PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VN : 1919 - 1925

Thứ tư - 28/10/2020 11:12
I. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng dâng cao trên toàn thế giới, dẫn tới một loạt các đảng cộng sản được thành lập ở châu Âu nhưng hoạt đông riêng rẽ. Trước bối cảnh đó, Quốc tế ba (Quốc tế Cộng sản) được thành lập (1919) nhằm thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới. Ngay sau đó một loạt các ĐCS tiếp tục được thành lập ở các nước đế quốc và các nước thuộc địa, phụ thuộc: ĐCS Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)...
          Năm 1920, Quốc tế thứ ba thông qua "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa", sự kiện này tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin và lựac chọn con đường cách mạng vô sản.
          Hoàn cảnh thế giới trên đã tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác lê-nin ngày càng được truyền bá sâu rộng vào nước ta.
II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919-1925).
     Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông với nhiều hình thức đấu tranh sôi nổi và phong phú.
1. Phong trào của giai cấp tiểu tư sản.
     Các hình thức đấu tranh.
- Giai cấp tư sản Việt Nam nhân đà làm ăn thuận lợi, muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam.
- Phát động phong trào « Chấn hưng nộ hóa, bài trừ ngoại hóa »
đấu tranh chống thức dân Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì. Giai cấp tư sản Việt Nam đã dùng bao chí và thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh với thực dân Pháp.
     Mục tiêu, tính chất, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào.
     - Mục tiêu : đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi về kinh tế.
     -  Tính chất : yêu nước, dân chủ.
     - Tích cực : mạng tính chất dân chủ, yêu nước, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng gây áp lực với thực dân Pháp, chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.
     - Hạn chế : Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.
2. Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản.
          Các hình thức đấu tranh.
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên Cao vọng, Đảng Thanh niên, Tâm tâm xã…
- Họ đã có nhiều hoạt động sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị, ra báo (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng dân), lập các nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã)… để cổ động tinh thần yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ.
- Ám sát (Tiếng bom Sa Diện củ Phạm Hồng Thái), đấu tranh chính trị như đòi nhà cầm quyền Pháp thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925), đưa tang Phan Chu Trinh (1926).
      Mục tiêu, tính chất, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào
          - Mục tiêu : chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ.
          - Tính chất : yêu nước, dân chủ.
          - Tích cực : thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân, tư tưởng cách mạng mới.
     - Hạn chế : Chưa tổ chức được chính đảng, đấu tranh mang tính xốc nổi, ấu trĩ.
3. Phong trào công nhân.
     Bối cảnh :
          - Thế giới : Ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải... đã cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đứng dậy đấu tranh.
          - Trong nước :
          + Phong trào tuy còn tự phát nhưng ý thức giai cấp cao hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức và phong trào chính trị sau này.
          + Năm 1920, tổ chức công hội bí mật ở Sài Gòn ra đời do Tôn Đức Thắng đứng đầu lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Diễn biến phong trào:
- ăm 1922 cuộc đấu tranh của công nhân các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì đòi nghĩ ngày chủ nhật có trả lương
- ăm 1924 có nhiều bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương…
- 8/1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
- Ý nghĩa:
+ Đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, phong trào công nhân  chuyển từ tự phát sang tự giác.
+ Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Tình hình thế giới  sau chiến tranh thế giới thứ I (1918) đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
- Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân bùng nổ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và các nước tư bản.
- Quốc tế Cộng sản thành lập (1919). Nhiều Đảng Cộng sản cũng ra đời ở các nước Pháp, Trung Quốc…
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga làm rung chuyển thế giới, thức tỉnh các dân tộc phương Đông, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc, trong đó có nhân dân Việt Nam.
- “Cách mạng Tháng Mười đã mở ra (…) thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. (Hồ Chí Minh)
- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III – 3/1919) đem lại cho cách mạng thuộc địa những thuận lợi lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) với sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc, tạo ra những thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt giúp cho chủ nghĩa Marx Lenin thâm nhập vào Việt Nam.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) và sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc vào những năm 20 là điều kiện rất thuận lợi cho những người cách mạng Việt Nam xây dựng những cơ sở cách mạng đầu tiên và từ đó phát triển phong trào cách mạng về nước.
- Phong trào cách mạng thế giới lên cao và sự phân hoá xã hội sâu sắc ở Việt Nam đã thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ I  phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đã diễn ra như thế nào? Tại sao các phong trào đó đều lần lượt thất bại?
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông với nhiều hình thức đấu tranh sôi nổi và phong phú.
  a. Phong trào dân tộc dân chủ công khai.
Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản đã lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Nhằm mục đích chống lại sự chèn ép, kìm hãm của tư sản Pháp, tư sản Việt Nam đã tổ chức những phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)…
- Phong trào báo chí của tư sản cũng phát triển để bênh vực quyền lợi của mình.
- Đảng Lập hiến (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) ra đời ở Nam Kì tập hợp lực lượng của tư sản và địa chủ, đã đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ đồng tình ủng hộ của quần chúng, nhưng khi Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi thì họ sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp.
- Các hoạt động trên của giai cấp tư sản chỉ mang tính chất cải lương, nên nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên Cao vọng, Đảng Thanh niên, Tâm tâm xã…
- Họ đã có nhiều hoạt động sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị, ra báo (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng dân), lập các nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã)… để cổ động tinh thần yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ.
+ Một số sự kiện có tiếng vang lớn là:
- 6/1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước.
- Đấu tranh đòi Pháp phải thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11/1925).
- Lễ đưa tang và truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (3/1926).
  Kết luận.
Phong trào văn hoá tiến bộ đã khích lệ lòng yêu nước, đấu tranh giành độc lập, dân chủ của nhân dân và thanh niên, đồng thời truyền bá những trào lưu tư tưởng cách mạng mới, góp phần đưa phong trào yêu nước dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
 b. Nguyên nhân thất bại.
- Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng, đã phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ I, đều lần lượt đi đến thất bại vì:
w Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam rất non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị.
w Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân.
w Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay sai Pháp chui vào phá hoại.
w Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển.
- Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng  tư sản bắt nguồn sâu xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
- Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính cải lương, và nhất thời, dễ thỏa hiệp nên ngày càng xa rời quần chúng.
- Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản tuy mạnh mẽ, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn (thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chống Pháp), được quần chúng ủng hộ nhưng cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng đắn nên không tập hợp được đông đảo nhân dân, không đủ sức chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp để giành độc lập.
- Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã thể hiện tính chất non yếu, không vững chắc nên không thể đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+ Tóm lại:
- Ở thời kỳ này, phong trào cách mạng Việt Nam đang thời kì khủng hoảng giai cấp lãnh đạo.
- Sự khủng hoảng giai cấp lãnh đạo thể hiện qua việc các chính đảng tư sản và tiểu tư sản đều không đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, tiêu biểu là:
w Không nhận rõ kẻ thù là đế quốc và phong kiến.
w Không thấy được lực lượng cơ bản của cách mạng là công - nông.
w Không có phương pháp cách mạng đúng đắn và những biện pháp tổ chức khoa học.
w Không nhận thức được xu thế phát triển của thời đại mới.
Vì vậy, chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam, với những phẩm chất tốt đẹp cùng những đặc điểm riêng biệt độc đáo, mới thực sự là người đại biểu đầy đủ và trọn vẹn nhất cho lợi ích của toàn thể dân tộc, mới là giai cấp có khả năng lãnh đạo và đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.
Nhưng để trở thành người lãnh đạo cách mạng, giai cấp công nhân phải tự tổ chức thành chính đảng cách mạng, bằng cách tiếp thu và giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê-nin.

3.  Phong trào công nhân (1919- 1925)  đã diễn ra như thế nào ? mang ý nghĩa gì?
Bối cảnh :
          - Thế giới : Ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải... đã cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đứng dậy đấu tranh.
          - Trong nước :
          + Phong trào tuy còn tự phát nhưng ý thức giai cấp cao hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức và phong trào chính trị sau này.
          + Năm 1920, tổ chức công hội bí mật ở Sài Gòn ra đời do Tôn Đức Thắng đứng đầu lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Diễn biến phong trào:
- ăm 1922 cuộc đấu tranh của công nhân các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì đòi nghĩ ngày chủ nhật có trả lương
- ăm 1924 có nhiều bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương…
- 8/1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
- Ý nghĩa:
+ Đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, phong trào công nhân  chuyển từ tự phát sang tự giác.
+ Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
4. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) – mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân VN.
          - 8/1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
          - Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước đó chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công của công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản.
- Từ cuộc bãi công  Ba Son (8/1925), giai cấp công nhân Việt Nam bước vào đấu tranh tự giác. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay4,229
  • Tháng hiện tại137,542
  • Tổng lượt truy cập6,833,629
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây