Đề thi học sinh giỏi lịch sử

Thứ ba - 24/11/2020 09:40
Câu 1 (2 điểm): Những hoạt động cứu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 
Thời gian Hoạt động
1904 Thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
1905 – 1908 Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật du học…
9- 1908 Thực dân Pháp cấu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước VN
3-1909 Phan Bội Châu phải rời Nhật bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy Tân ngừng hoạt động
 (Nguồn “Lịch sử 8 – NXBGD - 2015- Trang 144)
Qua những hoạt động tiêu biểu trên hãy đánh giá những điểm tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
Câu 2 (4 điểm)
Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
Câu 3 (4 điểm)
1.Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Tổ chức ASEAN.
2. Giải thích tại sao tổ chức ASEAN lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là  Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 1.Đánh giá điểm tích cực trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu 1.0
 - Xác định được kẻ thù chính là thực dân Pháp 0,5
- Đề ra con đường cách mạng mới: đấu tranh vũ trang giành độc lập, tiến hành Duy tân, cải cách đưa Việt Nam tiến kịp các nước phương Tây. 0,5
2.Hạn chế 1.0
- Chưa hiểu rõ bản chất của CNĐQ Nhật, nên dựa vào Nhật để đánh Pháp… 0,5
- Chưa thấy được vai trò to lớn, quyết định của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng…. 0,5
Câu 2 1.Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? 1.5
* Tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc: Sinh ngày 19/5/1890 tại làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, trong gia đình Nho giáo, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, quê hương có truyền thống yêu nước. Người lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, chứng kiến cảnh lầm than khổ cực của nhân dân. Người cũng thấy các sĩ phu, văn thân yêu nước đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh nhưng đều bị đàn áp và thất bại. 0,75
Người rất khâm phục những nhà yêu nước tiền bối như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh. Nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Bởi như cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, còn cụ Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp để chống phong kiến. Các phong trào đấu tranh đều bị đàn áp và thất bai, từ đó Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước… 0,75
2. Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì? 2.5
- 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây ,đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình…Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi qua nhiều nước, nhiều chau lục khác nhau. Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man… 0.75
- Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, tại đây, Người làm nhiều nghề và tích cực tham gia vào phpng trào đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp…cũng tại đây, Người đã tiếp nhận ảnh hưởng của Cánh mạng tháng Mười Nga. Từ đây, tư tưởng của Người có những chuyển biến mạnh mẽ. 0.75
=>Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới chỉ bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 1.0
Câu 3 1.Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. 2.5
1.1.Sự thành lập
-Thực hiện những thỏa thuận của Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại thành phố Xan Phranxixco (Mĩ) để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
-Ngày 24/10/1945, sau khi được các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
1.2.Mục đích 1.0
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, pháp triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước thành viên.
0,5
 1.3.Nguyễn tắc hoạt động
-Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kè nước nào.
Giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
-Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
1.0
2. Giải thích tại sao tổ chức Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
2.1. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình vì:( 0,5)
- Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh thế  giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Chỉ có đấu tranh hoà bình mới tạo ra môi trường ổn định, bền vững cho tất cả các quốc gia.
2.2. Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.(1.0)
- Việt Nam từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc nên càng thấm thía nỗi đau khổ từ chiến tranh. Vì vậy, nhân dân Việt Nam rất coi trọng hòa bình và luôn tận dụng mọi khả năng hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
1.5

  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
          Cho bảng thông tin sau:
Lĩnh vực kinh tế Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
Nông nghiệp Tập trung cướp ruộng đất lập các đồn điền cao su
Công nghiệp nặng Tập trung khai thác mỏ
Công nghiệp nhẹ Chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng: rượu, diêm, đường…
Dựa vào bảng thông tin trên, em hãy:
a. Nhận xét chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
          b. Cho biết những tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó tới kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”. Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao?
           Câu 3: (2 điểm)
                   Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em Cộng đồng ASEAN thành lập, có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?
Câu 4. 3 điểm
Cho hai sự kiện sau:
1. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết sau 74 năm tồn tại.
2. Sau 20 năm cải cách mở cửa(1979-2000)nền kinh tế của Trung quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới...... Trung quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7/1997) và Ma Cao (12/1999).
Hãy phát biểu suy nghĩ của em về một trong hai sự kiện trên.
II. Biểu điểm
Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm






1
(2,0 điểm)
 
a.Nhận xét chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên, của cải ở Việt Nam...
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế nước ta…
- Khai thác có trọng điểm, chỉ tập trung vào một số ngành, nghề…
b.Cho biết những tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó tới kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tích cực: 
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào nước ta…
+ Tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế cũ bị phá vỡ
-Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên của nước ta ngày càng cạn kiệt…
+ Kinh tế Việt Nam không phát triển…
+ Kinh tế Việt Nam  lệ thuộc vào kinh tế Pháp…


0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25









4
(2,0 điểm)
 
*Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”.
- Tháng 8 -  1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan.
- Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi. Tình hình chính trị của khu vực Đông Nam Á bước đầu ổn định, quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đã góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên thông qua nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Lúc này quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao…
- Tháng 10 – 1991, Hiệp định Pari về Campuchia được kí kết, tình hình chính trị ở Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Từ đây ASEAN có điều kiện mở rộng thành viên… Như vậy ASEAN từ năm nước đã phát triển thành mười nước thành viên.
* Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao?
- Sự kiện tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển.
- Giải thích:
+ Đã đưa ra được nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN…
+ Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt…



0,25


0,25


0,25

0,5

0,25


0,25

0,25
Câu 5     Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?
* Từ những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á vì:
- Năm 1984, Bru nây giành độc lập, tham gia và trở thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt. Xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN.
- Tháng 7- 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy.
- Tháng 9- 1997, Lào và Mi an ma tham gia.
- Tháng 4- 1999, Cam pu chia được kết nạp.

- Lần đầu tiên trong lịch sử, 10 nước Đông Nam á đều đứng trong một tổ chức thống nhất. Các nước chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng thành thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành một khu vực mậu dịch tự do. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực.
=>Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam á.
* Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông:
- Cộng đồng ASEAN thành lập, tạo điều kiện cho các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, các quốc gia trong và ngoài khu vực đối thoại, thảo luận và thúc đẩy hòa bình, an ninh ở Biển Đông, do đó có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông
- Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền có điều kiện nâng cao năng lực, có thêm các cơ chế để hỗ trợ đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông.
 
3 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay5,918
  • Tháng hiện tại118,535
  • Tổng lượt truy cập6,974,839
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây