MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LỊCH SỬ

Thứ ba - 24/11/2020 09:38
Câu hỏi 1 : Phân tích các giai đoạn và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Bài làm chi tiết:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
       Mĩ la tinh nằm trên một dải đất dài từ Mê hi cô ở Nam mĩ được bao bọc bởi Thái bình dương và Đại tây dương, bao gồm 20 nước có diện tích 20 tiệu km2  với dân số 509 triệu người(2001)
       Trước năm 1945, hầu hết các nước Mĩ la tinh đều là những quốc gia độc lập, nhưng sau khi thoát khỏi sự thống trị Tây ban nha, các nước này lại trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ, trở thành “sân sau” của Mĩ
       Sau năm 1945, cùng với châu Á, châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc ỏ Mĩ la tinh phát triển mạnh mẽ, được coi là “lục địa bùng cháy”, diễn ra qua ba giai đoạn:
  • Giai đoạn một từ 1945 đến năm 1959: cao trào đấu tranh bùng nổ ở khắp các nước Mĩ la tinh với nhiều hình thức như bãi công của công nhân, khởi nghĩa vũ trang của nhân dân chống lại giới cầm quyền và các cuộc đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ.Các chính phủ dân tộc dân chủ mới được thành lập đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Tuy nhiên do bị bao vây khống chế của Mĩ đầu năm 1956 cách mạng bị đẩy lùi.
  •  Giai đoạn hai từ 1959 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX: Đây là giai đoạn phát triển mới của nhân dân Mĩ la tinh trong cuộc đấu tranh vì một nền độc lập thực sự cho dân tộc. Mở đầu bằng sự thắng lợi của cách mạng Cu ba(1/1/1959). Sau đó cả khu vực Mĩ la tinh dâng lên một cơn bão táp cách mạng với nhiều hình thức đấu tranh, song chủ yếu là đấu tranh vũ trang, trở thành “lục địa bùng cháy”. Tiêu biểu cho các cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ la tinh giai đoạn này là Bôlivia, Vênêxuêla, Côlômbia, Nicaragoa,Pêru..Ở Chi lê thắng 5/1970 chính phủ liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, thực hiện nhiều cải cách tiến bộ, cũng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970-1973. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nicaragoa dưới sự lãnh đạo của Mặt trân Xan đi nô cũng giành được thắng lợi trong năm 1979.Thắng lợi của Chi Lê và Ni ca ra goa, là những sự kiện cách mạng có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực.
  • Giai đoạn ba từ cuối những năm 80 đến nay: các nước Mĩ la tinh bước vào thời kì khôi phục độc lập chủ quyền, xây dựng đất nước.Tuy nhiên các nước Mĩ la tinh vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt do sự can thiệp của Mĩ. Cuối những năm 80, đầu thập niên 90, do những biến động ở Liên xô và Đông Âu không có lợi cho phong trào cách mạng thế giới, Mĩ đã tăng cường chống lại phong trào cách mạng khu vực như đe doạ Nicaragoa và cấm vận kinh tế đối với Cu ba
Như vậy trải qua hơn 4 thập kỉ đấu tranh, đến nay các nước Mĩ la tinh đều đã được khôi phục độc lập chủ quyền, bước vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng trở thành những nước công nghiệp như Bra-xin, Mê hi cô…. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đối với khu vực. Tình trạng thất nghiệp đói nghèo vẫn gia tăng, nợ nước ngoài chồng chất, khoảng cách giữa giàu nghèo chênh lệch quá lớn . Đây là bài toán khó cho Mĩ la tinh
 
 Câu 2. Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba
          a.Cu Ba hòn đảo anh hùng
          * Cu Ba anh hùng trong chiến đấu
          - Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.
- Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.
           - Ngày 26-7-1953: 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang.
- Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu.
- Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. . Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra
- Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta
- Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi.
     - Tháng 4-1961, được sự giúp đỡ của Mỹ, quân phản động lưu vong  đã đổ bộ lên bãi biển Hi ron, hòng tiêu diệt cách mạng Cu Ba. Quân dân Cu Ba đã anh dũng đánh trả tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mỹ, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng
      Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi đen Ca-xtơ-rô đã tuyên bố trước thế giới : Cu Ba tiến lên CNXH. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã vươn dài sang Mỹ La tinh.
          * Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước
     - Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
     - Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH.
    b,. Mối quan hệ hữa nghị giữa nhân dân Cu-Ba với nhân dân Việt Nam.
Cơ sở:
+ trong thòi kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù là Mĩ
+ sau khi giành được độc lập: cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng chế độ XHCN
+ Cả hai nước đều do đảng công sản lãnh đạo
     Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp, đó là mối quan hệ, thuỷ chung son sắt. Mối quan đó được thiết lập từ năm 1960. Cả hai dân tộc đều có sự giúp đỡ nhau to lớn:
    - Trong cuộc kháng chiến chống của nhân dân ta, Ph-den Ca-xto-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.
    - Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu-Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sản sàng hiến cả máu”.
    - Cu-Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
    - Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Q.Bình).
Ngày nay mối quan hệ ngày càng bền chặt thắm thiếu tình anh em Cu Ba giúp VN rất nhiều và ngược lại VN cũng giúp được Cu ba trong nhiều lĩnh vực
- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện trên tinh thần hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Sát cánh bên nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của mỗi nước và tham gia tích cực vào những nỗ lực chung, để xây dựng một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn.
Quan hệ hợp tác Việt Nam – Cu Ba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, đầu tư, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật… Việt Nam chuyển giao kỹ thuật và con giống giúp Cu Ba canh tác lúa nước trên quy mô nhỏ, nuôi trai lấy ngọc, phát triển công nghệ gốm sứ, duy trì khối lượng gạo hàng hoá sang thị trường Cuba… Phía Cu Ba tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong công nghệ mía đường, chế biến phụ phẩm từ mía đường, nuôi cá sấu, nuôi và sử dụng mồi Mosca diệt sâu hại mía, chuyển giao gen kháng bệnh cho lúa, bắp cải, khoai lang; tư vấn giám sát các công trình xây dựng khu liên hợp  thể thao, đường Hồ Chí Minh; hỗ trợ kỹ thuật phát triển công nghệ sản xuất nhà ở  ở vùng ngập nước đồng bằng sông Cửu Long; giúp đỡ một số chương trình y tế quan trọng… Riêng trên lĩnh vực đầu tư, Cu Ba và Việt Nam hiện có hai dự án hoạt động khá hiệu quả là Công ty Liên doanh xây dựng quốc tế (VIC) và xí nghiệp Vi sinh học Việt Nam (BIO VIETNAM).
Hiện nay quan hệ hữu nghị hợp tác ngày càng gắn bó hơn cùng nhân dân 2 nước xây dựng phát triển đất nước cùng tiến lên XD chủ nghĩa xã hội
Câu 3, Hãy so sánh tình hình châu Phi và tình hình khu vực Mĩ La-tinh trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Tình hình châu Phi và khu vực Mĩ la-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
  1. Phong trào giải phóng dân tộc:
  • Giống nhau: Các nước đều tuyên bố độc lập. 
  • Khác nhau:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ la-tinh là thuộc địa kiểu mới, châu Phi là thuộc địa kiểu cũ. 
+ Lãnh đạo: Giai cấp vô sản Mĩ la-tinh mạnh hơn giai cấp vô sản châu Phi. Đảng cộng sản Cu ba có vai trò lớn ở Mĩ la-tinh, cách mạng Cu ba là lá cờ đầu ở Mĩ la-tinh. Giai cấp vô sản châu Phi chưa trưởng thành. Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hầu hết do các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc (trừ một số nước Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng cộng sản nhưng lại không nắm được quyền lãnh đạo cách mạng).
+ Khu vực Mĩ la-tinh giành độc lập sớm hơn châu Phi
+ Nội dung đấu tranh của nhân dân Mĩ la-tinh là chống chế độ độc tài tay sai thân Mĩ, giành, bảo vệ độc lập và củng cố độc lập, còn ở châu Phi cuộc đấu tranh của nhân dân chủ yếu là chống thực dân phương Tây để giành độc lập
+ Hình thức đấu tranh: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mĩ la-tinh có các hình thức đấu tranh phong phú và đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Ngược lại, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi có đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, song đấu tranh chính trị hợp pháp là chủ yếu, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập. 
  1. Công cuộc xây dựng đất nước: 
-  Giống nhau: Đã đạt được một số thành tựu nhưng khó khăn về kinh tế, xã hội còn trầm trọng. 
+ Châu Phi đang đứng trước nguy cơ xâm nhập của chủ nghiã thực dân mới và sự vơ vét bóc lột của các cường quốc phương Tây; Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật và mù chữ; Sự bùng nổ về dân số; Xung đột giữa các bộ tộc và phe phái
+ Tình hình kinh tế của nhiều nước Phi,Mĩ la-tinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi bật, tham nhũng đã trở thành quốc nạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế. 
-  Khác nhau:  Thành tựu đạt được của châu Phi còn nhỏ bé. Thành tựu đạt được của khu vực Mĩ la-tinh lớn hơn, một số nước đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs) như Bra-xin, Ác-hen-ti na, Mê-hi-cô.
 Câu 4. Tại sao nói phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai  đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới ?
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mỹ La tinh và giành thắng lợi ...
- Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) bị sụp đổ hoàn toàn.
- Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
- Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Sau khi giành được độc lập nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội ...
- Sự tham gia ngày càng đông của các nước Á, Phi, Mĩ La tinh mới giành độc lập vào hoạt động chính trị quốc tế làm cho quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX được mở rộng và đa dạng. Tuy nhiên, bản đồ chính trị các nước này vẫn còn những mảng ảm đạm...

C©u 5:   Em hãy trình bày những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945. Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào cách mạng châu Á với khu vực Mĩ La Tinh là gì ? Vì sao?
* Nét nổi bật:
- Sau CTTG2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ, đến cuối những năm 50, phần lớn các nước Châu á giành được độc lập.
-  Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu á không ổn định, bởi các nước đế quốc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Sau “chiến tranh lạnh” diễn ra những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới hoặc phong trào li khai
- Nhiều nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Tiêu biểu như Nhật bản, Hàn quốc,Trung quốc…Vì thế nhiều người dự đoán thế kỉ XXI là thế kỉ của châu á.
* Nét khác biệt:
- Châu á: Đấu tranh chống đế quốc thực dân dể giải phóng dân tộc giành độc lập chủ quyền
- Mĩ la tinh:Chống lại các thế lực thân Mĩ, để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ qua đó để giành độc lập và chủ quyền dân tộc
*Vì:
Châu á hầu hết là thuộc địa của các nước đế quốc do đó châu á phải đứng lên đấu tranh chống đế quốc thực dân dể giải phóng dân tộc giành độc lập chủ quyền .Còn Mĩ la tinh đầu thế kỉ XIX đã dành được độc lập từ tay Tây ban nha nhưng sau đó bị Mĩ biến thành “sân sau”cho nên nhiệm vụ đấu tranh là chống lại các thế lực thân Mĩ, để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ qua đó để giành độc lập và chủ quyền dân tộc
 
Câu 6:     Em hãy trình bày 4 thắng lợi quan trọng  của nhân dân các nước Châu á,  châu Phi và Mỹ la tinh  trong  cuộc đấu tranh  giải phóng dân tộc?
1.  Sự ra  đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 1/10/1949.
-Đánh đuổi ách nô dịch của đế quốc hơn 100 năm, xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm.
- Giáng 1 đòn mạnh vào sự can thiệp của Mỹ.
-Nối liền hệ thống XHCN từ Âu sang Á . sự tham gia của một quốc gia  1,2 tỷ dân đã có tác dụng t¨ng c­êng søc m¹nh cho CNXH
-Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
2.  Năm 1993  chế độ Apacthai đã hoàn toàn bị xoá bỏ ở  Châu phi , một hình thức thống trị vô cùng tàn bạo của chủ nghĩa thực dân phương tây dối với nhân dân châu Phi 
 -Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.mở ra một thời kỳ mới cho Nam Phi, thời kỳ độc lập tự chủ và phát triển kinh tế đất nước. Thời kỳ nhân dân Nam phi được đối xử bình đẳng sau 341 năm bị người da trắng thống trị
-4.1994 Nen xơn men dê la người da đen đầu tiên lên làm tổng thống nước cộng hòa Nam Phi
3.   Ngày 1/10/1959 cách mạng dân tộc dân chủ  Cu Ba th¾ng lîi.
 Xóa bỏ chính sách cai trị thực dân kiểu mới của Mĩ.
-Cuộc cách mạng đã đi vào lịch sử,Cu ba trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh
Thổi bùng lên bão táp cách mạng ở M ỹ la tinh.Mở đầu cho phong trào đấu tranh vũ trang trên toàn  lục địa.
-Sau thắng lợi Cu ba đã quyết định xây dựng đất nước  theo con đường chủ nghĩa xã hội là nước đầu tiên ở Tây bán cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cu ba trở thành hòn đảo anh hùng .
4. Năm 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam đã làm chấn động năm châu , rung chuyển địa cầu .
- Thắng  lợi  đã  làm  suy yếu  hoàn  thực  dân pháp . Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển, nhất là phong trào vũ trang chống Pháp nhân dân Châu Phi .
- Kết thúc hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp tại Việt nam và Đông Dương
Lưu ý : trong quá trình này học sinh có thể chọn một số sự kiện khác  như năm 1960 có 17 nước Châu Phi dành độc lập, hoặc phong  trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á ...
Câu hỏi 7: Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của nhân dân Mĩ la tinh từ 1945 đến nay mang những đặc điểm chủ yếu nào?
  • Các đảng cộng sản đi đầu và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ
  • Giai cấp tư sản dân tộc ỏ Mĩ la tinh đóng vai trò tích cực cùng nông dân đấu tranh xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ
  • Cuộc đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa
  • Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát triển hầu hết ở các nước đã thu hút đông đảo các tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh khôi phục độc lập chủ quyền
Câu hỏi 8 :   Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu á
  • ở châu á phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm hơn quyết liệt hơn và sớm thu được thắng lợi
              -hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước khu vực này diễn ra trong điều kiện khó khăn vì ở đây nhiều nơi diễn ra các cuộc xung đột, nhưng có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đức tính cần cù sáng tạo của nhân dân nên châu á đã vươn lên phát triển kinh tế  đạt tăng trưởng cao
(*) Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ sau năm 1945:    
-Phong trào diễn ra với khí thế sôi nổi, mãnh mẽ không gì ngăn nổi. Khởi đầu từ Đông Nam á, Tây á, châu Phi tới Mĩ la tinh.
- Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân tham gia: công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chủ yếu đi đầu là công nhân và nông dân.
- Giai cấp lãnh đạo: ở một số nước phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; phần lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc. Điều này phụ thuộc lực lượng so sánh giai cấp trong một nước.
- Hình thức đấu tranh da dạng, phong phú như biểu tình bãi công, nổi dậy… ở một số nước, nhân dân đã tiến hành đấu tranh dành chính quyền như Trung quốc, Việt nam, An giê ri, Cu ba..
Câu 9: Nét khác biệt giữa Mĩ la tinh với châu á châu phi:
  • châu á và châu phi hầu hết là thuộc địa của các nước đế quốc do đó châu á, châu phi phải đứng lên dấu tranh chống lại đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc giành độc lập chủ quyền cho nên nhiệm vụ đấu tranh là phải giành độc lập chủ quyền
mĩ la tinh đầu thế kỉ XIX đã dành được độc lập từ tay Tây ban nha. Sau đó bị Mĩ biến thành sân sau cho nên nhiệm vụ đấu tranh là chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ qua đó dành độc lập và chủ quyền dân tộc
Câu hỏi 10: Những đóng góp to lớn của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai  đến nay?
+ Trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Á-Phi- mĩ la tinh là thuộc địa nữa thuộc địa, thị trường riêng của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Chiến tranh thế giới hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít thất bại, đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng phát triển mạnh mẽ.
+Sự thất bại của quân phiệt Nhật đã tạo cơ hội cho nhiều nước ĐNA giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vũ trang lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, tuyên bố độc lập: In đô nê xi a (17/8/1945) ,Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945) … Từ ĐNA phong trào lan rộng sang Nam á và toàn châu á: Trung quốc 1949, ấn độ 1950
+ Từ châu á phong trào lan sang châu Phi,Mĩ la tinh. Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập được đi vào lịch sử với tên gọi“ Năm châu Phi”. Ngày 1/1/1959 Cu ba giành độc lập, trở thành ngọn cờ đâù cho phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh. Năm 1975 thực dân Bồ đào nha rút khỏi Ăng gôla, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị sụp đổ.
+ Cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là chế độ phân biệt chủng tộc(a pác thai). Năm 1993 chế độ Apacthai bị bãi bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn.
+Như vậy, ở các nước A,Phi, Mĩ la tinh cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức là trào lưu cách mạng rộng lớn và sôi sục nhất, từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa- một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, đã đưa các quốc gia độc lập ở Á-Phi- mĩ la tinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết những công việc trọng đại của cục diện thế giới.
+ Với sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập, bản đồ chính tri thế giới được phân chia lại, đây là thắng lợi to lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi- mĩ la tinh đã góp phần làm phá sản “chiến lược toàn cầu phản cách mạng’’ của Mĩ.
+Thắng lợi PTGPDT ở Á-Phi- mĩ la tinh đã dẫn đến sự ra đời một loạt nước XHCN, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trong trật tự thế giới hai cực sau CTTG2.
+Sau khi dành được độc lập, các nước Á-Phi- mĩ la tinh ra sức phát triển kinh tế, xã hội, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới(NIC)với tốc đỗ mạmh mẽ như: Braxin, Mêhicô, Xin ga po
Nhân vật lịch sử:
Nenxơn Man đê la:
  • Nenxơn Man đê la Sinh 1918 ở Tơ-ran-x cây- khu tự trị dành riêng cho người Phi. Năm 1944,ông gia nhập ANC, sau đó giữ chức Tổng thư kí ANC.Mục tiêu của Đại hội là đấu trang đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc A Pac thai, xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng. Dưới sự lãnh đạo của ANC, phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi diễn ra ngày một mãnh mẽ, vì vậy nhà câm quyền da trắng đã bắt giam ông và kết án tù chung thân
  • Sau 27 năm bị giam giữ, trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước, ngày 11/2/1990 chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông. Sau khi ra tù, ông được tổ chức ANC, bầu làm phó chủ tịch và ngày 7/5/1991 hội nghị toàn quốc ANC đã nhất trí bầu Nenxơn Man đê la làm chủ tịch.
  • Sau cuộc bầu cử toàn quốc đa sắc tộc năm 1994,  Chủ tịch ANC tuyên bố nhậm chức Tổng thống nước cộng hoà Nam Phi, trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này, đến năm 1999 ông rời khỏi chức vụ. Trong lịch sử đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộcA pac thai ở Nam Phi, Nenxơn Man đê la là người đấu tranh không mệt mỏi, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Với cống hiến của ông vào sự nghiệp giải phóng con người khỏi sự kì thị, phân biệt chủng tộc, ông đã được nhân giải thưởng thế giới Nôben về hoà bình
Phi- đen Ca-xtơ-rô:  (638 lần bị ám sát nhưng không thành)
Phi đen sinh ngày 13/8/1927 tại tỉnh Ô ri en tê trong gia đình chủ đồn điền. Năm 1945 ông học trường luật ở đại học La Ha ba na, tham gia phong trào chống Mĩ ở Côlômbia(1948), sau đó về nước và đỗ tiến sĩ học năm 1950. Ông là người thông minh có trí tuệ hiểu biết rộng, nhảy cảm và dũng cảm, có biệt tài hùng biện. Trên các diễn đàn trong nước và quốc tế, ông đã kịch liệt lên án sự bất công, đòi quyền bình đẳng, chống áp bức và đòi xoá nợ cho các nước nghèo.
            Năm 1952, Phi đen tập hợp một số thanh niên yêu nước trong tổ chức mang tên “phong trào cách mạng” để chống lại chế độ độc tài Ba- ti-xta. Ngày 26/7/1953 ông với những người trong tổ chức này đã tấn công vào trại lính Môn ca đa ở Xan chi a gô nhưng bị thất bại.  Ông bị bắt giam và kết án 15 năm tù. Năm 1955 ông được thả và đã sang Mê hi cô tập hợp thanh niên mua sắm vũ khí chuẩn bị về nước chống chế độ độc tài
            Tháng 12/1956 Ông cùng với 81 chiến sỹ  từ Mê hi cô trở về nước băng con tàu Gran-ma, đổ bộ vào bờ biển Ô ri en tê, sau đó lên núi Xi e ra Ma e xtơ ra để xây dụng căn cứ. Trải qua 3 năm chiến đáu anh dũng ngày 1/1/1959 cách mạng Cu Ba thành công. Sau cách mạng Phi Đen trở thành người lãnh đạo chính phủ cách mạng Cu ba với các chức vụ: Bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Cu Ba, Chủ tịch hội đông nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cu Ba.
            Dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Cu Ba tiến hành nhiều cải cách dân chủ hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội…….
            Với những hành động nghĩa hiệp và chính nghĩa, ông đã thu phục được nhiều trái tim con người, Phi đen và đất nước Cu Ba có nhiều đóng góp vào phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới. Vì vậy, ông đã được nhận giải thưởng quốc tế Lê nin(1961) Giải thưởng anh hùng Lê nin 1963, và nhiều giải thưởng cao quý của đất nước Việt nam trao tặng.. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Phi đen đất nước Cu ba vẫn kiên trì đi theo con đường CNXH
Chủ tịch Trung quốc Mao Trạch Đông
Mao trạch đông(1893-1976) quê Hồ Nam, xuất thân từ nông dân nghèo, sau dần chuyển thành phú nông kiêm buôn bán thóc gạo. Sau này tốt nghiệp trường trung học sư phạm. Ong là người sáng lập ra Đáng CS TQ(7/1921) và là người có công lao lớn trong việc thống nhất lục địa TQ. Là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật(1937-1945) và đấu tranh chống Tưởng Giới Thạch(1954-1949) hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung quốc
             Ngày 1/10/1949, tại quảng trường Thiên an môn ông đã trịnh trọng tuyên bố sự ra đời của nhà nước công hoà nhân dân Trung hoa, cũng từ đó ông trở thành chủ tich nước đầu tiên của nước CHND Trung Hoa
             Trong quá trình hoạt động cách mạng ông đã viết nhiều tác phẩm về triết học, quân sự , chính trị nhằm phục vụ cách mạng và xây dựng nước Trung Hoa mới. Sau này ĐCS TQ coi tư tưởng Mao Trach Đông là cơ sở đầu tiên của cách mạng TQ.
3. Có người cho rằng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào cách mạng ở Mĩ La-tinh diễn ra hết sức mạnh mẽ. Vì vậy khu vực này được mệnh danh là: lục địa bùng cháy”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
Mĩ la tinh được mệnh danh là" lục địa bùng cháy ”.
* Phong trào đấu tranh giành độc lập:
- Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ. Trở thành  “sân sau”, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959)
+ Thắng lợi của cách mạng Cu Ba đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập cho đất nước.
+ Cuộc cách mạng Cu Ba đi vào lịch sử như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh, là nguồn gốc cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
- Từ thập niên 60 – 80, Cơn bão táp cách mạng bùng nổ, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
- Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a)
- Kết quả: chính quyền độc tài ở Mỹ La-tinh bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
* Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La- tinh bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô.
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng… Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài ).
* Kết luận:
- Mĩ la tinh được mệnh danh là  “Lục địa bùng cháy” vì cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước:
+ Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau”của Mĩ.
+Bây giờ, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay9,817
  • Tháng hiện tại146,032
  • Tổng lượt truy cập8,249,237
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây