thế cân bằng với NATO về vũ khí hạt nhân nói riêng và sức mạnh quân sự thông thường.
Tình hình chính trị: Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định, khối đoàn kết trong Đảng Cộng Sản và các dân tộc trong Liên bang vẫn được duy trì. Bên cạnh những thành tựu của các thành tựu của các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn tiếp tục mắc phải những sai lầm: chủ quan, nóng vội, thực hiện chế độ nhà nước bao cấp kinh tế, thiếu dân chủ và công bằng xã hội vi phạm pháp chế Chủ nghĩa xã hội...Tuy nhiên, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở thời kì này vẫn phát triển.
Câu 2. Sự ra đời  của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Hoàn cảnh ra đời:
Trước chiến tranh: hầu hết các nước Đông Âu bị lệ thuộc nặng nề vào các nước tư bản Tây Âu.
Trong chiến tranh: nhân dân Đông Âu lại bị phát xít Đức nô dịch tàn bạo.
Khi chiến tranh đi vào hồi kết thúc thì trên đường truy đuổi phát xít Đức về sào huyệt cuối cùng Hồng Quân Liên Xô đã giúp nhân dân Đông Âu đứng dậy giải phóng đất nước giành chính quyền. Các nước dân chủ nhân dân ra đời.
Quá trình thành lập:1944:T7 Ba Lan, T8 Ru ma ni1945:T4 Hunggari;T5 Tiệp,T11 Nam Tư;T12 Anbani:1946: Bungari1949: T10 CHDC Đức
Thực hiện nhiệm vụ của cuộc c/m DCND:-Xây dựng bộ máy chính quyền-Tiến hành cải cách ruộng đất-Quốc hữu hoá các nhà máy xí nghiệp-Cải cách kinh tế xã hội
Ý nghĩa:- Xây dựng nền tảng vững chắc cho Đông âu bước vào xây  dựng CNXH.- Hình thành hệ thống XHCN tăng cường sức mạnh cho XHCN,
Câu 3: Phân tích nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Theo em, thanh niên Việt Nam cần có suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề này ?
          Từ 1989-1991 chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ là một trong những vấn đề lịch sử hiện đại nổi bật được quan tâm…
-Nguyên nhân:
+ Tách rời sự phát triển chung của thế giới, nhất là tiến bộ về khoa học kỹ thuật…
+ Chậm thay đổi, sửa chữa trước sự biến động của thế giới nhưng khi sửa chữa ( cải tổ, cải cách…) lại phạm sai lầm...
+ Sự sai lầm, thoái hóa đạo đức cách mạng của nhiều nhà lãnh đạo…
+ Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH…
Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do mô hình CNXH đã xây dựng chưa khoa học, có nhiều sai lầm thiếu sót…
-Phân tích:
+ Mô hình CNXH đã được xây dựng ở Liên Xô (từ 1921) và các nước Đông Âu (từ 1950) được xem là hình mẫu xã hội thực tế theo chủ nghĩa Mác- Lênin…
+ Từ 1950-1973 cả Liên Xô và Đông Âu đều đạt nhiều thành tựu đáng trân trọng, có ý nghĩa to lớn đối với từng nước và ảnh hưởng quốc tế tích cực…
+ Đây là mô hình xã hội mới mẻ, chưa có tiền lệ nên cũng chứa đựng nhiều sai lầm, thiếu sót, không phù hợp với qui luật khách quan:
  • Sự chủ quan duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu về chính trị…dẫn đến sự trì trệ tư duy, thụ động xã hội, thiếu dân chủ…
  • Các nhà lãnh đạo vi phạm pháp chế XHCN, thoái hóa đạo đức…làm cho nhân dân mất lòng tin, bất mãn…
  • Cơ chế bao cấp về kinh tế…làm cho kinh tế thiếu năng động, sản xuất lạc hậu, đời sống nhân dân chậm cải thiện…
+ Các nước Đông Âu mô phỏng giáo điều máy móc mô hình Liên Xô, không phù hợp điều kiện đất nước…làm cho kinh tế, xã hội phát triển không vững chắc, nhân dân phản ứng…
-Liên hệ thanh niên Việt Nam:
+ Chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ chỉ là bước lùi tạm thời của CNXH thế giới… Chủ nghĩa xã hội vẫn là mẫu hình xã hội tiến bộ của nhân loại…
+ Các nước XHCN còn lại kịp thời rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin phù hợp hoàn cảnh đất nước và đạt được nhiều thành tựu nổi bật( Trung Quốc, Việt Nam…), cần tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu xây dựng CNXH: dân giàu nước mạnh…
+ Ra sức học tập nâng cao trình độ tri thức, nhất là khoa học- công nghệ…, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức…và đóng góp công sức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 4. Nhận thức của em về sự khủng hoảng và tan rã của Liên Xô
Trả lời: Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền kinh tế-xã hội của Liên xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm vào khủng hoảng: sản xuất không tăng, đời sống nhân dân khó khăn, tệ nạn quan liêu tham nhũng trầm trọng
  • Tháng 3/1985 MGooc ba chốp đề ra đường lối cỉa tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, khắc phục những sai lầm và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa và bản chất tốt đẹp của nó
  • Do thiếu chuản bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động khó khăn bế tắc. Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn
  • Sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng cộng sản và nhà nước Liên xô hầu như tê liệt. Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hoà kí giải tán liên bang, thành lập cồng đồng các quốc gia độc lập(SNG)
  • Tối 25/12/1991Goocba chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang xô viết trên nóc điện CREMLi bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại
  • Sự sụp đỏ của Liên xô gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản , phong trào công nhân quốc tế và XHCN trên thế giới, dẫn đến hệ thống các nước XHCN không còn tồn tại nữa
  • Để lại bài học kinh nghiệm cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách- đổi mới nhằm xây dựng chế độ XHCN đúng với bản chất nhân văn của nó
  • Là sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học, một tất yếu khách quan, một bước lùi mang tính chất tạm thời của Lịch sử. CNXh vẫn là một hình mẫu xã hội lý tưởng của loại người vươn tới
  • Nguyên nhân sụp đổ:
+ Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đụng nhiều  thiếu sót sai lầm
+ Chậm sửa đổi trước những biến động của thế giới khi sủa đổi lại mắc phải sai lầm
+ Lãnh đạo vi phạm pháp chế XHCN, dân không được tự do dân chủ
+ sự chống phá của các thế lực thù địch
     Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là một bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu nhưng dồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây… Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người
Câu hỏi 1. Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh:Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Liên Xô là nước Chủ nghĩa xã hội hùng mạnh nhất thế giới  là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới.
GV: gợi ý cho học sinh dùng các dẫn chứng từ hai mảng kiến thức là thành tựu của công cuộc xây dựng cơ sở vất chất kỹ thuật (50-70) và chính sách đối ngoại tiến bộ của Liên Xô.
Câu hỏi 2: “ Mỹ từng tuyên bố : nếu chỉ  bằng sức mình Liên Xô 20 năm nữa cũng không thể  khôi phục đất nước trở về mức trước chiến tranh.”Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
HS trả lời bằng lối tư duy sáng tạo, biết lập luận vấn đề
Gợi ý:
- ý kiến trên phản đúng về những tổn thất nặng nề về người và của mà nhân dân Liên Xô phải gánh chịu sau chiên tranh thế giới thứ hai:+ 27 triệu người chết.+ 1710 thành phố bị san phẳng+ 70 000 làng mạc bị tan hoang  + hơn 32000 nhà máy, xí ngiệp bị thiêu trụ+ phần lãnh thổ của Liên Xô ở phía châu Âu hầu như hoang tàn, nền kinh tế bị thụt lùi khoảng 10 năm.
Ý kiến trên không đúng ở chỗ là họ chưa  nhìn nhận được sức mạnh phi thường của nhân dân Liên Xô-những con người XHCN thể hiện trong công cuộc khôi phục kinh tế 5 năm lần thứ 4:+ công nghiệp tăng 73% trong khi họ dự định tăng 48%+ Nông nghiệp một số ngành vượt mức trước chiến tranh.+ Khoa học kỹ thuật năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.+ kế hoạch 5 năm lần thứ 4 hoàn thành trong thời gian 4 năm 3 tháng.
Câu hỏi 3: Bom nguyên tử là vũ khí giết người hàng loạt là hiểm hoạ của nhân loại mà chung ta đã thấy tại Hiroshima và Nagasaki trong chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy tại sao năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công Bom nguyên tử, lại được xem là một thành tựu lớn của nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới?
  Câu hỏi 4.Trên cơ sở tổ chức hiệp ước Vacxava (5/1955) Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển trong đó có Việt Nam sau. Em hãy nêu những giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với Việt Nam
Câu hỏi 5  : Sau năm 1945  cùng với sự thay đổi lớn của diện mạo thế giới, Liên Xô cũng có nhiều  biến chuyển . Những biến chuyển  quan trọng của Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lịch sử  thế giới . Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ nhận  định  trên.
Câu 3: Sự đổ của CNXH ở LX và Đông Âu phải chăng là sự cáo chung của CNXH ? Trong công cuộc xây dựng CNXH, Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì từ sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,854
  • Tháng hiện tại96,402
  • Tổng lượt truy cập7,822,280
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây