BÀI TẬP LỊCH SƯ

Thứ ba - 24/11/2020 09:34
Câu 1 Em hãy trình bày điểm giống nhau, khác nhau của cải tổ ở Liên Xô và cải cách mở cửa của Trung Quốc. Nêu kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Điểm giống nhau, khác nhau…
- Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa (tháng 12/1978), Liên Xô tiến hành cải tổ (3/1985)…
* Điểm giống:
- Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN có sự điều tiết của nhà nước…
- Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
* Điểm khác:
- Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KHKT đưa kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả  (nóng vội, chưa phù hợp với điều kiện của Liên Xô…)
  Trung Quốc cải cách - mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh (phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc…)
- Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai…
 Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: CNXH; chuyên chính dân chủ nhân dân; ĐCS lãnh đạo; CNMLN và tư tưởng Mao Trạch Đông.
* Kết quả:
 - Trung Quốc: sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế phát triển nhanh (GDP tăng…, bình quân đầu người tăng…, tỉ trọng xuất nhập khẩu tăng…; KHKT, VHGD đạt nhiều thành tựu…; chính trị ổn định, địa vị  nâng cao trên trường quốc tế… 
  - Liên Xô: sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc CNMLN… nên đất nước khủng hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo…, tháng 12/1991 cải tổ thất bại -> Liên Xô XHCN  tan rã sau 74 năm tồn tại.
* Bài học  cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
   Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam; nắm vững nguyên lí CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
Câu 2. Có thể  nói rằng Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công. Sự thành công đó đã đưa Trung Quốc trở thành một nước XHCN lớn mạnh nhất  hiện nay.  Qua sự thành công của cách mạng Trung Quốc trong thời kỳ cải cách đổi mới em hãy :
-  Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cách mạng Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa ( từ năm 1978 đến nay ).
- Bài học kinh nghiệm cho Việt  Nam  và các nước XHCN đang trên con đường đổi mới.
* Khái quát công cuộc cải cách
-Tháng 12/1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình hội nghị TW Đảng đề ra đường lối đổi mới xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc.
Mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp hiện đại hoá vào giữa thế kỷ sau.
Nội dung : xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc
* Trọng tâm đổi mới là kinh tế, cải tổ Công xã nhân dân, đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
*chính trị xã hội :TQ kiên quyết giữ vững sự lãnh đạo của  đảng  cộng sản “ trong bất luận trường hợp nào ĐCS là bức tường thép của CNXH”, cải cách hành chính từ  Trung ương  đến cơ sở.
* Đối ngoại: chủ trương bình thường hóa với các nước. Đặc biệt là các nước Asean và các nước láng giêng
- Thành tựu:
- Sau 30 năm ( 1979 - 2007 ), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới:
+ Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng trung bình hàng năm trên 9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới
+ Năm 2007, GDP của Trung Quốc  tăng 11,6% đạt khoảng 3000 nghìn tỉ đôla Mĩ ( USD ), TQ đã vượt Đức trở thànhkinh tế lớn thứ 3 của thế giới sau Mĩ, NB.
+ Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997  gấp 15 lần so với năm 1978.
+ Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt:……...
+ Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng
Trung quốc là nước XHCN đầu tiên thực hiện công cuộc cải cách mở cửa thành công , làm cho diện mạo của Trung quốc trên trường quốc tế thay đổi, tiếng nói của Trung Quốc có trọng lượng trên các diễn đàn quốc tế . để lại nhiều bài học quý giá cho các nước đang tiiến hành cải cách đổi mới như Việt Nam.
 .Nguyên nhân  quan trọng nhất dẩn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc từ cuối 1978 đến nay.
1 Do Đảng CSTQ  đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh dân chủ, văn minh, thực hiện chính sách đối ngoại hữu nghị, hợp tác thế giới.
2 TQ mạnh dạn áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế và mở cửa đối ngoại: quyết định mở cửa cho người nước ngoài vào kinh doanh, du lịch; nới lỏng kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân trong nước, giảm thuế nhập khẩu…Với những biện pháp đó, nền kinh tế TQ đã có bước phát triển to lớn.
3. Thực hiện nhiều đổi mới trong chính sách đối ngoại như: bình thường hoá quan hệ với các nước láng giềng, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, tham gia nhiều diễn đàn quốc tế với phương châm đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu
          4. Từ khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, ổn định tình hình chính trị xã hội và địa vị Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế .Đây là nhân tố để Trung quốc kiên định đi trên con đường của mình.
* Bài học kinh nghiệm cho  Việt Nam và các nước XHCN đang trên con đường đổi mới:
   Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam; nắm vững nguyên lí CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
   Câu hỏi 3 Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
+  Giới thiệu khái quát về châu Á
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
+Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
    - Ấn Độ:
      * Sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp,  Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn 1 tỉ người .
       * Về công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
   - Trung Quốc:
    * Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
    *Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
   - Một số nước khác:
   * Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
    * Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
     * Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%
+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”...
  Câu4  : Châu Á có những biến đổi như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Giải thích tại sao người ta dự đoán: “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
  + Những biến đổi của châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu á đã giành được độc lập.
- Gần suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á không ổn định , bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc , nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây á.
- Sau “ chiến tranh lạnh” , ở một số nước châu á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới , lãnh thổ, hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.
- Nhiều nước châu á đạt được sự tăng trưởng cao, nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin- ga- po, ma -lai- xi -a, Thái lan
+ “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu á” bởi vì:
 - Sau khi giành được độc lập , các nước châu á đã có bước tăng trưởng nhanh về kinh tế và đạt được những thành tựu vượt bậc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ, Sin-ga -po. Các nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng , có nước trở thành cường quốc công nghiệp ( Nhật Bản), có nước vươn lên trở thành con rồng của châu á( Hàn Quốc, Sin ga -po).
 - Bên cạnh đó sự nỗ lực của nhân dân ấn Độ cũng đạt được những kết quả đáng kể ; từ một nước phải nhập khẩu lương thực,hiện nay đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỉ dân và đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. Hiện nay châu á là châu lục đang có sự thu hút lớn số vốn đầu tư của nước ngoài.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay8,300
  • Tháng hiện tại111,889
  • Tổng lượt truy cập6,968,193
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây