CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Thứ ba - 24/11/2020 09:31
I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945:
- ĐNA đất rộng người đông, tài nguyên phong phú...
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của tư bản Phương Tây sau đó là Nhật
tải xuống (3)
tải xuống (3)
    - Từ 1945, Đông Nam Á được coi là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt từ 8/1945, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền như  In - đô - nê - xi - a, Việt Nam, Lào…
    - Nhưng ngay sau đó, nhiều nước Đông Nam Á lại phải cầm súng chống cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các đế quốc. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc
(Việc giành độc lập của các nước ĐNA là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị- xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.)
    - Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực: (9/1954 Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ; Xâm lược Việt Nam, Lào, Cam - Pu - Chia.. Trong khi đó Thái Lan và Phi líp Pin lại gia nhập khối quân sự này)
    - Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kì xây dựng đất nước và hợp tác phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó tổ chức ASEAN có đóng góp quan trọng nhất.
II. Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean
- Sau khi giành độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. Mặt khác để hạn chế ảnh hưỏng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại.
- Ngày 8-8-1967, hiệp hội các nước ĐNA  (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc Thái Lan  gồm 5 nước: Thái Lan, In- đô- nê- xi-a, Ma- lai- xi-a, Phi-líp- Pin, Xin- ga- po.
Mục tiêu của ASEAN.
   Thông qua bản tuyên bố Băng Cốc 1967 và tuyên bố Kualalumur 1971, đã nêu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là: phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
        Hiệp ước thân thiện Ba-li (2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như sau: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, hợp tác cùng phát triển.
Quá trình phát triển của ASEAN:
Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương (1975), quan hệ Đông Dương-ASEAN được cải thiện, bắt đầu có những cuộc viếng thăm ngoại giao.
Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
Đầu những năm  90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau "chiến tranh lạnh" và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị ĐNA được cải thiện. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên ASEAN.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này.
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Từ mục tiêu đó ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA, 1992), lập diễn đàn khu vực (ARF, 1994) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. - Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ( ASEAN + 3) Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
       Luyện tập:
Câu 1: Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945?
- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km 2, 11 nớc với 536 triệu người.
- Trớc chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nớc Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa.
- 8/1945 Phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị.
- Giữa những năm 50 của thế kỷ XX, trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” tình hình Đông Nam Á trở lên nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mỹ.
- 9/1954 Mỹ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc ở Việt Nam.
- Giữa những năm 50 của thế k‎ỷ XX, các nớc Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đờng lối đối ngoại.
2. Những biến đổi của các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã và đang thực hiện những biện pháp tích cực để củng cố nền độc lập và phát triển kinh tế.
* Biến đổi to lớn nhất: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mĩ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập. Nhưng thực dân Âu – Mĩ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn (Inđônêxia: 1950, ba nước Đông Dương: 1975); hoặc buộc các đế quốc Âu – Mĩ phải công nhận độc lập. Như vậy, cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập.
* Biến đổi thứ hai: Từ sau khi giành độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế – xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn.
- Trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, giữa hai nhóm nước thực hiện những chiến lược khác nhau. Nhóm nước Đông Dương và Mi-an-ma, sau khi giành được độc lập đã phát triển theo mô hình kinh tế tập trung, mặc dù đạt tới một số thành tựu, nhưng nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên vào những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, các nước này đã từng bước chuyển sang kinh tế thị trường và bước đầu thu được những thành tựu đáng khích lệ.
- Các nước Đông Nam Á còn lại sau khi giành được độc lập tiến hành công nghiệp hoá thay thế xuất khẩu. Tất nhiên thời điểm tiến hành không giống nhau. Trong thời kỳ đầu mô hình này thu được nhiều thành tựu, song sau đó đã bộc lộ nhiều hạn chế và buộc các nước này phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo, khẳng định hướng đi đúng đắn của các quốc gia này.
- Có nước trở thành nước công nghiệp mới như In-đô-nê-xi-a, Thái Lan; có nước “hoá rồng” như Xin-ga-po,... Điều đó chứng tỏ chỉ sau thời gian ngắn giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tư bản châu Âu và Bắc Mĩ.
* Biến đổi thứ ba: Mối quan hệ các nước Đông Nam Á vốn từ đối đầu đã dần dần chuyển sang đối thoại. Năm 1992, ASEAN thành lập khu mậu dịch tự do (AFTA). Năm 1994, lập diễn đàn và khu vực (ARF). Đến tháng 7 – 1997, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN – một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
* Biến đổi quan trọng nhất:  Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng nhất, bởi vì:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh đều giành độc lập. Từ thân phận các nước thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ thuộc trở thành nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có  những điều kiện thuân lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,894
  • Tháng hiện tại64,247
  • Tổng lượt truy cập7,649,371
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây